Hơn 1.900 kế toán trường học 18 tỉnh, thành phố gửi tâm thư đến Quốc hội

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Tập thể nhân viên, viên chức kế toán trường học đã có tâm thư gửi đến Quốc hội, mong mỏi được chính sách dành cho họ xứng đáng với công sức họ bỏ ra; để họ không trở thành "con rơi" của ngành Tài chính, "con ghẻ" của ngành Giáo dục.

Ngày 30.10, đại diện cho hơn 1.900 viên chức, nhân viên kế toán trường học của 18 tỉnh, thành phố trên cả nước, gửi tâm thư đến Quốc hội, chị Trần Thị Hồng - viên chức kế toán tại Trường Mầm non Dương Đức (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) - viết:

Chúng tôi là những nhân viên kế toán làm việc ở đơn vị trường học, đã và đang âm thầm cống hiến hết mình cho sự nghiệp Giáo dục.

Kế toán là người có trách nhiệm chấp hành, quản lý ngân sách, điều hành các hoạt động tài chính tại đơn vị. Thực trạng hiện nay, khối lượng công việc ngày càng nhiều và phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, chính sách tiền lương cho kế toán còn rất thấp so với giáo viên và các vị trí tương tự ở các ngành khác, chưa thực sự phù hợp với vị trí việc làm.

Đường đi làm của một viên chức kế toán trường học tại Yên Bái có mức lương chỉ khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng. Ảnh: Lương Hạnh.
Đường đi làm của một viên chức kế toán trường học tại Yên Bái có mức lương chỉ khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng. Ảnh: Lương Hạnh.

Bộ phận kế toán ngành Giáo dục, tính chất công việc họ đang làm đôi khi kết hợp giữa công việc của một công chức và một viên chức sự nghiệp Giáo dục. Điều đáng nói, họ làm việc theo giờ hành chính nhưng không được phụ cấp công vụ như công chức hay chế độ ưu đãi ngành như kế toán các ngành khác.

Kế toán trường học giải quyết những công việc liên quan đến tài chính trong khu vực phạm vi đơn vị. Bên cạnh đó là bộ phận tham mưu, hỗ trợ tạo nên các chính sách liên quan đến tài chính của nhà trường, liên quan đến hoạch định các khoản thu chi trong trường để mọi vấn đề luôn được minh bạch, rõ ràng.

Kế toán luôn đề cao nhiệm vụ của mình để đảm bảo các chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh yên tâm công tác, học tập; giám sát theo dõi chế độ bảo hiểm, quyền lợi của người lao động. Vì tính chất công việc độc lập mà mỗi khi kế toán ốm đau hay bận việc gia đình cũng phải tự mình thu xếp. Mặc dù trong trường, mọi giáo viên, nhân viên đều được nghỉ hè nhưng riêng kế toán vẫn làm việc.

Một số kế toán còn kiêm cả văn thư, tạp vụ, thậm chí cả y tế, thư viện, thiết bị. Khối lượng công việc đôi khi quá tải, phải làm cả ngày lẫn đêm mới hoàn thành. Kế toán không chỉ áp lực về công việc còn áp lực về trách nhiệm, về pháp luật. Cũng vì những áp lực, gánh nặng về công việc không được thấu hiểu mà với những đồng lương ít ỏi nên nhiều người phải chấp nhận nghỉ việc, bỏ nghề.

14 năm 6 tháng giữ vị trí kế toán trường học, chị Ngô Thị Thuý Hà (Phú Thọ) đã quyết định xin nghỉ việc. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
14 năm 6 tháng giữ vị trí kế toán trường học, chị Ngô Thị Thuý Hà (Phú Thọ) đã quyết định xin nghỉ việc. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Dẫu biết mỗi nghề nghiệp có chức năng nhiệm vụ đi đôi với trách nhiệm và quyền lợi khác nhau. Thế nhưng, đều làm trong ngành giáo dục, với áp lực, khối lượng công việc cũng như trình độ chuyên môn tương đương nhưng khoảng cách lương của giáo viên và kế toán cùng đơn vị là rất lớn.

Chúng tôi tha thiết khẩn cầu Quốc hội, các bộ, ban, ngành quan tâm tìm hiểu và có cái nhìn toàn diện. Từ đó, điều chỉnh, thay đổi chính sách về tiền lương cho kế toán ngành Giáo dục như: Phụ cấp xứng đáng; được bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp và xin được xét thăng hạng. Điều này tạo thuận lợi cho kế toán không phải tốn thời gian để ôn học.

Xét thăng hạng là giải pháp tốt vì đã tạo ra cơ chế tốt để giữ chân và phát huy hết khả năng của nhân viên tâm huyết với nghề. Đây còn là sự công tâm, công bằng trong ngành, bớt được việc thi cử, nhân viên bớt áp lực. Thay vào đó, chúng tôi có thêm thời gian đầu tư cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.

