Ý kiến trái chiều trong việc đếm like để chấm điểm cho học sinh

Chân Phúc |

Việc Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TPHCM) chấm điểm cộng từ bài thu hoạch của học sinh dựa vào số lượt like (thích) share (chia sẻ) thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo đang có nhiều ý kiến trái chiều.

Sợ không khách quan

Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, có con trai đang học lớp 11 (Quận 3) cho biết, khá bất ngờ với cách tính điểm thưởng, điểm cộng ở Trường THPT Bùi Thị Xuân.

Chị Thanh Thảo đánh giá, đây là một phương pháp chấm điểm mới nhưng để đánh giá có phù hợp với môi trường học đường hay không thì cần suy tính kỹ hơn.

"Mạng xã hội như con dao hai lưỡi, học sinh đang trong độ tuổi phát triển, tiếp thu nhanh với cái mới, do đó nếu không cẩn thận thì việc này từ hay có thể trở nên vụng", chị Thanh Thảo chia sẻ.

Chị Lê Hoài An (quận Bình Tân), một phụ huynh khác bày tỏ lo lắng trong chấm điểm này của Trường THPT Bùi Thị Xuân.

Theo chị Hoài An, để có thêm 1 lượt like, share trên mạng xã hội không phải quá khó khăn. "Một người dùng mạng xã hội nhiều khi thấy một vấn đề gì họ chỉ đọc, xem vài thông tin ban đầu rồi sẵn sàng ấn like, share, hay thậm chí là không đọc, không xem nội dung... mà vẫn ấn like, share. Nếu lấy sự dễ dãi này mà đánh giá bằng điểm số đối với học sinh thì có thực sự công bằng?", chị Hoài An đặt câu hỏi.

Trong khi đó, em Gia Nghi, học sinh đang học lớp 11 tại một trường THPT ở Quận 1, lại tỏ ra thích thú với cách làm, chấm điểm mới này của Trường THPT Bùi Thị Xuân.

Gia Nghi chia sẻ, nếu số điểm cộng, điểm thưởng chỉ chiếm khoảng 1/5 tổng điểm (2/10 điểm), thì điều này không ảnh hưởng gì đến kết quả cuối cùng.

"Mạng xã hội đang rất phát triển, bản thân em hay các học sinh khác cũng đang sử dụng mạng xã hội và nay có chia sẻ thêm một bài tập, sản phẩm thu hoạch lên mạng xã hội không phải điều gì quá lớn lao. Vừa làm bài tập nộp cho thầy cô, vừa để khoe với mọi người, em nghĩ các bạn cũng sẽ cố gắng hoàn thiện bài tập, sản phẩm hơn nữa", Gia Nghi nói.

Lớp học tại Trường THPT Bùi Thị Xuân. Ảnh: Chân Phúc
Lớp học môn Ngữ văn tại Trường THPT Bùi Thị Xuân. Ảnh: Chân Phúc

Tiếp thu dư luận, ghi nhận ý kiến trái chiều

Anh Đỗ Đức Anh - giáo viên bộ môn Ngữ Văn, Trường THPT Bùi Thị Xuân cho rằng, bất kỳ một sản phẩm nào của học sinh thì đều thể hiện sự cố gắng của các em, việc các em đi xem phim, kịch và làm bài thu hoạch rồi đăng tải lên mạng xã hội là điều cần thiết. Điều này không chỉ giúp các bạn, mà có thể giúp các em học sinh khác chưa đi xem có thể biết đến nội dung vở kịch đó, từ đó có thể truyền tải những thông tin tốt đẹp từ vở kịch đến mọi người.

Đồng thời, qua đây giúp các em học sinh biết được trước khi like, share một thông tin nào trên mạng xã hội cũng phải qua kiểm chứng, sử dụng mạng xã hội một cách văn minh đúng pháp luật, bởi những sản phẩm này trước khi đăng tải cũng đã qua sự kiểm duyệt của giáo viên.

Thầy giáo Đỗ Đức Anh nhìn nhận, việc chia sẻ bài tập, bài thu hoạch lên mạng xã hội còn giúp người thân, bạn bè của các em có thể tham gia đánh giá, chấm điểm cho sản phẩm của học sinh.

"Từ trước tới nay nhiều người vẫn có suy nghĩ giáo viên bộ môn Văn chấm điểm rất cảm tính, nhưng khi bài viết, sản phẩm của các em học sinh được chia sẻ công khai trên mạng xã hội thì mọi người cũng có thể tham gia đánh giá, tạo ra cái nhìn khách quan hơn.

