Những nhân viên bị lãng quên trong ngành giáo dục: Viên chức kế toán trường học như "con ghẻ" của ngành

NHÓM PV |

Sự kiện "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục" được tổ chức đầu tháng 8 đã khiến những bức xúc bấy lâu của viên chức kế toán trường học vỡ oà. Sự bất cập trong chính sách về tiền lương, các khoản phụ cấp và việc nâng ngạch khiến họ như bị bỏ rơi trong chính “ngôi nhà giáo dục” của mình.

Bất cập đủ đường

Anh Trần Quang Huy (SN 1986) hiện làm viên chức kế toán tại Trường Mầm non Viễn Sơn (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái). Vợ anh là công chức tại UBND xã. Hai vợ chồng cùng đi học liên thông đại học vào năm 2010, đều nhận bằng vào năm 2012. Song, chỉ có vợ anh được chuyển ngạch công chức lên đại học.

“Cùng là mảng kế toán - tài chính, cùng đi học và nhận bằng đại học vào cùng thời điểm, nhưng việc nâng ngạch của viên chức kế toán ngành giáo dục vô cùng chậm trễ. Năm 2012, mức lương của tôi chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng và tôi phải tự bỏ chi phí đi học. Hai vợ chồng gửi con cho ông bà trông nom giúp, cuối tuần đáng ra cả gia đình được đoàn tụ thì chúng tôi đi học”, anh Huy tâm sự.

Tháng 11.2016, 3 trường mầm non, tiểu học và THCS Viễn Sơn được sáp nhập. Đến tháng 8.2018, riêng cấp mầm non đã tách ra và anh Huy được điều động về đó. Từ tháng 11.2016 đến tháng 7.2018, một mình anh kiêm nhiệm kế toán tại cả 3 cấp học nhưng chỉ được hưởng duy nhất một khoản tiền lương, không có thêm bất kỳ khoản trợ cấp nào.

Anh Huy đã có bằng đại học từ năm
Anh Huy đã có bằng đại học từ năm 2012. Ảnh: Lương Hạnh

“Tôi có nói chuyện với hiệu trưởng nhà trường, nhưng việc này nằm ngoài khả năng của hiệu trưởng nên không giải quyết được gì. Dù có đòi hỏi nhưng không được hưởng quyền lợi nên tôi không đề bạt lên bằng giấy tờ, văn bản”, anh Huy thông tin.

Hiện tại, với mức lương 6.200.000 đồng/tháng, nam viên chức này phải chăn nuôi, trồng trọt thêm tại nhà. Bản thân là trụ cột gia đình nên với mức lương đó, anh Huy cảm thấy rất áp lực, bởi không đủ để lo cho cuộc sống gia đình cũng như các con ăn học.

Như “con ghẻ” trong ngành giáo dục

Còn chị Nguyễn Thị Huynh, hiện là kế toán của Trường TH&THCS Xuân Tầm (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), bắt đầu công tác trong ngành giáo dục từ tháng 7.2009 và chính thức được vào biên chế từ tháng 9.2010. Trước khi vào biên chế, chị trải qua hơn 1 năm làm nhân viên kế toán hợp đồng.

Đường đến trường của chị Huynh ngày
Đường đến trường của chị Huynh ngày 29.9.2023. Ảnh: NVCC

“Kế toán ở trường liên cấp và trường có ăn bán trú rất vất vả. Ở vùng cao, học sinh hưởng nhiều chế độ như chế độ chi phí học tập, chế độ khuyết tật, chế độ miễn giảm học phí. Năm ngoái, tôi làm ở mầm non, học sinh được hỗ trợ tiền ăn trưa. Giáo viên cũng được hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn; có chế độ cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật, dạy lớp ghép. Vì vậy, tôi phải làm báo cáo hồ sơ, sổ sách liên tục về các chế độ của giáo viên và học sinh; kế toán công đoàn…”, chị Huynh bộc bạch.

Chị Huynh lấy ví dụ, hiện nay, chị đã có bằng đại học được hơn 10 năm nhưng chỉ được hưởng lương mã ngạch 06.032 - ngạch kế toán viên trung cấp với hệ số lương là 3.03 + 0.1 (phụ cấp trách nhiệm kế toán) + 0.5 (phụ cấp khu vực), lương thực lĩnh chỉ có 5.961.300 đồng (sau khi trừ các khoản đóng bảo hiểm). Trong khi đó, nếu ở cùng khu vực với chị, giáo viên mới ra trường sẽ có hệ số 2.34 + 50% phụ cấp ưu đãi ngành + 0.5 (phụ cấp khu vực) là 6.776.000 đồng.

Chị Huynh (ngoài cùng bên trái)
Chị Huynh (ngoài cùng, bên trái) chia sẻ với PV Báo Lao Động. Ảnh: Lương Hạnh

Như vậy, kế toán trường học đi làm sau 15 năm có mức lương chưa bằng giáo viên mới ra trường đi làm. Giáo viên làm thêm một công việc gì đều được giảm tiết và hưởng thêm phụ cấp. Còn kế toán kiêm tất cả công việc nhưng không được hưởng bất kỳ phụ cấp gì.

