Doanh nghiệp ngành xây dựng lao đao

Gia Miêu |

Thị trường bất động sản khó khăn, giải ngân đầu tư công chậm đang là những nguyên nhân khiến cho kết quả kinh doanh của hàng loạt công ty xây dựng rơi vào cảnh thua lỗ, thiếu dòng tiền.

Báo cáo tài chính quý I.2023 của một số ông lớn trong ngành xây dựng đang cho thấy kết quả bết bát. Nặng nhất là Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Doanh thu quý I.2023 của Hoà Bình giảm tới 60% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 1.194 tỉ đồng, thấp nhất kể từ sau quý III.2015.

Không chỉ vậy, Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình còn kinh doanh dưới giá vốn, dẫn đến khoản lỗ gộp 202 tỉ đồng, đánh dấu quý lỗ gộp thứ 2 liên tiếp. Chịu thêm chi phí tài chính rất lớn, kết quý I.2023, Hoà Bình lỗ trước thuế 442 tỉ đồng, lỗ sau thuế 445 tỉ đồng. Đây là khoản lỗ sau thuế thứ 2 liên tiếp, đưa mức lỗ lũy kế lên 1.137 tỉ đồng.

Cũng chung cảnh thua lỗ còn có những cái tên như là Hưng Thịnh Incons và Tập đoàn Đua Fat với mức lỗ trước thuế lần lượt là 17 tỉ đồng và 20 tỉ đồng. Không đến nỗi thua lỗ nhưng các ông lớn trong ngành xây dựng khác như Ricons, Coteccons, Tổng công ty Thăng Long... đều chịu cảnh lợi nhuận suy giảm rất mạnh so với cùng kỳ.

Có thể nói, đây là thời kỳ khó khăn nhất với ngành xây dựng nói chung, đó là không nhận được thanh toán của các khách hàng. Khó khăn này khiến các doanh nghiệp hàng đầu về xây dựng không có đủ tiền để trả cho nhà thầu phụ, nhà cung cấp, sản xuất, phân phối kinh doanh vật liệu xây dựng, nợ xấu tăng nhanh.

Dù đã rất cố gắng, nhưng các doanh nghiệp không thể nào cải thiện được tình hình khi mà các khoản nợ của khách hàng ngày càng tăng, dẫn tới việc doanh nghiệp xây dựng bắt buộc phải trích lập dự phòng nợ xấu. Điển hình trong năm 2022, Hòa Bình và Coteccons đã phải trích lập lần lượt hơn 1.000 tỉ đồng và gần 400 tỉ đồng dự phòng.

Doanh nghiệp ngành xây dựng đang trong tjowif kỳ cực kỳ khó khăn. Ảnh: Gia Miêu
Doanh nghiệp ngành xây dựng đang trong thời kỳ cực kỳ khó khăn. Ảnh: Gia Miêu

Đáng lo ngại trong tình hình hiện nay khi không thể thu hồi công nợ, các doanh nghiệp ngành xây dựng đã phải gia tăng vay nợ để hoạt động khiến áp lực vay nợ và chi phí vay tăng. Chẳng hạn như Hoà Bình đang có dư nợ vay gần 6 nghìn tỉ đồng tương ứng với chi phí lãi vay lên 530 tỉ đồng. Hay như Tổng công ty xây dựng số 1 cũng đang có dư nợ vay trên 6.000 tỉ đồng, Coteccons là hơn 1.100 tỉ đồng.... Hệ quả tất yếu là chi phí tài chính trở thành một gánh nặng đối với các doanh nghiệp xây dựng hiện nay.

Ghi nhận quý I/2023, chi phí tài chính của các doanh nghiệp đều tăng rất mạnh như Công ty cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons, Công ty cổ phần Xây dựng SCG… với hệ số đòn bẩy tài chính rất cao, vượt quy mô vốn chủ sở hữu.

TS Nguyễn Duy Phương, Giám đốc phân tích tài chính của DGCapital nhận định, ngành xây dựng hiện tại vẫn đang trông cậy chủ yếu vào hai nguồn, một là sự phục hồi của thị trường bất động sản và hai là việc giải ngân mạnh mẽ vốn đầu tư công.

Rất tiếc, cả hai nguồn này đều không dễ có trong một sớm một chiều. Trước khi chờ hỗ trợ từ bên ngoài, các doanh nghiệp cần tự cứu mình, tự thân tìm các giải pháp giải quyết bài toán tài chính riêng cho doanh nghiệp.

