Làm kế toán trường học hàng chục năm… có thể về làm nhân viên bảo vệ

LƯƠNG HẠNH – BẢO HÂN |

Trong buổi làm việc với PV Báo Lao Động, ông Vương Tá Hùng - Trưởng phòng Nội vụ, huyện Phúc Thọ (TP. Hà Nội) thừa nhận, danh mục hợp đồng lao động theo Nghị định 68 không có kế toán trường học. Bất cập ở chỗ, dù đã có cả chục năm làm nhân viên kế toán trường học, nhiều người rất có thể về làm nhân viên bảo vệ hoặc phục vụ.

Ấm ức vỡ òa khi tiếp cận bài viết của Báo Lao Động

Thời gian qua, Báo Lao Động có loạt bài viết “Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục”. Loạt bài viết nhận được sự quan tâm đông đảo của bạn đọc, đặc biệt là nhân viên, viên chức kế toán trường học. Những bất cập về tiền lương, chế độ chính sách dành cho đối tượng này chưa tương xứng với công sức họ bỏ ra.

Tại Hà Nội, theo thống kê của Phòng Nội vụ - UBND huyện Phúc Thọ, hiện số lượng nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68 thực hiện nhiệm vụ kế toán tại các trường trong huyện là 22 người, bao gồm 14 người ở khối mầm non; 4 người ở khối tiểu học; 4 người ở khối trung học cơ sở. Đáng nói, 22 nhân viên kế toán trường học lại phải nhận mức lương của nhân viên phục vụ, có người đã gần đến tuổi nghỉ hưu phải nhận mức lương chưa đến 6 triệu đồng/tháng.

Tại Quyết định số 568 ngày 29.3 của UBND huyện Phúc Thọ về việc chuyển công tác đối với nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 68, bà Bùi Thị Thuý Hồng (SN 1972) được chuyển về vị trí nhân viên kế toán Trường Mầm non Sen Chiểu bắt đầu từ 1.4.2019 cho đến nay.

Trong quá trình công tác, năm 2016, bà Hồng đạt giải Nhì trong Hội thi Kế toán giỏi cấp Mầm non do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ tổ chức. Ngoài ra, bà thường xuyên là Lao động Tiên tiến của nhà trường và đạt được giấy khen trong các hội thi nhân viên trường học nói chung.

Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, làm công tác kế toán nhiều năm, bà Hồng chấp nhận hưởng mức lương của nhân viên phục vụ theo Nghị định 68.

“Ở huyện, có rất nhiều người giống tôi nên tôi không dám thắc mắc việc này. Chỉ cho đến khi chúng tôi tiếp cận được loạt bài của Báo Lao Động, mọi cảm xúc mới được vỡ òa. Nguyện vọng của chúng tôi vẫn là tiếp tục được làm kế toán. Song, chúng tôi vẫn mong mỏi chế độ tiền lương, thưởng được đảm bảo cuộc sống, tiếp tục cống hiến cho ngành Giáo dục” - bà Hồng nói.

Còn chị Lê Thị Thanh Nga - nữ nhân viên kế toán Trường Mầm non Xuân Phú (huyện Phúc Thọ) - kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo cấp trên là hiệu trưởng nhiều lần. Song, chị cũng chỉ nhận được lời chia sẻ, động viên vì không thuộc quyền hạn giải quyết. Nhiều lần chị Nga định nghỉ việc, nhưng được sự động viên của Ban Giám hiệu nhà trường, chị quyết định ở lại.

Sửa sai bằng cách nào?

Ông Vương Tá Hùng - Trưởng phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - trong buổi làm việc với phóng viên Báo Lao Động. Ảnh: Bảo Hân.
Ông Vương Tá Hùng - Trưởng phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ - trong buổi làm việc với phóng viên Báo Lao Động. Ảnh: Bảo Hân.

Theo ông Vương Tá Hùng - Trưởng phòng Nội vụ, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội, việc đề xuất, kiến nghị bằng văn bản đối với thành phố bằng văn bản thì không có. Tại các hội nghị giao ban, không chỉ riêng Phúc Thọ, các huyện khác trên địa bàn thành phố đều đề xuất tuyển dụng viên chức, chuyển họ sang ngạch chính thức, trong đó đặc biệt là viên chức kế toán trường học.

“Một giải pháp khác là Nghị định 111 đã được triển khai, và chúng tôi có thể căn cứ vào Nghị định này để xin thành phố ra chỉ tiêu, hợp đồng lao động. Sau đó, chúng tôi sẽ dựa vào chỉ tiêu để định hướng, bố trí, và đôn đốc cho người lao động được đảm nhận công việc đúng vị trí” - ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, Nghị định 111 có hai hình thức, một là chuyển nhân viên cũ sang Nghị định 111, nhưng họ vẫn là nhân viên; hai là, đối với chức danh chuyên môn thì được phép rà soát, nếu có thiếu hụt nhân sự, có thể ký không quá 70% số thiếu để thực hiện tinh giản biên chế. Sau khi rà soát xong, Phòng Nội vụ sẽ báo cáo lên lãnh đạo UBND huyện xin ý kiến chỉ đạo cụ thể hơn và tiến hành xử lý. Dự kiến vào năm 2024.

“Trước mắt, chúng tôi dự định xin bổ sung chỉ tiêu hợp đồng lao động theo Nghị định 111. Nếu chủ trương được ban hành không có mục bổ sung chỉ tiêu hợp đồng lao động, chúng tôi sẽ khắc phục bằng cách cho các đối tượng này về làm nhân viên hợp đồng lao động theo Nghị định 68, với vị trí nhân viên như bảo vệ hoặc tạp vụ, không đảm nhiệm vai trò kế toán nữa” - ông Hùng cho biết.

