Góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Đề nghị không tăng tuổi nghỉ hưu đối với CNLĐ trực tiếp sản xuất

KỲ QUAN |

LĐLĐ tỉnh Long An vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận sôi nổi là độ tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 170 của dự thảo.

Đại diện một số ban, ngành có liên quan; Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch LĐLĐ các huyện, thị, công đoàn trên cơ sở và CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh đã dự hội nghị.

Đa phần các ý kiến ủng hộ phương án kéo dài tuổi nghỉ hưu như quy định tại dự thảo đối với các lao động làm công việc văn phòng, nghiên cứu, giảng dạy,… vì ở độ tuổi 55 (nữ) và 60 (nam), họ vẫn còn đủ sức khỏe, cùng với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy để có thể tiếp tục làm việc. Nhưng không nên áp dụng với CNLĐ trực tiếp, nhất là những công việc có điều kiện lao động vất vả. Nhiều người không đủ sức khỏe để làm việc đến khi nghỉ hưu như hiện nay chứ đừng nói đến việc kéo dài thêm tuổi nghỉ hưu.

Đại biểu Lê Thành Liếp (BHXH Long An) cho rằng, việc điều chỉnh tuổi hưu đang là xu thế chung của thế giới. Việc điều chỉnh tuổi hưu được xem là giải pháp tất yếu nhằm đối phó với tốc độ già hoá dân số, bình đẳng giới, nhu cầu thị trường cũng như việc cân đối dài hạn của quỹ BHXH.

Theo ông Liếp, tuổi nghỉ hưu của lao động hiện nay được quy định từ cách đây gần 60 năm, lúc tuổi thọ của người Việt Nam (VN) còn rất thấp. Đến nay, tuổi thọ của người VN đã tăng cao, nhiều người đến tuổi hưu (55 đối với nữ và 60 đối với nam) vẫn còn rất khỏe, minh mẫn. Cùng kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trong cả đời làm việc, họ hoàn toàn có thể làm việc tốt, tiếp tục đóng góp cho xã hội.

Tuy nhiên, một đại biểu ở huyện Đức Hòa có ý kiến ngược lại khi cho rằng, người VN hiện sống “thọ” chứ không sống “khỏe” (theo một nghiên cứu khoa học), nên quy định độ tuổi nghỉ hưu như hiện nay là phù hợp, không cần tăng tuổi nghỉ hưu.

Đại biểu Lê Công Lập - Chủ tịch CĐCS Cty TNHH ShillaBays, KCN Tân Đức - cũng đồng ý với đề nghị không tăng tuổi nghỉ hưu, nhưng chỉ với CNLĐ trực tiếp sản xuất, nhất là những ngành nghề đòi hỏi sức lực, sự tập trung cao như dệt may, da giày, chế biến nông sản,... Trên thực tế, nhiều CNLĐ không đủ sức làm việc tới tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành.

Đại biểu Nguyễn Anh Thư - Chủ tịch LĐLĐ huyện Bến Lức - đồng tình việc tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình và theo ngành nghề. Mỗi ngành nghề có nhiều khu vực với đặc thù riêng, tuổi nghỉ hưu cũng cần xem xét cho phù hợp. Chẳng hạn, trong ngành giáo dục, các giáo sư - tiến sĩ có thể đủ sức khỏe làm việc, kéo dài tuổi nghỉ hưu, nhưng những cô giáo mầm non thì khó có thể múa hát, chạy nhảy cùng các em nhỏ sau tuổi 55.

Phải biểu kết luận hội nghị, bà Phạm Thị Quyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An - cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu như Dự thảo của Bộ luật Lao động (sửa đổi) là phù hợp trong bối cảnh tuổi thọ bình quân của người VN ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, cần có đánh giá đầy đủ sự tác động của việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với các đối tượng bị ảnh hưởng, đặc biệt là đối với CNLĐ trực tiếp sản xuất và ở những công việc đặc thù. Vì vậy, quy định này trong dự thảo cần nghiên cứu, cân nhắc lại rất kỹ để đảm bảo phù hợp với số đông NLĐ.

Vĩnh Phúc: Nhiều chủ tịch CĐCS muốn giữ nguyên độ tuổi nghỉ hưu

Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Trịnh Thị Thoa - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh và gần 90 đồng chí là trưởng, phó các ban chuyên môn LĐLĐ tỉnh, các đồng chí chủ tịch, phó chủ tịch LĐLĐ các huyện, thành phố, các CĐ ngành, CĐ các KCN, CĐCS trực thuộc; cán bộ chuyên trách cơ quan LĐLĐ tỉnh; Chủ tịch CĐCS các Cty có đông CNLĐ.

