Người không có lương hưu mong được giảm tuổi để nhận trợ cấp xã hội

Mạnh Cường |

Đủ 80 tuổi trở lên mới được nhận trợ cấp xã hội, theo nhiều người già không có lương hưu, độ tuổi này quá cao để nhận trợ cấp, nên giảm xuống mức từ 75 tuổi trở lên.

Ông Phạm Thanh Vân (77 tuổi, Nam Định) - Chủ tịch xã đã về hưu cho biết - mức lương hưu 2,4 triệu cùng trợ cấp 1,8 triệu đồng đang nhận hàng tháng chỉ đủ chi trả cho bản thân, khi hỗ trợ thêm cho vợ - bà Trần Thị Tuất (75 tuổi), không có lương hưu - thì lúc nào âm tiền.

Ông Vân cho biết, khi chi trả cho cả vợ, số tiền lương hưu của ông bao giờ cũng âm tiền. Ảnh: Mạnh Cường.
Ông Vân cho biết, khi chi trả cho cả vợ, số tiền lương hưu của ông bao giờ cũng âm tiền. Ảnh: Mạnh Cường.

Theo chia sẻ của cựu chủ tịch xã, riêng bản thân ông đã chi tiêu hết 3 triệu đồng/tháng. Trong đó 1,5 triệu đồng tiền sinh hoạt, ăn uống hàng ngày, tiền điều trị bệnh gout, đại tràng gần 1 triệu đồng, tiền ma chay, hiếu hỉ khoảng 600.000 đồng.

"Vì phải hỗ trợ thêm cho vợ, chi phí chắc chắn sẽ tăng lên. Ít nhất thêm 20.000 đồng mỗi bữa ăn; 200.000 đến 300.000 đồng tiền cỗ bàn của riêng vợ. Bên cạnh đó, vợ tôi cũng bị đau xương khớp thường xuyên, mỗi tháng ít nhất 300.000 đồng mua thực phẩm chức năng nữa" - ông Vân nói.

Như vậy, số tiền lương hưu hàng tháng gần như không còn đồng nào. Tháng nào nghỉ lễ dài ngày hoặc Tết đến con cháu về thăm biếu ông bà thì còn có đồng dư để ra. Do đó, hai vợ chồng ông Vân chỉ dám mua sữa tươi để uống, thi thoảng mới dám mua bộ quần áo mới cho bản thân.

Ông Vân hy vọng địa phương nên đến từng nhà tìm hiểu để đánh giá, thống kê; giảm bớt các điều kiện để vợ ông được tiếp cận khoản trợ cấp xã hội càng sớm càng tốt, có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. "Thay vì để điều kiện người không có lương hưu đủ 80 tuổi trở lên mới được trợ cấp xã hội, theo tôi nên có phương án giảm xuống còn đủ 75 tuổi trở lên" - ông Vân cho hay.

Hai vợ chồng ông Khanh tiều tụy, gầy gò khi phải chi tiêu kham khố. Ảnh: Mạnh Cường.
Hai vợ chồng ông Khanh. Ảnh: Mạnh Cường.

Ông Nguyễn Phi Khanh (85 tuổi) phải tính toán cẩn thận số tiền 3.858.000 lương hưu hàng tháng. Bởi bản thân ông đang sống cùng bà Vũ Thị Thiện (78 tuổi) cũng không có lương hưu hay trợ cấp nào hàng tháng.

Bệnh tật là khoản tiêu tốn nhiều nhất của hai vợ chồng già. Ông Khanh cho biết tháng nào ông cũng phải bắt xe lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để khám, lấy thuốc điều trị bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, hơn nửa năm nay, ông luôn phải đi tiêm để chống chọi với bệnh ngứa toàn thân mà không rõ lý do. Số tiền điều trị hàng tháng đã tiêu tốn của ông ít nhất 1,5 triệu đồng.

Tuổi già, bà Vũ Thị Thiện cũng không tránh khỏi bệnh tật, tháng nào cũng phải chi ra 300.000 đồng mua thuốc điều trị bệnh đau nhức xương khớp và thị lực kém. Nếu không dùng thuốc, cơn đau sẽ dày vò mỗi đêm rất khó ngủ, đồng thời càng khiến mắt của bà nhanh mờ hơn.

Chi phí sinh hoạt được hai ông bà cắt giảm rất nhiều, mỗi tháng chỉ dành ra 1,5 triệu đồng. Số tiền này dùng để chi cho ăn uống, mua đồ thắp hương, quần áo, tiền điện và bánh trái cho các cháu. Tiền cỗ bàn khoảng 500.000 đồng/tháng. May mắn ở quê vẫn dùng nước giếng khoan nên không tốn thêm tiền nước.

Vì ăn uống kham khổ nên cơ thể hai vợ chồng già ngày càng tiều tụy, thiếu sức sống. Do đó, bà Vũ Thị Thiện quyết định trồng thêm rau để bán hỗ trợ chồng phần nào còn ông Khanh do sức khỏe yếu nên không làm thêm được việc gì.

