16 viên chức kế toán trường học bị hạ lương tại Đắk Lắk được xác định khiếu nại đúng

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

16/18 người là viên chức kế toán trường học tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk bị giảm mức lương từ khoảng 5,8 triệu đồng xuống còn hơn 3 triệu đồng/tháng. Nhiều người trong số họ đã cống hiến gần hết cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục, sắp được hưởng lương hưu lại phải chịu mức lương thấp hơn cả lúc chưa vào biên chế.

Mức lương bị hạ "thê thảm"

Bà N.T.O (SN 1984, trú tại thôn 6, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) công tác tại trường Mầm non Hoa Hồng (huyện Buôn Đôn) từ tháng 8.2005 đến tháng 9.2006 với vị trí nhân viên kế toán bằng hình thức hợp đồng lao động khoán, có đóng bảo hiểm xã hội.

Tháng 8.2007, UBND huyện Buôn Đôn ban hành Quyết định số 1167/QĐ-UBND tiếp nhận hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đối với bà O.

Đến năm 2007, bà được điều chuyển sang công tác tại trường Tiểu học Lê Văn Tám (huyện Buôn Đôn).

Tiếp đó, đến tháng 10.2018, bà O tiếp tục được điều chuyển sang trường Tiểu học Lê Lợi (huyện Buôn Đôn) và làm việc cho đến nay. Đảm nhiệm công việc với chức danh chuyên môn là kế toán, bà O hưởng lương kế toán viên trung cấp với hệ số là 3,26.

Ngày 22.6.2023, UBND huyện Buôn Đôn ký Quyết định số 2499/QĐ-UBND về việc tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với bà O.

Theo Quyết định 2499/QĐ-UBND, về chế độ tiền lương, bà O được xếp vào bậc 1/10, hệ số 2,1; chức danh nghề nghiệp: Kế toán viên trung cấp, mã ngạch: 06.032 kể từ ngày 20.7.

“Hơn 18 năm làm kế toán trường học, từ mức lương là hơn 5 triệu đồng/tháng, tôi bị hạ xuống còn vỏn vẹn hơn 3 triệu đồng/tháng. Thời gian công tác của tôi từ năm 2005 đến nay phải được tính làm căn cứ xếp lương phù hợp khi tôi được tuyển dụng vào làm viên chức theo đúng quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP. Tôi không đồng ý với nội dung xếp lương tại Quyết định số 2499” - bà O chia sẻ.

Chồng bà O làm giáo viên Âm nhạc với mức lương khoảng 8 triệu đồng/tháng. Vợ chồng bà O có hai con, một cháu học lớp 9, một cháu học lớp 5. Ngoài mức lương từ công việc tại trường học, hai vợ chồng bà không có bất cứ khoản thu nhập nào khác, cũng không có nương rẫy để làm thêm.

Bà O chỉ là 1 trong 18 nhân viên trường học bức xúc với chế độ lương, phụ cấp khi đã cống hiến sức lực thời gian dài. Họ đồng loạt gửi đơn khiếu nại gửi UBND huyện Buôn Đôn vào ngày 1.8. Ngày 14.8, Chủ tịch UBND huyện đã giao Phòng Thanh tra làm việc, xác minh tài liệu mà bà O cũng như những viên chức khác cung cấp.

“Trường hợp của tôi là còn may mắn hơn nhiều kế toán khác. Có người sinh năm 1971, cống hiến cả cuộc đời cho ngành Giáo dục, giờ sắp đến tuổi nghỉ hưu mà lương của họ vẫn không bằng một giáo viên tập sự” - bà O giãi bày.

Mòn mỏi chờ đợi được giải quyết

Thực hiện Quyết định 3381/QĐ-UBND, ngày 6.9.2023 của Chủ tịch UBND huyện về việc xác minh nội dung khiếu nại đã có báo cáo cụ thể từng trường hợp, huyện Buôn Đôn đã thành lập Đoàn xác minh số 3381 do ông Nguyễn Đình Quang - Chánh Thanh tra huyện làm Trưởng đoàn.

Căn cứ vào thông tin, tài liệu, bằng chứng được thu thập trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại, kết quả làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan, ngày 9.10, Đoàn xác minh đã có báo cáo cụ thể từng trường hợp.