Chúng tôi xin giãi bày những nỗi niềm của nhân viên kế toán trường học, với tia hi vọng dù là nhỏ, vẫn muốn thắp sáng cho con đường tương lai của những người làm kế toán trong ngành Giáo dục.

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Kế toán trường học nhận lương nhân viên phục vụ, huyện Phúc Thọ nói gì?

Quế Chi - Lương Hạnh |

Báo Lao Động vừa có loạt bài về nhiều nhân viên kế toán trường học tại huyện Phúc Thọ (TP Hà Nội) khóc ròng vì hưởng lương nhân viên phục vụ. Nhiều ý kiến thắc mắc vì sao lại bố trí, điều chuyển nhân viên phục vụ theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP làm nhân viên kế toán tại trường học, và điều này có đúng quy định?

Sau đối thoại, kế toán trường học bị giảm lương vẫn mòn mỏi chờ giải quyết

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Sau cuộc đối thoại giữa UBND huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) với 18 viên chức (kế toán, giáo viên, nhân viên) tại huyện bị giảm mức lương từ khoảng 5,8 triệu đồng xuống còn hơn 3 triệu đồng/tháng, nhiều viên chức bày tỏ hy vọng sớm nhận được quyền lợi xứng đáng.

Kế toán trường học mỏi mòn chờ hưởng quyền lợi chính đáng

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN |

Báo Lao Động đã có loạt bài viết: “Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục”. Sau khi loạt bài viết được đăng tải, nhiều nhân viên, viên chức kế toán trường học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội đã phản ánh bất cập mà họ phải chịu trong nhiều năm qua.

Thêm những góc ảnh cực “chất” về Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Cuộc thi ảnh “Hạ Long – Thành phố Di sản” do TP Hạ Long tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm thành lập thành phố (27.12.1993-27.12.2023) đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các nhiếp ảnh gia, người dân và du khách. Khoảng 685 tác phẩm hợp lệ về mọi mặt cuộc sống của thành phố được gửi tới Ban tổ chức.

Chuyện khó, dễ về bản quyền truyền hình

HOÀI VIỆT |

Ngày 6.12, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) tổ chức sự kiện công bố bản quyền phát sóng Euro 2024 thuộc về TV360. Theo đó, TV360 độc quyền toàn bộ quyền khai thác phát sóng và truyền thông UEFA EURO 2024 trên tất cả các hạ tầng truyền hình, mạng xã hội trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Người dân đồng tình đổi tên phường gắn với địa danh sau sáp nhập tại TPHCM

NGỌC ÁNH |

TPHCM - Là 1 trong số 10 quận tại TPHCM thuộc diện sáp nhập phường trong thời gian tới, Quận 8 là địa phương duy nhất phải đổi tên phường từ số sang chữ. Bên cạnh lo ngại về việc sắp tới có thể phải thay đổi giấy tờ, số nhà... người dân Quận 8 cũng ủng hộ việc thay đổi tên phường sang Rạch Ông, Hưng Phú, Xóm Củi vì dễ nhận dạng với đặc tính của địa phương.

Hầm chui cao tốc Nội Bài - Lào Cai ngập lụt quanh năm

Tô Công |

Phú Thọ - Hầm chui Km81 cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa bàn thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê thường xuyên xảy ra tình trạng ngập lụt, gây khó khăn cho người dân khi tham gia giao thông.

Cô giáo bị học sinh ném dép - dấu hiệu xuống cấp đạo đức

TRÀ MY THỰC HIỆN |

Liên quan đến việc giáo viên Trường THCS Văn Phú (Tuyên Quang) bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng TS Vũ Việt Anh, chuyên gia tâm lý giáo dục, Giám đốc Học viện Thành Công xoay quanh vấn đề này.

Kế toán trường học nhận lương nhân viên phục vụ, huyện Phúc Thọ nói gì?

Quế Chi - Lương Hạnh |

Báo Lao Động vừa có loạt bài về nhiều nhân viên kế toán trường học tại huyện Phúc Thọ (TP Hà Nội) khóc ròng vì hưởng lương nhân viên phục vụ. Nhiều ý kiến thắc mắc vì sao lại bố trí, điều chuyển nhân viên phục vụ theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP làm nhân viên kế toán tại trường học, và điều này có đúng quy định?

Sau đối thoại, kế toán trường học bị giảm lương vẫn mòn mỏi chờ giải quyết

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Sau cuộc đối thoại giữa UBND huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) với 18 viên chức (kế toán, giáo viên, nhân viên) tại huyện bị giảm mức lương từ khoảng 5,8 triệu đồng xuống còn hơn 3 triệu đồng/tháng, nhiều viên chức bày tỏ hy vọng sớm nhận được quyền lợi xứng đáng.

Kế toán trường học mỏi mòn chờ hưởng quyền lợi chính đáng

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN |

Báo Lao Động đã có loạt bài viết: “Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục”. Sau khi loạt bài viết được đăng tải, nhiều nhân viên, viên chức kế toán trường học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội đã phản ánh bất cập mà họ phải chịu trong nhiều năm qua.