Theo chia sẻ của ông Khanh, nếu chỉ trang trải cho riêng bản thân thì số tiền lương hưu hiện tại cũng đủ sống. Nhưng có thêm người phụ thuộc, chi phí tăng lên rất nhiều. Hai vợ chồng tự nhủ, an ủi nhau cố gắng đến năm 80 tuổi để bà Thiện được nhận trợ cấp xã hội, lúc đó mới dám cải thiện bữa ăn hàng ngày.

"Tuổi cao sức yếu, nhiều người cùng thời với vợ tôi đã không còn. Đợi đủ 80 tuổi mới được nhận trợ cấp quả thật quá lâu. Tôi hi vọng có thể giảm tuổi nhận trợ cấp thấp hơn 5 tuổi so với quy định hiện nay" - ông Khanh chia sẻ.

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) gửi Bộ Tư pháp thẩm định về việc hạ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi với người không có lương hưu lẫn trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Ngoài đề xuất hạ tuổi, người cao tuổi đủ điều kiện nhận trợ cấp 500.000 đồng mỗi tháng từ ngân sách Nhà nước thay vì 360.000 đồng như hiện hành và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Mạnh Cường
TIN LIÊN QUAN

Phí gửi con tăng, công nhân lo lắng khi dịp hè đến

Mạnh Cường |

Thời gian nghỉ hè của giáo viên, trẻ mầm non thường kéo dài từ đầu tháng 6 đến hết tháng 8. Đây cũng là lúc nhiều phụ huynh là công nhân cảm thấy lo lắng về chi phí, môi trường và việc đón đưa khi gửi trẻ đi học.

Được cộng nối thời gian tham gia nghĩa vụ để tính bảo hiểm xã hội

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Tôi tham gia nghĩa vụ quân sự 2 năm (trước năm 1993) rồi xuất ngũ về địa phương. Sau đó tôi làm việc tại cơ quan Nhà nước từ tháng 11.1998 có đóng bảo hiểm xã hội. Vậy thời gian tôi nhập ngũ có được cộng nối vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?

Giáo viên đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm mới có lương hưu dư giả

Mạnh Cường |

Với giáo viên nữ, nếu đóng bảo hiểm xã hội từ 15 đến 20 năm thì mức lương hưu chẳng thấm vào đâu hoặc tạm đủ sống. Muốn cuộc sống dư giả bắt buộc phải đóng bảo hiểm trên 25 năm.

Luật sư nói về khả năng giám đốc thẩm vụ án bà Lê Thị Dung

QUANG ĐẠI |

Theo luật sư, trường hợp bà Lê Thị Dung không đồng tình với bản án phúc thẩm, có quyền kiến nghị cấp có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Lãi suất vay giảm sẽ tạo thanh khoản cho thị trường bất động sản

Bảo Chương |

Lãi suất vay bắt đầu giảm đồng loạt ở các ngân hàng là cơ sở để kỳ vọng dòng tiền sẽ chảy mạnh hơn vào thị trường bất động sản.

Người dân Hà Nội đi xin từng xô nước ăn suốt 2 tháng

KHÁNH AN |

Suốt 2 tháng nay, tình trạng mất nước sạch tại Hoài Đức (Hà Nội) vẫn chưa được khắc phục, nhiều hộ dân phải mua từng téc nước sạch, đi xin nước mưa của nhà hàng xóm.

Công nhân ở Vĩnh Phúc như "ngồi trên đống lửa", chờ được trả nợ BHXH

Khánh Linh |

Vĩnh Phúc - Công nhân Công ty TNHH SY VINA (xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương) như "ngồi trên đống lửa" vì cho đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì từ phía doanh nghiệp về việc trả nợ BHXH.

Cựu Tổng Giám đốc Cienco 1 lĩnh 7 năm tù vụ thất thoát 240 tỉ đồng

Việt Dũng |

Hà Nội - Ông Cấn Hồng Lai và Phạm Dũng, 2 cựu lãnh đạo Cienco 1 cùng dàn cấp dưới cũ bị xác định vi phạm quản lý tài sản, gây thất thoát gần 240 tỉ đồng.

Phí gửi con tăng, công nhân lo lắng khi dịp hè đến

Mạnh Cường |

Thời gian nghỉ hè của giáo viên, trẻ mầm non thường kéo dài từ đầu tháng 6 đến hết tháng 8. Đây cũng là lúc nhiều phụ huynh là công nhân cảm thấy lo lắng về chi phí, môi trường và việc đón đưa khi gửi trẻ đi học.

Được cộng nối thời gian tham gia nghĩa vụ để tính bảo hiểm xã hội

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Tôi tham gia nghĩa vụ quân sự 2 năm (trước năm 1993) rồi xuất ngũ về địa phương. Sau đó tôi làm việc tại cơ quan Nhà nước từ tháng 11.1998 có đóng bảo hiểm xã hội. Vậy thời gian tôi nhập ngũ có được cộng nối vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?

Giáo viên đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm mới có lương hưu dư giả

Mạnh Cường |

Với giáo viên nữ, nếu đóng bảo hiểm xã hội từ 15 đến 20 năm thì mức lương hưu chẳng thấm vào đâu hoặc tạm đủ sống. Muốn cuộc sống dư giả bắt buộc phải đóng bảo hiểm trên 25 năm.