Báo cáo nêu rõ: “Bà N.T.O (viên chức kế toán Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Tân Hoà) khiếu nại Quyết định số 2499/QĐ-UBND, ngày 22.6.2023 của UBND huyện Buôn Đôn về việc tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức. Bởi vì, Quyết định số 2499/QĐ-UBND của UBND huyện xếp lương bà vào bậc 1/10, hệ số 2,1 là không đảm bảo quy định pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của bà”.

Bên cạnh đó, báo cáo chỉ rõ, tháng 3.2013, bà Oanh được trường Đại học Đà Nẵng cấp Bằng Cử nhân Kế toán. Năm 2020, bà O có đơn và trường Tiểu học Lê Lợi có Tờ trình đề nghị UBND huyện, phòng Nội vụ huyện chuyển đổi hệ số lương từ bậc trung cấp lên bậc đại học, nhưng không được cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Đối với 14 viên chức kế toán được các trường học trên địa bàn huyện ký hợp đồng lao động và được hưởng lương theo hệ số là dựa trên cơ sở văn bản cho chủ trương của UBND huyện Buôn Đôn về việc ký hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế chờ thi tuyển hoặc xét tuyển.

Trước khi được tuyển dụng, bổ nhiệm làm viên chức, các ông, bà này là kế toán tại các trường học thuộc UBND huyện. Sau khi được UBND huyện tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức, họ vẫn tiếp tục làm công việc kế toán tại các trường học (tức là được bố trí đúng chuyên môn, nghiệp vụ trước khi được tuyển dụng đảm nhiệm).

“Việc các ông, bà nói trên khiếu nại cho rằng UBND huyện xếp lương của họ vào bậc 1/10, hệ số 2,1 và thời gian nâng bậc lương lần sau được tính từ ngày 1.5.2023 làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của họ là phản ánh đúng thực tế; khiếu nại của các ông, bà nói trên là khiếu nại đúng” - báo cáo nêu.

Đoàn xác minh 3381 cũng kiến nghị Chủ tịch UBND huyện xem xét ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền.

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI
TIN LIÊN QUAN

Kế toán trường học khóc ròng khi hưởng lương nhân viên phục vụ

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN |

Áp lực, vất vả, cay đắng... là cảm xúc của chị Đặng Thị Nga (SN 1983) và nhiều nhân viên phục vụ làm công việc kế toán trường học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội trong suốt nhiều năm qua. Họ không biết phải chờ đợi được chuyển lương về đúng vị trí chức vụ là nhân viên kế toán trường học đến bao giờ?

Làm kế toán trường học gần một cuộc đời vẫn nhận lương nhân viên phục vụ

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN |

Tóc bạc trắng đầu, mắt đã mờ, tay run run, nhưng sắp đến tuổi hưởng lương hưu, bà Bùi Thị Thuý Hồng (SN 1972) vẫn chưa được chuyển mức lương sang đúng vị trí nhân viên kế toán trường học của mình.

Nỗi niềm của nhân viên kế toán trường học

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Nhiều nhân viên kế toán trường học đã học xong thạc sĩ nhưng lương chưa được 5,5 triệu đồng/tháng; có người cất bằng đại học hơn 10 năm, nhận lương hệ trung cấp... Nản, buồn, nhiều người lần lượt từ bỏ công việc này, trong khi không ít người vẫn ngày đêm cần mẫn, gắn bó với nghề, chờ đợi một ngày công sức của mình được ghi nhận thỏa đáng...

10 ngày sau điều chuyển công tác, nữ kế toán trường học xin nghỉ việc

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Tay trái cầm quyết định điều chuyển công tác, tay phải nộp đơn xin nghỉ việc khiến chị Hà đắn đo suy nghĩ. Nhưng khi thu nhập không đảm bảo cuộc sống, không nhận được sự quan tâm, động viên từ lãnh đạo cấp trên, chỉ trong vòng 10 ngày sau điều chuyển công tác, nữ kế toán trường học quyết định “dứt áo ra đi”, rời bỏ nghề đã gắn bó gần 15 năm.

