Lê Ngọc Sơn: "Nhà báo sau khi viết xong, phải cảm thấy thanh thản"

Hiền Hương (thực hiện) |

Lê Ngọc Sơn là Chủ tịch sáng lập và điều hành Hãng Quản trị Berlin Crisis Solutions (BCS) tại Đức. Trước khi sang Đức học tập và làm việc, Lê Ngọc Sơn đã có thời gian cộng tác với Báo Lao Động từ năm 2004 - 2006. Hiện, anh vẫn tham gia viết bài cho nhiều tờ báo trong nước. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với chuyên gia truyền thông Lê Ngọc Sơn xung quanh thách thức của nhà báo và nghề báo giữa bối cảnh thời đại đầy biến động.

Xin bắt đầu cuộc trò chuyện về nghề báo bằng câu hỏi về quãng thời gian anh cộng tác, viết bài cho Báo Lao Động những năm 2004 - 2006. Anh còn nhớ điều gì về những năm tháng ấy?

- Khi đó, tôi là sinh viên vừa mới ra trường. Tôi là cộng tác viên cho trang Hà Nội ở Báo Lao Động do nhà báo Huy Hà - trưởng ban Bạn đọc phụ trách. Tôi luôn biết ơn quãng thời gian đó. Anh Huy Hà giống như người thầy lớn của tôi.

Báo Lao Động là một ngôi trường thực hành, nơi đã tạo điều kiện cho những sinh viên mới ra khỏi trường học như chúng tôi được va chạm thực tế, tác nghiệp hiện trường, được học hỏi từ các anh chị phóng viên dày dặn kinh nghiệm... Thời đó, tôi được trả nhuận bút khá cao do viết khỏe.

Lao Động - không chỉ giúp tôi có thu nhập, còn là nơi tôi được học nghề, được trưởng thành, được trải nghiệm trong không khí làm việc của một tòa soạn chuyên nghiệp. Tôi không bao giờ quên.

Nhớ cả những đêm làm việc muộn đến 1 - 2h sáng, chúng tôi đi ăn khuya với các anh chị ban Thư ký tòa soạn. Hình như, chúng tôi uống cả Vodka với... xương gà (sau khi hầm cháo).

Những kỷ niệm thời đó tôi vẫn mang theo đến giờ. Báo Lao Động đã cho tôi hành trang, sự trưởng thành để làm nghề tốt hơn sau này.

Từ đó đến nay đã gần 20 năm. Thời đại biến động. Công nghệ phát triển vượt bậc. Mạng xã hội bùng nổ. Kéo theo đó là những ma trận tin giả tràn lan. Anh có cho rằng, sự biến động của thời thế đang đặt lên vai nhà báo những sức ép lớn hơn bao giờ hết?

- Tôi cho rằng, ở thời đại nào, sức ép và thách thức dành cho các nhà báo cũng đều lớn. Bởi họ là những người tranh đấu, là dũng sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng, là những người góp phần xây dựng xã hội trở nên tốt đẹp hơn, công bằng hơn. Sứ mệnh ấy rất khó để đưa lên bàn cân của mỗi thời đại, xem thời nào khó hơn.

Ma trận tin giả không phải bây giờ mới có. Từ xa xưa, trong dân gian đã biết dùng đến phương pháp lan truyền tin đồn, tung tin thất thiệt để phục vụ cho mục đích riêng.

Chỉ có điều, “fake news” bây giờ đã có sự biến đổi về hình tướng (dù không biến đổi về chất). Tin giả xuất hiện với nhiều hình thức biến tướng. Mạng xã hội phát triển lớn mạnh đã trao quyền cho lực lượng đông đảo người dùng được phép phát tán, lan truyền, thậm chí tự tạo tin giả.

Nhưng, khoa học công nghệ đã phát triển vượt bậc, các nhà báo ngày nay đã có trong tay rất nhiều công cụ để nhận diện sự thật. Nhà báo với công nghệ, kỹ năng của mình sẽ đủ sức để thanh lọc tin giả.

