"Tăng tuổi nghỉ hưu, nhưng không phải ai cũng tăng thời gian làm việc"

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Bộ LĐTBXH đề xuất điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi với nữ từ năm 2021. Đề xuất này đang nhận sự quan tâm của dư luận vì tác động đến nhiều đối tượng lao động trong xã hội.  

Lao Động ghi nhận ý kiến Đại biểu Quốc hội bên hành lang kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV về vấn đề này.

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương: Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình

 
ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương.

Theo ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu không phải đến lần sửa đổi Bộ luật Lao động này mới đưa ra, mà những năm trước khi thảo luận sửa đổi luật, đã có nhiều ý kiến đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu.

Đại biểu Phương cho biết, hiện có một số ý kiến nói rằng tăng tuổi nghỉ hưu chỉ có lợi cho những cán bộ lãnh đạo, người có chức có quyền. Ông cho rằng quan niệm như vậy là không hợp lý.

"Tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng tăng, tuổi nghỉ hưu của các nước trên thế giới phổ biến là trên 60 đối với nữ, trên 62 đối với nam, thậm chí có quốc gia tuổi nghỉ hưu là 70-75 tuổi. Điều đó cho thấy tăng tuổi lao động đến thời điểm này là hợp lý, khi tuổi thọ của người dân tăng, sức lao động cũng tăng”, đại biểu Phương cho biết.

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội: Dưới 50 tuổi vẫn có thể về hưu

ĐBQH Bùi Sỹ Lợi. Ảnh Ngọc Thắng
ĐBQH Bùi Sỹ Lợi. Ảnh Ngọc Thắng

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, người dân nên tránh hoang mang, vì không phải cứ nói nâng tuổi nghỉ hưu là ai cũng phải tăng thời gian làm việc.

Bản chất việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu không chỉ tăng nguồn lực cho tương lai mà điều quan trọng để kéo dài thời gian làm việc cho người lao động. Người này tích luỹ quỹ hưu trí tăng lên, khi về hưu, tiền lương hưu cao hơn bình quân bây giờ. Việc này sẽ giúp giải quyết các vấn đề khó khăn về đời sống, đảm bảo tuổi già khi hết tuổi lao động

“Bản chất tuổi nghỉ hưu hiện nay dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đưa ra chỉ có điểm khác là nâng lên đến 62 với nam và 60 với nữ. Nhưng tăng tuổi nghỉ hưu đi theo lộ trình mỗi năm tăng vài tháng chứ không phải tăng ngay trong năm 2021. Theo đó, 15 năm (phương án 1) hoặc 10 năm (phương án 2) người lao động mới nghỉ hưu ở độ tuổi tối đa đó.

Cơ bản tuổi nghỉ hưu vẫn như gốc của điều 187 Bộ luật Lao động hiện hành, tức là có 3 nhóm nghỉ hưu.

Nhóm một, nam tăng lên 62 tuổi, nữ lên 60 tuổi nhưng đó chỉ là người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, tức điều kiện tốt. Đối tượng này chiếm tỉ lệ ít, chủ yếu rơi vào công chức, viên chức.

Nhóm 2, người lao động làm việc trong điều kiện bị tác động của quá trình lao động nên suy giảm khả năng lao động đến 61% thì vẫn được nghỉ hưu sớm. Nếu người lao động làm việc ở môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kết hợp cùng suy giảm khả năng lao động thì có thể về hưu sớm đến 10 năm, tức nam ở tuổi 50 và nữ dưới 50.

Nhóm 3, những người làm công việc quản lý, chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao và trường hợp đặc biệt thì Chính phủ quy định kéo dài thời gian nhưng không quá 5 tuổi, tức nam không quá 67, nữ không quá 65”- ông Bùi Sỹ Lợi phân tích.

Tuy nhiên, ông Lợi cho rằng, để người dân, người lao động cả nước yên tâm, Chính phủ nên giao Bộ LĐTBXH, Y tế xác định đâu là ngành nghề bị suy giảm khả năng lao động, đâu là ngành nghề bị tác động bởi yếu tố điều kiện lao động, ảnh hưởng sức khỏe.

Dự thảo luật nên kèm theo quy định điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phân theo 3 nhóm có các danh mục ngành nghề, quy định rõ lĩnh vực nào được giảm tuổi nghỉ hưu, để người lao động nhìn vào thấy được mình có thuộc diện đó hay không, từ đó đưa ra ý kiến.