15 năm công tác trong ngành giáo dục, không ít lần chị Huynh nghĩ đến chuyện nộp đơn xin nghỉ việc. Nhớ lại thời điểm sinh con thứ 2, vì công tác vùng cao, cách trung tâm huyện gần 50 km, phải đi lại nhiều trên con đường đất vất vả nên chị đã bị sinh non thiếu mất 2 tháng. Do trường chỉ có duy nhất 1 kế toán, nên ngay cả khi đang trong thời gian ở cữ, con nằm trong lồng kính, chị vẫn phải mang máy tính ra viện vừa trông con vừa hoàn thành mọi báo cáo.

“Nếu ai cũng chọn làm giáo viên thì ai là người làm kế toán, sổ sách, tính toán mọi chính sách cho giáo viên và học sinh. Ấy vậy mà viên chức kế toán trường học như "con ghẻ" của ngành giáo dục!”, chị Huynh tâm sự.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục: Phụ hồ, bán chè trang trải cuộc sống

NHÓM PV |

“Nghề kế toán chắc giàu lắm!”, mỗi lần nghe câu nói này, nhiều viên chức kế toán trường học không khỏi chạnh lòng. Bởi ít ai biết được, đằng sau “định kiến người đời” về sự giàu sang của nghề kế toán, để có thể trang trải cuộc sống, nhiều viên chức ngành này đã phải “ngậm đắng nuốt cay”, làm đủ việc từ phụ hồ dịp hè, đến bán chè online mỗi tối.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục

NHÓM PV |

LTS: Kế toán trường học là những viên chức, lao động hợp đồng trong ngành Giáo dục, có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của nhà trường và công tác giảng dạy học tập của giáo viên, học sinh. Tuy nhiên, họ đang phải vật lộn với công việc, cuộc sống của mình, bởi thu nhập thấp, trong khi khối lượng công việc rất lớn, đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhiều kế toán trường học đã phải lăn lưng xách vữa, bán nước kiếm thêm thu nhập lo cho cuộc sống của gia đình…

Nhân viên ngân hàng không phải chịu áp lực về bán bảo hiểm

Minh Ánh |

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng rà soát, xem xét, bố trí nhân viên tư vấn bảo hiểm sao cho không bị áp lực KPI (chỉ số đánh giá hiệu quả) về bán bảo hiểm.

Bộ đội Biên phòng Hải Phòng cứu nạn 2 thuyền viên bị nạn trên biển

Mai Chi |

Chiều 22.10, tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng cho biết, lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Đồn Biên phòng Đoàn Xá vừa tổ chức cứu nạn thành công 2 thuyền viên tàu vận tải TB 1421 bị nạn ngoài của sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy.

Về An Giang ngắm rừng tràm Trà Sư xanh mướt mùa nước nổi

Thanh Chân |

Rừng tràm Trà Sư là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách tại An Giang, đặc biệt vào mùa nước nổi.

Cháy hội trường đám cưới, gần 500 khách hốt hoảng tháo chạy

Thành An |

Ngày 22.10, Công an huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy hội trường đám cưới tại Giáo xứ Xuân Sơn, khiến nhiều người tham dự đám cưới một phen hốt hoảng.

Sạt lở nghiêm trọng "uy hiếp" nhà cửa, vườn tược của người dân

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Nhiều khu vực ven sông Hương và sông Bạch Yến đoạn qua phường Hương Hồ (TP. Huế) xảy ra sạt lở nghiêm trọng sau mưa lũ. Người dân cho biết, tình trạng này diễn ra như cơm bữa, thấp thỏm lo sợ suốt nhiều năm nay.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục: Phụ hồ, bán chè trang trải cuộc sống

NHÓM PV |

“Nghề kế toán chắc giàu lắm!”, mỗi lần nghe câu nói này, nhiều viên chức kế toán trường học không khỏi chạnh lòng. Bởi ít ai biết được, đằng sau “định kiến người đời” về sự giàu sang của nghề kế toán, để có thể trang trải cuộc sống, nhiều viên chức ngành này đã phải “ngậm đắng nuốt cay”, làm đủ việc từ phụ hồ dịp hè, đến bán chè online mỗi tối.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục

NHÓM PV |

LTS: Kế toán trường học là những viên chức, lao động hợp đồng trong ngành Giáo dục, có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của nhà trường và công tác giảng dạy học tập của giáo viên, học sinh. Tuy nhiên, họ đang phải vật lộn với công việc, cuộc sống của mình, bởi thu nhập thấp, trong khi khối lượng công việc rất lớn, đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhiều kế toán trường học đã phải lăn lưng xách vữa, bán nước kiếm thêm thu nhập lo cho cuộc sống của gia đình…

Nhân viên ngân hàng không phải chịu áp lực về bán bảo hiểm

Minh Ánh |

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng rà soát, xem xét, bố trí nhân viên tư vấn bảo hiểm sao cho không bị áp lực KPI (chỉ số đánh giá hiệu quả) về bán bảo hiểm.