Gần 30 ý kiến phát biểu góp ý dự thảo tập trung vào các vấn đề: HĐLĐ và mở rộng quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ - Điều 35 dự thảo. Về nội dung này, đa số các đại biểu lựa chọn phương án 1 là NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do mà chỉ cần tuân thủ thời hạn báo trước. Bởi HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và người sử dụng lao động; nguyên tắc giao kết HĐLĐ: tự nguyện, bình đẳng,… Trong một số trường hợp, NLĐ nghỉ việc vì lý do nhạy cảm như: Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, dọa dẫm,… mà NLĐ không muốn nói ra nguyên nhân chấm dứt HĐLĐ.

Về tuổi nghỉ hưu - Điều 170 dự thảo, các Chủ tịch CĐCS doanh nghiệp có đông CNLĐ đề xuất giữ nguyên quy định hiện nay: Nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi thì đến thời điểm nghỉ hưu, những trường hợp đặc biệt thì Chính phủ có quy định riêng. Các đại biểu khác lựa chọn phương án 1 đồng ý kéo dài tuổi nghỉ hưu với lý do: Dân số ngày càng già hóa, đảm bảo quỹ hưu trí, không phân biệt tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ, tận dụng được nguồn lao động kỹ thuật cao có kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc kéo dài tuổi nghỉ hưu cần có lộ trình đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm, thất nghiệp, phân biệt ra từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau,… HƯƠNG GIANG- T.Q

KỲ QUAN
TIN LIÊN QUAN

"Tăng tuổi nghỉ hưu, nhưng không phải ai cũng tăng thời gian làm việc"

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Bộ LĐTBXH đề xuất điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi với nữ từ năm 2021. Đề xuất này đang nhận sự quan tâm của dư luận vì tác động đến nhiều đối tượng lao động trong xã hội.  

Hãy quan tâm đến đời sống của công nhân lao động

HUYÊN NGUYỄN |

“Chúng ta có thêm rất nhiều tỉ phú nhưng cũng có thêm rất nhiều người lao động nghèo; có thêm sân bay, máy bay nhưng có vô vàn người lao động đang không có nhà ở. Cũng không ít công nhân trong nắng nóng hơn 40 độ C này đang ở trong căn nhà fibroximăng nóng bức, chật chội, có nhiều người mong được đi làm thêm để tránh nóng, giảm tiền điện…

Nhiều công nhân lao động trực tiếp không muốn tăng tuổi nghỉ hưu

Thục Quyên |

Thông tin tại hội thảo lấy ý kiến tham gia dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu và phòng chống quấy rối tình dục do Tổng LĐLĐVN phối hợp với Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam tổ chức ngày 15.5 cho thấy, nhiều CNLĐ trực tiếp, nhất là những người làm việc trong các ngành nghề thâm dụng lao động như dệt may, điện tử… không muốn tăng tuổi nghỉ hưu.

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

"Tăng tuổi nghỉ hưu, nhưng không phải ai cũng tăng thời gian làm việc"

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Bộ LĐTBXH đề xuất điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi với nữ từ năm 2021. Đề xuất này đang nhận sự quan tâm của dư luận vì tác động đến nhiều đối tượng lao động trong xã hội.  

Hãy quan tâm đến đời sống của công nhân lao động

HUYÊN NGUYỄN |

“Chúng ta có thêm rất nhiều tỉ phú nhưng cũng có thêm rất nhiều người lao động nghèo; có thêm sân bay, máy bay nhưng có vô vàn người lao động đang không có nhà ở. Cũng không ít công nhân trong nắng nóng hơn 40 độ C này đang ở trong căn nhà fibroximăng nóng bức, chật chội, có nhiều người mong được đi làm thêm để tránh nóng, giảm tiền điện…

Nhiều công nhân lao động trực tiếp không muốn tăng tuổi nghỉ hưu

Thục Quyên |

Thông tin tại hội thảo lấy ý kiến tham gia dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu và phòng chống quấy rối tình dục do Tổng LĐLĐVN phối hợp với Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam tổ chức ngày 15.5 cho thấy, nhiều CNLĐ trực tiếp, nhất là những người làm việc trong các ngành nghề thâm dụng lao động như dệt may, điện tử… không muốn tăng tuổi nghỉ hưu.