Kế toán trường học nhận lương nhân viên phục vụ, huyện Phúc Thọ nói gì?

Quế Chi - Lương Hạnh |

Báo Lao Động vừa có loạt bài về nhiều nhân viên kế toán trường học tại huyện Phúc Thọ (TP Hà Nội) khóc ròng vì hưởng lương nhân viên phục vụ. Nhiều ý kiến thắc mắc vì sao lại bố trí, điều chuyển nhân viên phục vụ theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP làm nhân viên kế toán tại trường học, và điều này có đúng quy định?

Theo tìm hiểu của phóng viên, nhân viên kế toán không thuộc loại công việc thuộc Nghị định 68. Trong khi đó theo tài liệu phóng viên thu thập được, thời gian trước đây, bên cạnh những quyết định chỉ thể hiện là điều chuyển nhân viên phục vụ về trường học (còn nhiệm vụ cụ thể do hiệu trưởng phân công), thì có trường hợp trong quyết định, UBND huyện Phúc Thọ nêu rõ điều chuyển nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68 làm nhân viên kế toán tại trường học.  

Ngoài ra, còn có những quyết định điều chuyển của UBND huyện đối với những nhân viên hợp đồng đang làm nhân viên kế toán từ trường này sang làm nhân viên kế toán ở trường khác.

Ví dụ, chị Lê Thị Thanh Nga (sinh năm 1981) là nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND huyện Phúc Thọ từ năm 2004. Đến năm 2010, chị có bằng kế toán đại học.

Ngày 15.11.2016, Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ ban hành quyết định về việc chuyển công tác đối với chị đến nhận công tác làm nhân viên kế toán tại trường Mầm non Xuân Phú.

Quyết định
Quyết định của UBND huyện Phúc Thọ ngày 15.11.2016 về việc chuyển công tác đối với bà Lê Thị Thanh Nga. Ảnh: Quế Chi

Như vậy, quyết định trên của UBND huyện Phúc Thọ có sai với quy định?

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ngày 26.10, ông Vương Tá Hùng - Trưởng phòng Nội vụ UBND huyện Phúc Thọ cho rằng: “Nếu nói sai thì cũng đúng”. Nhưng nếu trong điều kiện thực tế mà không áp dụng thì nhà trường không thể có nhân viên kế toán để làm”.

Ông Hùng thừa nhận danh mục hợp đồng lao động theo Nghị định 68 không có kế toán trường học. Vị trí kế toán trường học là một trong các vị trí viên chức được giao biên chế, không phải vị trí nhân viên.

Lý giải vì sao nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68 được phân công làm nhân viên kế toán, ông Hùng nêu Công văn số 2378/VPCP-KGVX ngày 8.4.2015 về công tác y tế, tài chính kế toán trong các cơ sở giáo dục được ban hành bởi Văn phòng Chính phủ. Công văn này chỉ đạo tạm dừng tuyển viên chức chuyên trách làm công tác y tế, tài chính kế toán tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

“Chính thức từ năm 2010 đến nay, TP Hà Nội chỉ đạo không tuyển dụng viên chức kế toán và viên chức y tế. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu kế toán ở các trường học, viên chức là không có. Từ đó dẫn đến một số nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68 có chuyên môn kế toán được tạm thời phân công về làm nhiệm vụ kế toán cho nhà trường. Vì vậy, những người này vẫn hưởng lương theo Nghị định 68 mà không thể chuyển ngạch sang kế toán” - ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, kế toán là vị trí viên chức, phải thực hiện tuyển dụng, có thể theo hai cách, xét tuyển hoặc thi tuyển. Tuy nhiên việc tuyển dụng đang bị dừng, nên không có việc tuyển dụng viên chức kế toán, cũng không thể chuyển sang viên chức kế toán được. Do đó, các nhân viên kế toán trường học vẫn phải hưởng lương hợp đồng theo Nghị định 68.

Trước đó, Phòng Nội vụ - UBND huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội đã có Công văn số 162 gửi hiệu trưởng các trường học công lập trên địa bàn huyện.

Phòng Nội vụ huyện này yêu cầu hiệu trưởng các trường học công lập trên địa bàn huyện báo cáo đánh giá kết quả công tác, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (cũ) nay là Nghị định số 111/2022/NĐ-CP.

Theo thống kê của Phòng Nội vụ - UBND huyện Phúc Thọ, hiện số lượng nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68 làm thực hiện nhiệm vụ kế toán tại các trường trong huyện là 22 người, bao gồm 14 người ở khối mầm non; 4 người ở khối tiểu học; 4 người ở khối trung học cơ sở.

Quế Chi - Lương Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Kế toán trường học khóc ròng khi hưởng lương nhân viên phục vụ

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN |

Áp lực, vất vả, cay đắng... là cảm xúc của chị Đặng Thị Nga (SN 1983) và nhiều nhân viên phục vụ làm công việc kế toán trường học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội trong suốt nhiều năm qua. Họ không biết phải chờ đợi được chuyển lương về đúng vị trí chức vụ là nhân viên kế toán trường học đến bao giờ?