Lương chưa được 4 triệu đồng/tháng, nhiều kế toán trường học xin nghỉ việc

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Ngay cả khi đã làm việc hàng chục năm, vấp phải sự phản đối kịch liệt từ gia đình, nhiều nhân viên kế toán trường học vẫn quyết định xin nghỉ việc. Hiện tại, khi nhắc đến công việc kế toán, họ càng không bao giờ nghĩ sẽ quay lại làm nghề.

Tiểu thương khu chợ "dưới lòng đất" ở Hà Nội ế ẩm, bán cả ngày được 40.000 đồng

VÂN HI |

Hà Nội - Việc buôn bán của các tiểu thương chợ Mơ èo uột, cầm chừng. Nhiều người rơi vào cảnh khổ sở vì buôn bán trong điều kiện khó khăn.

Chung cư mini xây sai phép 6 tầng, chính quyền cưỡng chế mới được cắt điện

CAO NGUYÊN |

Liên quan đến vụ chung cư mini xây dựng vượt 6 tầng tại xã Tân Xã, huyện Thạch Thất (TP Hà Nội), Công ty Điện lực Thạch Thất cho biết, đơn vị sẵn sàng cắt điện hỗ trợ đảm bảo an toàn khi các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền thực hiện cưỡng chế các công trình vi phạm. Việc áp dụng biện pháp ngừng cấp điện đối với các công trình vi phạm theo yêu cầu của UBND huyện hiện nay không có trong quy định của pháp luật.

Giảm tải cho bệnh viện tuyến cuối trong điều trị sốt xuất huyết, tay chân miệng

NGUYỄN LY |

Hiện nay, tình hình dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tại phía Nam vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca bệnh nặng tiếp tục tăng. 70% ca bệnh tay chân miệng đang điều trị nội trú tại 4 bệnh viện tuyến cuối tại TPHCM đều từ các tỉnh lân cận chuyển về nên dẫn đến tình trạng quá tải.

Kế toán trường học khóc ròng khi hưởng lương nhân viên phục vụ

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN |

Áp lực, vất vả, cay đắng... là cảm xúc của chị Đặng Thị Nga (SN 1983) và nhiều nhân viên phục vụ làm công việc kế toán trường học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội trong suốt nhiều năm qua. Họ không biết phải chờ đợi được chuyển lương về đúng vị trí chức vụ là nhân viên kế toán trường học đến bao giờ?

Làm kế toán trường học gần một cuộc đời vẫn nhận lương nhân viên phục vụ

LƯƠNG HẠNH - BẢO HÂN |

Tóc bạc trắng đầu, mắt đã mờ, tay run run, nhưng sắp đến tuổi hưởng lương hưu, bà Bùi Thị Thuý Hồng (SN 1972) vẫn chưa được chuyển mức lương sang đúng vị trí nhân viên kế toán trường học của mình.

Nỗi niềm của nhân viên kế toán trường học

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Nhiều nhân viên kế toán trường học đã học xong thạc sĩ nhưng lương chưa được 5,5 triệu đồng/tháng; có người cất bằng đại học hơn 10 năm, nhận lương hệ trung cấp... Nản, buồn, nhiều người lần lượt từ bỏ công việc này, trong khi không ít người vẫn ngày đêm cần mẫn, gắn bó với nghề, chờ đợi một ngày công sức của mình được ghi nhận thỏa đáng...

10 ngày sau điều chuyển công tác, nữ kế toán trường học xin nghỉ việc

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Tay trái cầm quyết định điều chuyển công tác, tay phải nộp đơn xin nghỉ việc khiến chị Hà đắn đo suy nghĩ. Nhưng khi thu nhập không đảm bảo cuộc sống, không nhận được sự quan tâm, động viên từ lãnh đạo cấp trên, chỉ trong vòng 10 ngày sau điều chuyển công tác, nữ kế toán trường học quyết định “dứt áo ra đi”, rời bỏ nghề đã gắn bó gần 15 năm.

Lương chưa được 4 triệu đồng/tháng, nhiều kế toán trường học xin nghỉ việc

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Ngay cả khi đã làm việc hàng chục năm, vấp phải sự phản đối kịch liệt từ gia đình, nhiều nhân viên kế toán trường học vẫn quyết định xin nghỉ việc. Hiện tại, khi nhắc đến công việc kế toán, họ càng không bao giờ nghĩ sẽ quay lại làm nghề.