Chưa kể đến những nền tảng mạng xã hội khác, riêng ở Facebook, tính đến tháng 10.2022 đã có 2,93 tỉ người dùng. Mỗi người dùng mạng xã hội đều là một kênh tin tức riêng. Nhà báo có công nghệ, mạng xã hội cũng có công nghệ. Cuộc chiến tin giả - tin thật thực tế phức tạp hơn thế. Chưa kể, sự thật được nhìn ở góc độ khác nhau đôi khi lại là những sự thật khác nhau. Bởi vậy, đã có nhà báo "sốc" khi sự thật mà anh ấy phụng sự, đấu tranh cuối cùng lại không phải là sự thật...

Như tôi đã nói, tin giả và cuộc chiến giữa tin giả - tin thật, vốn đã luôn tồn tại. Điều quan trọng là, phải xác định được, ai tung tin giả? Ai sở hữu tin giả? Động cơ của người tung tin giả là gì?

Thế giới cũng từng chứng kiến, chính báo chí cũng lừa độc giả bằng “fake news”. Sự nguy hiểm sẽ luôn nằm ở người sở hữu tin giả và động cơ tung tin.

Tôi đồng ý với chị, ngay cả sự thật - khi nhìn ở những góc độ khác nhau - cũng sẽ cho ra những sự thật khác nhau. Sự thật được tường thuật lại theo góc nhìn của nhà báo sẽ nhuốm màu chủ quan của nhà báo.

Vậy nên, điều quan trọng nhất với người làm báo, là khi đưa tin về bất cứ vụ việc nào, anh cần phải đặt câu hỏi, anh sẽ đưa tin về sự thật nào? Anh đứng trên quyền lợi của ai để đưa tin? Anh đưa tin vì ai? Động cơ đưa tin của anh là gì?

Nếu nhà báo đứng trên quyền lợi của công chúng, của số đông người dân, thì sự thật mà anh ấy đưa tin chính là sự thật cần đưa.

Trong nhiều trường hợp, động cơ đưa tin sẽ đặt tính liêm chính, tính chính trực của nhà báo trước một cuộc chiến khác, cũng rất khốc liệt. Cuộc chiến này, theo anh, sẽ chi phối đến sự thật như thế nào?

- Sẽ có những cuộc chiến giằng xé, nếu vụ việc liên quan đến chính lợi ích của nhà báo. Hoặc, nhân vật của sự việc có “tình thân” với nhà báo. Khi đó, tình cảm riêng tư, lợi ích cá nhân sẽ khiến nhà báo bị chi phối, từ đó, sẽ chi phối đến cả sự thật mà anh ấy phản ánh trong bài viết của mình.

Đến cuối cùng, nhà báo phải vượt qua thế lưỡng nan đó. Trong mỗi vụ việc, chỉ có Đúng hoặc Sai, Thật và Không Thật. Không thể có thế trung dung, “vừa thế nọ vừa thế kia” cho người viết báo.

Nhà báo phải vượt qua cám dỗ, lợi ích để đứng về phía cái thiện. Sự việc chỉ có thể đúng sự thật, khi nhà báo đặt lợi ích của công chúng, của người dân lên trên tất cả.

Nhà báo sau khi viết xong, phải cảm thấy thanh thản.

Anh có nghĩ, ranh giới giữa khách quan và chủ quan - đôi khi cũng rất mong manh?

- Có thể. Giữa phản biện và gay gắt, giữa chủ quan và khách quan, giữa cảm tính là lí tính, đôi khi mong manh. Quan trọng là, khi viết, nhà báo không vụ lợi, không mưu tính, không hưởng lợi ích riêng... chỉ viết vì trách nhiệm của một trí thức trước những vấn đề xã hội.
Đằng sau một cây “bút sắc” phải là tấm lòng trong.