Nỗi niềm của nhân viên kế toán trường học

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Nhiều nhân viên kế toán trường học đã học xong thạc sĩ nhưng lương chưa được 5,5 triệu đồng/tháng; có người cất bằng đại học hơn 10 năm, nhận lương hệ trung cấp... Nản, buồn, nhiều người lần lượt từ bỏ công việc này, trong khi không ít người vẫn ngày đêm cần mẫn, gắn bó với nghề, chờ đợi một ngày công sức của mình được ghi nhận thỏa đáng...

Nhân viên kế toán hợp đồng trường học mòn mỏi chờ vào biên chế

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Báo Lao Động đã có loạt bài viết “những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục” phản ánh tình trạng nhiều nhân viên kế toán trường học lương thấp, không có phụ cấp xứng đáng. Loạt bài viết đã nhận được đông đảo sự quan tâm của bạn đọc trong đó có kế toán trường học dạng nhân viên hợp đồng, nhiều năm không được xét vào biên chế, thu nhập thấp hơn nhiều so với viên chức.

Vạch trần "thế giới ngầm" game NFT: Nhà đầu tư "bốc hơi" gần 3 tỉ đồng

Nhóm PV |

Loạt bài "Vạch trần "thế giới ngầm" game NFT" được nhóm phóng viên Báo Lao Động tìm hiểu và thực hiện trong nhiều tháng. Chúng tôi tiếp xúc với nhiều nạn nhân, nghe những câu chuyện đau xót của họ khi mất hàng trăm nghìn USD, hàng triệu USD vì tin tưởng vào những lời quảng cáo hoa mĩ của nhà phát hành game NFT.

Vạch trần thế giới ngầm game NFT: Ôm trái đắng, người chơi vỡ mộng làm giàu

NHÓM PV |

Ghi nhận của Lao Động, trong thời gian vừa qua, hàng trăm game NFT nở rộ tại thị trường Việt Nam, thu hút lượng người chơi đông đảo. Tuy nhiên, mẫu số chung của phần lớn người chơi khi đầu tư vào các tựa game NFT đều ôm trái đắng, thua lỗ nặng nề. Đáng chú ý, có những nhà đầu tư mất đến cả tỉ đồng chỉ sau vài cú click chuột để mở box - hộp vật phẩm trong game NFT.

Thí điểm xe du lịch tự lái qua biên giới Móng Cái - Đông Hưng trong 3 năm

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt Phương án thí điểm quản lý xe du lịch tự lái Trung Quốc vào TP Móng Cái, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và phối hợp quản lý xe du lịch tự lái Việt Nam sang Trung Quốc qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

Về nơi sạt lở cuốn trôi hơn 5.000 ha rừng, ảnh hưởng hàng nghìn hộ dân

Tạ Quang - Nhật Hồ |

Cà Mau - Từ năm 2011 đến năm 2021, tổng chiều dài các đoạn bờ biển của tỉnh Cà Mau bị sạt lở khoảng 187/254 km. Kèm theo đó, 5.250 ha rừng phòng hộ đã bị sóng cuốn trôi, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng nghìn hộ dân sinh sống.

Đã đến lúc đội tuyển nữ Việt Nam cần thay đổi

AN NGUYÊN |

Hàng loạt những thành tích nổi bật từ khu vực, châu lục đến thế giới đã được tuyển nữ Việt Nam tạo nên trong hơn nửa thập kỉ qua. Song, thất bại tại ASIAD và vòng loại Olympic gần đây cho thấy, đã đến lúc bóng đá nữ cần sự thay đổi.

Kế toán trường học khóc ròng khi hưởng lương nhân viên phục vụ

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN |

Áp lực, vất vả, cay đắng... là cảm xúc của chị Đặng Thị Nga (SN 1983) và nhiều nhân viên phục vụ làm công việc kế toán trường học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội trong suốt nhiều năm qua. Họ không biết phải chờ đợi được chuyển lương về đúng vị trí chức vụ là nhân viên kế toán trường học đến bao giờ?

Nỗi niềm của nhân viên kế toán trường học

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Nhiều nhân viên kế toán trường học đã học xong thạc sĩ nhưng lương chưa được 5,5 triệu đồng/tháng; có người cất bằng đại học hơn 10 năm, nhận lương hệ trung cấp... Nản, buồn, nhiều người lần lượt từ bỏ công việc này, trong khi không ít người vẫn ngày đêm cần mẫn, gắn bó với nghề, chờ đợi một ngày công sức của mình được ghi nhận thỏa đáng...

Nhân viên kế toán hợp đồng trường học mòn mỏi chờ vào biên chế

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Báo Lao Động đã có loạt bài viết “những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục” phản ánh tình trạng nhiều nhân viên kế toán trường học lương thấp, không có phụ cấp xứng đáng. Loạt bài viết đã nhận được đông đảo sự quan tâm của bạn đọc trong đó có kế toán trường học dạng nhân viên hợp đồng, nhiều năm không được xét vào biên chế, thu nhập thấp hơn nhiều so với viên chức.