Người dân đồng tình đổi tên phường gắn với địa danh sau sáp nhập tại TPHCM

NGỌC ÁNH |

TPHCM - Là 1 trong số 10 quận tại TPHCM thuộc diện sáp nhập phường trong thời gian tới, Quận 8 là địa phương duy nhất phải đổi tên phường từ số sang chữ. Bên cạnh lo ngại về việc sắp tới có thể phải thay đổi giấy tờ, số nhà... người dân Quận 8 cũng ủng hộ việc thay đổi tên phường sang Rạch Ông, Hưng Phú, Xóm Củi vì dễ nhận dạng với đặc tính của địa phương.

Ủng hộ việc đổi tên phường vì dễ gợi nhớ

Theo tờ trình gửi Bộ Nội vụ về phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2030 của TPHCM, Quận 8 có tổng cộng 9 phường phải sáp nhập. Theo đó, nhập Phường 1, 2 và 3 thành phường mới tên Rạch Ông; nhập Phường 8, 9 và 10 thành phường mới tên Hưng Phú; nhập Phường 11, 12 và 13 thành phường mới tên Xóm Củi.

Cả 3 tên phường mới này đều rất quen thuộc và gần gũi với người dân Quận 8, được nhiều người dân đánh giá là đặc điểm để nhận dạng mỗi khi cần chỉ đường cho những ai lần đầu đến với quận.

Là một chủ tiệm tạp hoá kinh doanh trong một con ngõ nhỏ thuộc Phường 1, Quận 8, chị Trần Thị Thanh cho biết, nếu đổi tên phường sang tên mới là Rạch Ông sẽ tạo thuận tiện cho người dân mỗi khi nhắc, nhớ về địa phương của mình.

"Bình thường cần chỉ đường cho ai tôi cũng sẽ nói mọi người tìm chỗ cầu Rạch Ông rồi đi thêm một đoạn, rẽ trái là tới nhà tôi. Chưa kể người dân quanh đây ai cũng đã quen với cái tên Rạch Ông nên nếu có đổi cũng sẽ tạo cảm giác gần gũi" - chị Thanh chia sẻ.

Với những người dân thuộc Phường 11, 12 và 13 (Quận 8), việc nhập 3 phường thành phường mới và lấy tên Xóm Củi cũng không gây bỡ ngỡ gì cho người dân sau sáp nhập.

Các phường thuộc 9 quận còn lại phải sáp nhập đều không đổi tên phường từ số sang chữ như quận 8. Ảnh: Ngọc Ánh
Các phường thuộc 9 quận còn lại phải sáp nhập đều không đổi tên phường từ số sang chữ như Quận 8. Ảnh: Ngọc Ánh

Theo chị Tuyết Mai - người dân Phường 11, Quận 8 (TPHCM), cái tên Xóm Củi đã xuất hiện và gắn bó với người dân nơi đây từ lâu lắm rồi.

"Ngày xưa dù giáp với trung tâm Chợ Lớn nhưng khu Xóm Củi vẫn còn khó khăn lắm, người dân chủ yếu dùng ghe, xuồng để đi lại trong vùng. Thời đó, khu này chuyên bán củi cho người dân quanh vùng Chợ Lớn để đốt lò, đun bếp, nên cái tên Xóm Củi cũng bắt nguồn từ đó.

Giờ sáp nhập 3 phường lấy tên Xóm Củi thấy cũng quen thuộc, gần gũi. Sau này có thể chỉ cần nhắc đến Xóm Củi là định vị ngay được nó nằm ở đâu và đi như thế nào" - chị Mai nói.

Cần xem xét để tiếp tục hoàn thiện

Ngoài những ý kiến đồng tình của người dân Quận 8 đối với việc đổi tên phường từ số sang chữ sẽ góp phần giữ gìn được những nét văn hoá xưa, đa phần người dân vẫn còn nhiều trăn trở và lo ngại đối với vấn đề thay đổi giấy tờ và đi làm các thủ tục hành chính sau khi sáp nhập.

Liên quan đến vấn đề này, tiến sĩ Trần Quang Thắng - Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TPHCM - cho hay, việc sáp nhập 80 phường thuộc 10 quận ở TPHCM là một bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM.

dgf. Ảnh: Hữu Chánh
Cần xem xét để tiếp tục hoàn thiện việc sáp nhập phường. Ảnh: Hữu Chánh

Đây cũng là một cơ hội để các quận, phường được sáp nhập có thể tận dụng tốt hơn các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo sự đồng bộ, liên kết và phát huy vai trò của mình trong quá trình xây dựng và phát triển TPHCM.

Mặt khác, đây cũng là một cách để thể hiện sự quan tâm, tôn trọng và đảm bảo các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động và của công dân, tổ chức trên địa bàn các đơn vị hành chính được sắp xếp. Tuy vậy, việc sáp nhập cũng cần được xem xét để tiếp tục hoàn thiện.

"Việc sáp nhập sẽ gây ra sự thay đổi về địa giới, tên gọi, biểu tượng, lịch sử, văn hóa, truyền thống của các đơn vị hành chính được sáp nhập, ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm, niềm tự hào của người dân.