Cũng theo ông Hùng, tất cả những vấn đề này liên quan trực tiếp đến chính sách và đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, nên Phòng Nội vụ phải nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo quyền lợi của người lao động, đồng thời tuân thủ quy định pháp luật.

LƯƠNG HẠNH – BẢO HÂN
TIN LIÊN QUAN

Kế toán trường học nhận lương nhân viên phục vụ, huyện Phúc Thọ nói gì?

Quế Chi - Lương Hạnh |

Báo Lao Động vừa có loạt bài về nhiều nhân viên kế toán trường học tại huyện Phúc Thọ (TP Hà Nội) khóc ròng vì hưởng lương nhân viên phục vụ. Nhiều ý kiến thắc mắc vì sao lại bố trí, điều chuyển nhân viên phục vụ theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP làm nhân viên kế toán tại trường học, và điều này có đúng quy định?

Sau đối thoại, kế toán trường học bị giảm lương vẫn mòn mỏi chờ giải quyết

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Sau cuộc đối thoại giữa UBND huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) với 18 viên chức (kế toán, giáo viên, nhân viên) tại huyện bị giảm mức lương từ khoảng 5,8 triệu đồng xuống còn hơn 3 triệu đồng/tháng, nhiều viên chức bày tỏ hy vọng sớm nhận được quyền lợi xứng đáng.

Kế toán trường học mỏi mòn chờ hưởng quyền lợi chính đáng

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN |

Báo Lao Động đã có loạt bài viết: “Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục”. Sau khi loạt bài viết được đăng tải, nhiều nhân viên, viên chức kế toán trường học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội đã phản ánh bất cập mà họ phải chịu trong nhiều năm qua.

Khách quốc tế bất ngờ với phố Halloween giữa lòng Hà Nội

Đức Anh |

Hà Nội - Ngày 31.10, phố Hàng Mã đón những vị khách cuối cùng tìm mua đồ hóa trang chuẩn bị cho đêm Halloween, trong đó có không ít khách nước ngoài.

Quá trình Mường Thanh thâu tóm 22.000m2 đất vàng Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Công ty CP Đầu tư Thiên triều được giao 22.000m2 đất ven biển Nha Trang để làm dự án. Sau này, công ty tự nguyện trả lại đất để Công ty CP Đầu tư Viễn Triều Nha Trang tiếp tục dự án. Bằng một động thái sáp nhập, Tập đoàn Mường Thanh đến nay đã sở hữu toàn bộ khu đất đắc địa này.

Tin 20h: Hàng nghìn kế toán trường học gửi tâm thư đến Quốc hội

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 31.10: Vụ tai nạn ở Lạng Sơn khiến 15 người thương vong; Đơn hàng, thu nhập giảm, công nhân mong được tăng lương tối thiểu sớm; Hơn 1.900 kế toán trường học 18 tỉnh, thành phố gửi tâm thư đến Quốc hội...

TPHCM đẩy nhanh hoàn thành 4 cây cầu lớn

MINH QUÂN |

TPHCM - Cầu Nam Lý, Tăng Long, Phước Long, Rạch Đỉa là 4 cây cầu nằm trên các đường huyết mạch ở TPHCM với tổng vốn gần 2.900 tỉ đồng, sẽ hoàn thành giai đoạn 2024 – 2025, giúp giảm ùn tắc, tăng kết nối giao thông.

Vạch trần thế giới ngầm game NFT: Gian nan tìm công lý vì kẽ hở pháp luật

NHÓM PV |

Sau những thua lỗ nặng nề từ game NFT, nhiều nhà đầu tư đã "ôm" đơn tố cáo, "gõ cửa" các cơ quan chức năng để tìm lại công lý. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay khung pháp lý về thị trường tiền mã hoá, cũng như game NFT chưa được hoàn thiện. Chính những khoảng trống pháp lý này, đã trở thành "miếng mồi béo bở" để những nhà phát hành trục lợi từ các giao dịch triệu đô trong game NFT.

Kế toán trường học nhận lương nhân viên phục vụ, huyện Phúc Thọ nói gì?

Quế Chi - Lương Hạnh |

Báo Lao Động vừa có loạt bài về nhiều nhân viên kế toán trường học tại huyện Phúc Thọ (TP Hà Nội) khóc ròng vì hưởng lương nhân viên phục vụ. Nhiều ý kiến thắc mắc vì sao lại bố trí, điều chuyển nhân viên phục vụ theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP làm nhân viên kế toán tại trường học, và điều này có đúng quy định?

Sau đối thoại, kế toán trường học bị giảm lương vẫn mòn mỏi chờ giải quyết

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Sau cuộc đối thoại giữa UBND huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) với 18 viên chức (kế toán, giáo viên, nhân viên) tại huyện bị giảm mức lương từ khoảng 5,8 triệu đồng xuống còn hơn 3 triệu đồng/tháng, nhiều viên chức bày tỏ hy vọng sớm nhận được quyền lợi xứng đáng.

Kế toán trường học mỏi mòn chờ hưởng quyền lợi chính đáng

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN |

Báo Lao Động đã có loạt bài viết: “Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục”. Sau khi loạt bài viết được đăng tải, nhiều nhân viên, viên chức kế toán trường học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội đã phản ánh bất cập mà họ phải chịu trong nhiều năm qua.