Danh mục này phải được rà soát, cập nhật thường xuyên, nếu ngành nào được cải thiện điều kiện lao động, không còn độc hại nguy hiểm thì có thể cho ra khỏi danh sách và ngược lại.

ĐBQH Phạm Văn Hòa: Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải có tầm nhìn dài hạn

 
ĐBQH Phạm Văn Hòa. Ảnh:Quochoi.vn

Theo ĐBQH Phạm Văn Hòa (đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình, giải quyết việc làm, thất nghiệp, tránh gây sốc, tác động tiêu cực đến thị trường lao động.

"Dư luận cho rằng cán bộ công chức, viên chức, những người có chức có quyền muốn tăng tuổi nghỉ hưu trong khi người lao động trực tiếp, sử dụng chân tay, cơ bắp lại thấy nếu kéo dài thời gian làm việc thì không đảm bảo được sức khỏe cũng như hiệu quả công việc.

Đây là ý kiến cần cân nhắc, xem xét thấu tình đạt lý để đảm bảo luật có tính khả thi và nhận được sự ủng hộ của các đối tượng lao động”- Đại biểu Hòa cho biết.

Ông kiến nghị, trước khi tăng tuổi nghỉ hưu Chính phủ cần có đánh giá rõ tác động tích cực và tiêu cực đối với thị trường lao động, phân rõ các nhóm lao động. Việc đánh giá tác động sẽ giúp đưa ra lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu phù hợp và nhận được sự đồng thuận khi luật được ban hành.

Đặng Chung - Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Hãy quan tâm đến đời sống của công nhân lao động

HUYÊN NGUYỄN |

“Chúng ta có thêm rất nhiều tỉ phú nhưng cũng có thêm rất nhiều người lao động nghèo; có thêm sân bay, máy bay nhưng có vô vàn người lao động đang không có nhà ở. Cũng không ít công nhân trong nắng nóng hơn 40 độ C này đang ở trong căn nhà fibroximăng nóng bức, chật chội, có nhiều người mong được đi làm thêm để tránh nóng, giảm tiền điện…

Công nhân dệt may không muốn tăng tuổi nghỉ hưu

THỤC QUYÊN (ghi) |

Nhiều ý kiến bày tỏ không đồng tình tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động trực tiếp, trong đó có CNLĐ nữ ngành dệt may. Bởi lẽ với đặc thù công việc, họ sẽ không thể duy trì được sức khỏe đến độ tuổi 55-60 để được về hưu như trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đưa ra.

Chính phủ chọn phương án nào về độ tuổi nghỉ hưu?

HUYÊN NGUYỄN |

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp (cơ quan soạn thảo Bộ luật Lao động sửa đổi) cho biết: Trên cơ sở 2 phương án đề xuất của cơ quan soạn thảo, Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án nâng tuổi nghỉ hưu với lộ trình 15 năm.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Hãy quan tâm đến đời sống của công nhân lao động

HUYÊN NGUYỄN |

“Chúng ta có thêm rất nhiều tỉ phú nhưng cũng có thêm rất nhiều người lao động nghèo; có thêm sân bay, máy bay nhưng có vô vàn người lao động đang không có nhà ở. Cũng không ít công nhân trong nắng nóng hơn 40 độ C này đang ở trong căn nhà fibroximăng nóng bức, chật chội, có nhiều người mong được đi làm thêm để tránh nóng, giảm tiền điện…

Công nhân dệt may không muốn tăng tuổi nghỉ hưu

THỤC QUYÊN (ghi) |

Nhiều ý kiến bày tỏ không đồng tình tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động trực tiếp, trong đó có CNLĐ nữ ngành dệt may. Bởi lẽ với đặc thù công việc, họ sẽ không thể duy trì được sức khỏe đến độ tuổi 55-60 để được về hưu như trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đưa ra.

Chính phủ chọn phương án nào về độ tuổi nghỉ hưu?

HUYÊN NGUYỄN |

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp (cơ quan soạn thảo Bộ luật Lao động sửa đổi) cho biết: Trên cơ sở 2 phương án đề xuất của cơ quan soạn thảo, Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án nâng tuổi nghỉ hưu với lộ trình 15 năm.