Hiện nhiều doanh nghiệp trong ngành này sẵn sàng thoái vốn, chuyển nhượng bớt dự án không quan trọng; linh hoạt trong thu hồi nợ bằng cách nhận lại các sản phẩm bất động sản của các chủ đầu tư dự án...

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Ông lớn ngành xây dựng muốn tăng lợi nhuận 1.000%

Thanh Giang |

Kế hoạch kinh doanh của các ông lớp ngành xây dựng trong năm 2023 cho thấy, nếu như Coteccons kỳ vọng lãi sau thuế tăng tới hơn 1.000%, Newtecons cũng đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng 10%, Vinaconex lại dự kiến lợi nhuận sẽ giảm 8% trong lúc.

Ngôi vương ngành xây dựng sẽ về tay ai?

Quang Dân |

Với những gì đang diễn ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình và Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD), sẽ không bất ngờ khi những doanh nghiệp này cần thêm thời gian để ổn định nhân sự, đây cũng chính là thời cơ để các ông lớn khác trong ngành xây dựng bật lên, phá thế độc tôn cuộc đua song mã giữa CTD và HBC trong một thập kỷ qua.

Khó khăn vẫn đeo bám doanh nghiệp ngành xây dựng

Cao Nguyên |

Khó khăn về dòng vốn, chi phí, giá cả leo thang, thiếu nguồn nhân lực… đang tiếp tục trở thành gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp và nhà thầu xây dựng, buộc nhiều đơn vị phải chuyển từ tăng tốc sang “phòng thủ”.

Người mua đất, căn hộ liên tiếp khiếu kiện Dana Home Land

Trung Hiếu |

Ngày 2.6, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành "Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Trần Anh Tuấn tại buổi tiếp công dân về dự án Khu Đô thị số 11 tại Khu đô thị mới Điện Nam-Điện Ngọc", trong đó giao Sở Xây dựng và các ban ngành xử lý các vướng mắc mua bán nợ dự án giữa Công ty TNHH Chí Thành và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Dana Homeland (Công ty Dana Home Land).

Những lưu ý cho dân phượt khi tự lái xe du lịch hè tại Campuchia

Khánh Hoà |

Làm giấy liên vận, chuẩn bị đổi bằng lái xe quốc tế hay lưu ý khi gặp CSGT nước bạn là những điều có thể bạn cần biết nếu muốn mang xe tự lái để đi du lịch tại Campuchia mùa hè này.

Ukraina bắt đầu phản công quy mô lớn

Khánh Minh |

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Ukraina bắt đầu phản công quy mô lớn nhưng không thành công.

3 ngày khám phá thiên nhiên thơ mộng của Hữu Lũng ở Lạng Sơn

Mai Anh |

Xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đang nổi lên như một điểm đến mới hấp dẫn. Du khách có thể dành 3 ngày khám phá vẻ đẹp nguyên sơ nơi đây.

Học phí đại học tăng cao khiến nhiều thí sinh từ bỏ ước mơ

Trà My |

Mang trên mình khát khao thoát nghèo bằng con đường học vấn, thế nhưng nhiều em học sinh buộc phải từ bỏ ước mơ thi đại học khi học phí ngày càng tăng cao.

Ông lớn ngành xây dựng muốn tăng lợi nhuận 1.000%

Thanh Giang |

Kế hoạch kinh doanh của các ông lớp ngành xây dựng trong năm 2023 cho thấy, nếu như Coteccons kỳ vọng lãi sau thuế tăng tới hơn 1.000%, Newtecons cũng đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng 10%, Vinaconex lại dự kiến lợi nhuận sẽ giảm 8% trong lúc.

Ngôi vương ngành xây dựng sẽ về tay ai?

Quang Dân |

Với những gì đang diễn ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình và Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD), sẽ không bất ngờ khi những doanh nghiệp này cần thêm thời gian để ổn định nhân sự, đây cũng chính là thời cơ để các ông lớn khác trong ngành xây dựng bật lên, phá thế độc tôn cuộc đua song mã giữa CTD và HBC trong một thập kỷ qua.

Khó khăn vẫn đeo bám doanh nghiệp ngành xây dựng

Cao Nguyên |

Khó khăn về dòng vốn, chi phí, giá cả leo thang, thiếu nguồn nhân lực… đang tiếp tục trở thành gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp và nhà thầu xây dựng, buộc nhiều đơn vị phải chuyển từ tăng tốc sang “phòng thủ”.