“Tại sao là nhà báo nhưng anh lại giàu?” - đó là câu hỏi mang nhiều hàm ý. Thời đại đã thay đổi, song dường như, các nhà báo vẫn cần phải nghèo để chứng minh mình liêm chính?

- Thu nhập của nhà báo mang tính đặc thù, khi chủ yếu nguồn sống chính đến từ nhuận bút. So với nhiều ngành nghề, xưa nay, nghề báo không được tính là nghề có thu nhập cao.

Vốn có câu, “Cơm áo không đùa với khách thơ”. “Khách thơ” ở đây ý chỉ những người sống bằng nghề cầm bút, sử dụng ngôn ngữ để làm việc, đơn cử như nhà văn, nhà thơ, nhà báo...

Chính áp lực cơm áo và những cám dỗ lợi ích đã đặt nhà báo trong những cuộc giằng xé về lương tâm, đạo đức nghề nghiệp.

Nhưng tôi không nghĩ, cứ nhà báo thì cần phải nghèo để chứng minh mình liêm chính. Nhiều tòa soạn trên thế giới trả lương, nhuận bút cho nhà báo rất cao.

Việc dung hòa được yếu tố kinh tế ở các tòa soạn báo giữa thời đại đầy biến động như bây giờ là rất khó, nếu làm được, đó sẽ là những nhà làm quản lí rất giỏi.

Suy cho cùng, một cơ quan báo chí cũng là một doanh nghiệp về thông tin. Kinh doanh thông tin để giàu sẽ là một thách thức lớn.

Lê Ngọc Sơn (ngoài cùng bên trái) cùng bạn bè ở Đức. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Lê Ngọc Sơn (ngoài cùng bên trái) cùng bạn bè ở Đức. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vậy, áp lực kiếm tiền (trong công cuộc kinh doanh thông tin), cập nhật xu hướng công nghệ hiện đại, hay cuộc chạy đua với mạng xã hội - đâu sẽ là thách thức lớn nhất với báo chí hiện nay, theo anh?

- Về công nghệ, tôi nghĩ, nhà báo là những người nhất thiết phải có năng lực thích ứng cao. Lịch sử phát triển của báo chí từ báo in, radio, truyền hình đến báo điện tử, đều đánh dấu những bước ngoặt tiến hóa mang tính lịch sử gắn với công nghệ.

Hơn ai hết, nắm bắt và áp dụng công nghệ mới vào nghề nghiệp phải là một phẩm chất của người làm báo.

Việc đưa công nghệ hiện đại vào báo chí sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hình ảnh của tờ báo, trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay.

Báo chí không còn độc quyền về mặt cung cấp thông tin. Bởi vậy, báo chí càng cần đổi mới, sáng tạo từ chất lượng đến hình ảnh. Công nghệ cũng sẽ giúp báo chí khẳng định được thế thượng phong, là cơ quan thông tin chính thống so với mạng xã hội.

Khi tờ báo có thương hiệu, tất yếu sẽ kéo theo lợi nhuận, sẽ nâng cao thu nhập cho nhà báo.

Đánh giá của anh về báo chí Việt Nam hiện nay giữa xu hướng chung của báo chí thế giới?

- Tôi sống ở Đức đã nhiều năm, tôi đọc và quan sát báo chí thế giới nói chung, đều nhận ra rằng, khó khăn chung của báo chí hiện nay là đã mất thế độc tôn của cơ quan cung cấp thông tin.

Nhiều tờ báo lâu đời đã là nạn nhân của sự tiến hóa về mặt công nghệ, phải đóng cửa khi không bắt kịp sự chuyển mình của thời đại số.

Bởi thế, áp dụng công nghệ để hiện đại hóa tờ báo, cải thiện hình ảnh, nâng cao tốc độ đưa tin, là điều tối quan trọng.

