Lao động về từ vùng dịch: Khớp nối với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

ANH THƯ |

Cơ quan chức năng cho rằng cần tăng cường giao dịch về việc làm trực tuyến để điều tiết nguồn nhân lực, đặc biệt nhóm lao động trở về quê tránh dịch.

Trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, nhiều người lao động đã trở về quê hương. Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hoá, tính từ ngày 27.4 đến nay, đã có trên 166.000 công dân từ vùng dịch về quê.

Trong đó có hơn 6.000 trẻ em, số người đang thực hiện cách ly là hơn 43.000 người và số người đã hoàn thành xong việc cách ly là hơn 123.000 người.

Nắm bắt được thông tin nhiều lao động từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trở về quê do dịch COVID-19, tỉnh Quảng Trị đã đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, hỗ trợ, tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động.

Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cũng cho biết, vừa qua, do dịch diễn biến phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam khiến cho nhiều người lao động phải nghỉ việc về quê.

Nhiều tỉnh, thành phố đã có kế hoạch để đưa lao động về quê, tuy nhiên do yêu cầu về y tế, mới đưa được hơn 50 nghìn người trở lại quê, trong đó ưu tiên những người yếu thế, người già trẻ em, phụ nữ mang thai

Theo Cục Việc làm, luồng di chuyển lao động chủ yếu từ các thành phố nơi tập trung nhiều khu công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An về ngược lại các tỉnh khu vực Tây Nguyên, miền Trung.

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, trước hết, cũng phải thừa nhận một thực tế trong thời gian vừa qua có một sự di chuyển lao động lớn trong thị trường lao động, đặc biệt là nhóm lao động di chuyển từ TP Hồ Chí Minh và một số địa phương đang phát triển để quay trở về địa phương do dịch bệnh.

Trước thực trạng này, bà Hương cho rằng, địa phương cần chú trọng tạo việc làm tại chỗ cho người lao động. Tại đây, các tỉnh, thành phố cần tích cực tìm kiếm giải pháp cho thị trường lao động với những chương trình việc làm như vay vốn, dự án khởi nghiệp tại nông thôn.

Để phục hồi thị trường lao động, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội cho biết, hiện nay trong quá trình mở cửa, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần vào cuộc. Lúc này, hơn bao giờ hết cần ứng dụng công nghệ thông tin để khai báo về tình trạng việc làm nhanh nhất.

Song song với việc dựa trên khai báo về việc làm của người lao động sẽ khớp nối với những khai báo về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. Dựa vào đó giao cho hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ người lao động tìm việc.

Cục Việc làm cũng cho rằng, các địa phương cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện các giao dịch về lao động, việc làm trực tuyến.

Thực hiện điều này không chỉ trong phạm vi tỉnh, thành phố mà có sự kết nối giữa các địa phương với nhau.

Từ đó sẽ điều tiết nguồn nhân lực lao động, đặc biệt là các địa phương có lao động quay trở về để tránh dịch, nay có nhu cầu tìm kiếm việc làm.

Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội chia sẻ, quãng thời gian các tỉnh, thành phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch đã ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường lao động từ đầu năm đến nay.

Nhận định về thị trường lao động thời gian tới, ông Thành cho rằng, sẽ có tín hiệu lạc quan khi tốc độ tiêm chủng được đẩy nhanh, dịch bệnh đã dần được kiểm soát, thị trường lao động có cơ hội để phục hồi. Nhu cầu hàng hoá sẽ trở nên cấp bách với nhiều doanh nghiệp khi từ nay đến cuối năm chỉ còn khoảng thời gian ngắn. Do đó, sau giãn cách, các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực tập trung khôi phục sản xuất, kinh doanh. Từ đó, nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng mạnh trở lại.

Ngành dịch vụ dự kiến sẽ có nhu cầu tuyển dụng tăng cao do nhu cầu mua sắm những mặt hàng thiết yếu trong thời gian tới, đặc biệt là những doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống và bán lẻ điện tử, điện lạnh, viễn thông. Mức lương ngành này chủ yếu từ 5-7 triệu đồng/tháng, 7-10 triệu đồng/tháng và tập trung vào các vị trí thu ngân, bán hàng, vận chuyển. Bên cạnh đó, theo kết quả thu thập thông tin việc làm của Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng sẽ có xu hướng tăng từ nay đến cuối năm ở ngành công nghiệp, gia công, lắp ráp hàng hóa, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, công nghệ thông tin.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

246 tỉ đồng hỗ trợ gần 164.000 lao động tự do ở Hà Nội

ANH THƯ |

Đến nay, Hà Nội đã hỗ trợ đến 2,91 triệu lượt người dân, người lao động, hộ gia đình bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

Tình hình quan hệ lao động tại Hà Nội cơ bản duy trì ổn định

Kiều Vũ |

Theo LĐLĐ Thành phố Hà Nội, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn thành phố cơ bản vẫn được duy trì ổn định. Qua công tác tuyên truyền, vận động của tổ chức Công đoàn, đa số đoàn viên, người lao động đã nhận thức và chia sẻ với khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp.

Người lao động lưu thông qua “vùng xanh” còn khó khăn

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai bắt đầu triển khai kế hoạch 11102 phục hồi từng bước kinh tế xã hội, nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Tuy nhiên, theo phản ánh từ các địa bàn “vùng xanh”, người lao động lưu thông ở “vùng xanh” còn khó khăn do tỉ lệ tiêm chủng vaccine còn thấp.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

246 tỉ đồng hỗ trợ gần 164.000 lao động tự do ở Hà Nội

ANH THƯ |

Đến nay, Hà Nội đã hỗ trợ đến 2,91 triệu lượt người dân, người lao động, hộ gia đình bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

Tình hình quan hệ lao động tại Hà Nội cơ bản duy trì ổn định

Kiều Vũ |

Theo LĐLĐ Thành phố Hà Nội, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn thành phố cơ bản vẫn được duy trì ổn định. Qua công tác tuyên truyền, vận động của tổ chức Công đoàn, đa số đoàn viên, người lao động đã nhận thức và chia sẻ với khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp.

Người lao động lưu thông qua “vùng xanh” còn khó khăn

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai bắt đầu triển khai kế hoạch 11102 phục hồi từng bước kinh tế xã hội, nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Tuy nhiên, theo phản ánh từ các địa bàn “vùng xanh”, người lao động lưu thông ở “vùng xanh” còn khó khăn do tỉ lệ tiêm chủng vaccine còn thấp.