Có khả năng gây ra sự bất đồng, mâu thuẫn, tranh chấp về các vấn đề liên quan đến tài sản, đất đai, cơ sở vật chất, nhân sự, biên chế, chế độ, chính sách của các đơn vị hành chính được sáp nhập. Vì vậy, cần phải thực hiện một cách khéo léo, phù hợp với tình hình của từng địa phương và tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân" - ông Thắng chia sẻ.

Ngoài ra, để người dân an tâm hơn về vấn đề thay đổi giấy tờ, tiến sĩ Thắng cũng cho biết, chính quyền địa phương sẽ có những giải pháp tương xứng, bằng cách tự động cập nhật cho người dân, không buộc người dân phải đi tới đi lui để thay đổi giấy tờ, theo đúng với nguyên tắc cải cách hành chính kết hợp với sử dụng công nghệ số.

NGỌC ÁNH
TIN LIÊN QUAN

Nhiều lo ngại điều chỉnh giấy tờ khi sáp nhập 80 phường ở TPHCM

NGỌC ÁNH - THANH CHÂN |

TPHCM - Trước thông tin sắp tới, 80 phường thuộc 10 quận ở TPHCM phải sáp nhập, nhiều người dân tỏ ra băn khoăn, lo lắng trước vấn đề có thể phải điều chỉnh thủ tục, giấy tờ sắp tới.

80 phường thuộc 10 quận ở TPHCM phải sáp nhập

MINH QUÂN |

TPHCM – 80 phường thuộc 10 quận (gồm: 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận) phải sắp xếp lại thành 38 phường trong giai đoạn 2023 – 2030.

Hình ảnh 2 trung tâm hành chính đồ sộ mới tách lại chuẩn bị sáp nhập

ĐÌNH TRỌNG |

Trong gần 10 năm tới, khi Bình Phước thực hiện nghị quyết về việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính, huyện Hớn Quản và Phú Riềng sẽ không còn. Đây là 2 địa phương mới được tách ra, thành lập và đang xây dựng hoàn thiện trung tâm hành chính đồ sộ.

Lòng tốt bị sập bẫy trong vụ dàn dựng cảnh bé sơ sinh bị bỏ rơi ở Nam Định

Quế Chi |

Vụ việc dàn dựng bé sơ sinh bị bỏ rơi tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đang gây bức xúc trong dư luận. Lòng tốt của các nhà hảo tâm rất dễ bị lợi dụng, “sập bẫy” những kẻ lừa đảo, vô lương tâm, nhất là khi mạng xã hội phát triển như hiện nay.

Tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2024 của người lao động

Nhóm PV |

Với lộ trình tăng dần theo từng năm để tiến tới mốc 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam thì tuổi nghỉ hưu năm 2024 của người lao động chính xác là bao nhiêu? Và năm 2024 cũng là năm thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 vậy lương hưu có ảnh hưởng thế nào? Để giải đáp những thông tin này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Đoàn - Hệ thống dịch vụ pháp lý Luật sư X (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội).

Huyện Tân Kỳ lên tiếng việc dân không muốn nhận hỗ trợ cá giống

HẢI ĐĂNG |

UBND huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã có báo cáo kết quả xác minh thông tin một số người dân không muốn nhận cá giống do tỉnh hỗ trợ.

Giá chung cư tăng cao, người lao động khó an cư ở Hà Nội

Minh Đức |

Giá chung cư Hà Nội vẫn liên tục tăng trong gần 1 thập kỷ qua. Nhiều người dù có sẵn cả tỉ đồng trong tay vẫn không mua nổi căn hộ trung cư ở khu vực trung tâm.

Công an Thanh Hóa thông báo chi tiết danh sách phạt nguội hơn 131 xe ôtô

Trần Lâm |

Chỉ trong khoảng thời gian 15 ngày, lực lượng chức năng ở Thanh Hóa đã ghi nhận bằng hình ảnh hơn 130 xe ôtô các loại vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Nhiều lo ngại điều chỉnh giấy tờ khi sáp nhập 80 phường ở TPHCM

NGỌC ÁNH - THANH CHÂN |

TPHCM - Trước thông tin sắp tới, 80 phường thuộc 10 quận ở TPHCM phải sáp nhập, nhiều người dân tỏ ra băn khoăn, lo lắng trước vấn đề có thể phải điều chỉnh thủ tục, giấy tờ sắp tới.

80 phường thuộc 10 quận ở TPHCM phải sáp nhập

MINH QUÂN |

TPHCM – 80 phường thuộc 10 quận (gồm: 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận) phải sắp xếp lại thành 38 phường trong giai đoạn 2023 – 2030.

Hình ảnh 2 trung tâm hành chính đồ sộ mới tách lại chuẩn bị sáp nhập

ĐÌNH TRỌNG |

Trong gần 10 năm tới, khi Bình Phước thực hiện nghị quyết về việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính, huyện Hớn Quản và Phú Riềng sẽ không còn. Đây là 2 địa phương mới được tách ra, thành lập và đang xây dựng hoàn thiện trung tâm hành chính đồ sộ.