Bên cạnh đó, nhiều tờ báo thế giới đang đầu tư vào những tuyến điều tra dụng công, riêng biệt để xây dựng tính khác biệt cho thương hiệu tờ báo. Từ đó mới có thể mời độc giả vào đọc và giữ chân họ ở lại.

Tôi nghĩ, báo chí Việt Nam cũng sẽ tất yếu đi theo những xu hướng như vậy. Trở thành những doanh nghiệp thông tin, xây dựng thương hiệu bằng những tuyến bài độc quyền, hấp dẫn độc giả.

Hiền Hương (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Báo chí cách mạng tiếp tục nỗ lực đổi mới, sáng tạo, xây dựng đất nước

Vương Trần |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ tin tưởng, hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy những kinh nghiệm, bề dày truyền thống, nỗ lực đổi mới, sáng tạo, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Kiến nghị tăng cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan báo chí

PHẠM ĐÔNG |

“Chúng tôi mong muốn Thủ tướng chỉ đạo chính quyền các cấp tăng thêm 30% ngân sách đặt hàng báo chí, tăng từ dưới 0,5% lên ít nhất 0,65% chi ngân sách thường xuyên”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất.

Không thể làm nghề báo nếu không đủ đam mê

LƯƠNG HẠNH |

Làm trái ngành học, trái nghề là câu chuyện muôn thuở của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Đối với sinh viên ngành báo, khi phải đối mặt với guồng quay không ngừng nghỉ của báo chí, nếu không đủ tình yêu nghề, họ thường chuyển sang một công việc khác.

Lo thiếu điện, Samsung họp khẩn với EVN

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Lo thiếu điện trong giai đoạn sản xuất cao điểm, lãnh đạo Tổ hợp Samsung Việt Nam đã họp khẩn với EVN để đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy.

Dự án đường hơn 200 tỉ thi công khiến nhà dân nứt toác

Tô Công |

Phú Thọ - Quá trình thi công dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 319, huyện Đoan Hùng trị giá hơn hơn 200 tỉ đồng đã khiến nhiều hộ dân bị ảnh hưởng.

Biến động trái chiều, giá xăng dầu trong nước ngày mai có thể tăng lên

Nguyễn Thúy |

Những lo ngại xoay quanh nền kinh tế chưa phục hồi của Trung Quốc đã lấn át việc cắt giảm sản lượng của OPEC+, khiến giá dầu tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch ngày 20.6 (giờ Việt Nam).

Tuyển Anh và Pháp ca khúc khải hoàn tại vòng loại EURO 2024

Văn An |

Dù không cùng kịch bản nhưng tuyển Anh và Pháp vẫn có 3 điểm tại lượt trận thứ 4 vòng loại EURO 2024.

Đức nghi ngờ Ukraina về vụ nổ đường ống dẫn khí giáp Nga

Ngọc Vân |

Bộ Quốc phòng Đức nghi ngờ lực lượng của Ukraina có thể đã nhúng tay vào vụ phá hoại đường ống dẫn khí amoniac giáp biên giới Nga.

Báo chí cách mạng tiếp tục nỗ lực đổi mới, sáng tạo, xây dựng đất nước

Vương Trần |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ tin tưởng, hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy những kinh nghiệm, bề dày truyền thống, nỗ lực đổi mới, sáng tạo, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Kiến nghị tăng cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan báo chí

PHẠM ĐÔNG |

“Chúng tôi mong muốn Thủ tướng chỉ đạo chính quyền các cấp tăng thêm 30% ngân sách đặt hàng báo chí, tăng từ dưới 0,5% lên ít nhất 0,65% chi ngân sách thường xuyên”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất.

Không thể làm nghề báo nếu không đủ đam mê

LƯƠNG HẠNH |

Làm trái ngành học, trái nghề là câu chuyện muôn thuở của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Đối với sinh viên ngành báo, khi phải đối mặt với guồng quay không ngừng nghỉ của báo chí, nếu không đủ tình yêu nghề, họ thường chuyển sang một công việc khác.