Bên cạnh đó, cái gì mới cũng sẽ có những ý kiến trái chiều, chúng tôi sẽ lắng nghe, ghi nhận những ý kiến đó. Nhưng tôi mong phụ huynh và dư luận xã hội có cái nhìn cởi mở hơn, trong thời đại mới, khi chúng ta đã có nhiều sự thay đổi trong cách học thì hãy cho chúng tôi được thay đổi nhiều hơn, chủ động hơn trong cách đánh giá học sinh của mình", thầy giáo Đỗ Đức Anh chia sẻ.

Chân Phúc
TIN LIÊN QUAN

Hiệu trưởng lý giải việc chấm điểm dựa vào lượt like, share trên Facebook

Chân Phúc |

Việc Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TPHCM) chấm điểm dựa vào lượt like (thích), share (chia sẻ) trên mạng xã hội Facebook, Zalo đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Hiệu trưởng trường này đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Ý kiến trái chiều quanh việc học sinh phải mua ba lô đồng phục

Chân Phúc |

Nhiều phụ huynh cho rằng việc sử dụng ba lô đồng phục là hoàn toàn không cần thiết, tăng gánh nặng lên những gia đình còn khó khăn. Trong khi đó, một số ý kiến khác cho rằng đồng phục sẽ dễ dàng phân biệt học sinh giữa các trường, giúp học sinh không so bì với nhau.

Ý kiến trái chiều trong vụ trường tiểu học điều chỉnh giờ vào học lên 8h

Chân Phúc |

Trường tiểu học Lê Đình Chinh (Quận 11, TP Hồ Chí Minh) dự kiến cho học sinh vào học lúc 8h trong năm học mới thay vì 7h45 như trước, sau khi thông tin này xuất hiện đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

Xin kéo dài dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 đến hết 2025

Thùy Linh - Trần Vương |

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, tổ công tác rà soát khó khăn của việc triển khai dự án xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức đã đề xuất các phương án để cho phép kéo dài thời gian bố trí thực hiện dự án đến hết ngày 31.12.2025.

Tập đoàn Hòa Bình tập trung tái cấu trúc để cắt giảm thua lỗ sau 4 quý

Gia Miêu |

Trong bối cảnh doanh thu hoạt động kinh doanh chính lẫn hoạt động tài chính đều giảm còn chi phí tài chính lại tăng cao, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) lỗ ròng gần 169 tỉ đồng trong quý III/2023.

Hà Nội lắp thêm biển báo giao thông trên cao tốc, quốc lộ

KHÁNH AN |

Hà Nội sẽ lắp đặt thêm loạt biển báo cung cấp các số điện thoại để hỗ trợ xử lý tai nạn, cứu hộ, hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông.

Hưởng 50% bảo hiểm xã hội 1 lần hợp lý hơn khi áp dụng với lao động trẻ

Mạnh Cường |

Trong hồ sơ Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mà Chính phủ trình Quốc hội thông qua gần đây có phương án chỉ được rút 50% bảo hiểm xã hội 1 lần dự kiến từ ngày 1.7.2025. Phương án này theo nhiều lao động trung niên có nhiều bất cập, chỉ phù hợp với các lao động trẻ.

Xử lý chung cư mini không dễ dàng vì liên quan nơi ăn, chốn ở của hàng nghìn người

Cường Ngô - Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội cho rằng việc xử lý đối với chung cư mini không dễ dàng, bởi đây là nơi ăn chốn ở của hàng nghìn con người và những giao dịch về tài sản cũng đã được thực hiện, nhiều toà nhà đã bán hết và chủ đầu tư rời đi từ lâu.

Hiệu trưởng lý giải việc chấm điểm dựa vào lượt like, share trên Facebook

Chân Phúc |

Việc Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TPHCM) chấm điểm dựa vào lượt like (thích), share (chia sẻ) trên mạng xã hội Facebook, Zalo đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Hiệu trưởng trường này đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Ý kiến trái chiều quanh việc học sinh phải mua ba lô đồng phục

Chân Phúc |

Nhiều phụ huynh cho rằng việc sử dụng ba lô đồng phục là hoàn toàn không cần thiết, tăng gánh nặng lên những gia đình còn khó khăn. Trong khi đó, một số ý kiến khác cho rằng đồng phục sẽ dễ dàng phân biệt học sinh giữa các trường, giúp học sinh không so bì với nhau.

Ý kiến trái chiều trong vụ trường tiểu học điều chỉnh giờ vào học lên 8h

Chân Phúc |

Trường tiểu học Lê Đình Chinh (Quận 11, TP Hồ Chí Minh) dự kiến cho học sinh vào học lúc 8h trong năm học mới thay vì 7h45 như trước, sau khi thông tin này xuất hiện đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều.