Người dân Hà Nội đi xin từng xô nước ăn suốt 2 tháng

KHÁNH AN |

Suốt 2 tháng nay, tình trạng mất nước sạch tại Hoài Đức (Hà Nội) vẫn chưa được khắc phục, nhiều hộ dân phải mua từng téc nước sạch, đi xin nước mưa của nhà hàng xóm.

Đều đặn 10h sáng và 4h chiều hàng ngày, bà Nguyễn Thị Hảo (thôn Chiền 1, Hoài Đức) cầm chiếc xô sang nhà hàng xóm để xin nước mưa. Tình trạng mất nước sạch suốt 2 tháng nay khiến gia đình bà không có nước để đun nấu, ăn uống.

Bà Hảo cho biết, kể từ ngày có hệ thống nước sạch về làng, bà và nhiều hộ dân đã phá bỏ hệ thống giếng khoan, phá bể chứa nước mưa.

“Khi đó cứ nghĩ được dùng nước sạch rồi, yên tâm rồi, biết đâu được rằng bây giờ nước sạch lại không đáp ứng đủ cho người dân” - bà Hảo nói.

Một xô nước được bà dùng để nấu ăn cho cả gia đình. Ảnh: Khánh An
Một xô nước được bà Hảo dùng để nấu ăn cho cả gia đình. Ảnh: Khánh An
Nhà bà Hảo khôi phục lại bồn chứa nước giếng khoan sau khi bị mất nước sạch. Ảnh: Khánh An
Nhà bà Hảo khôi phục lại bồn chứa nước giếng khoan sau khi bị mất nước sạch. Ảnh: Khánh An

Sau nhiều ngày mất nước sạch, gia đình bà Hảo đã khôi phục lại hệ thống giếng khoan. Song nước khi hút lên, dù đã đưa qua hệ thống lọc vẫn có mùi tanh, màu ngả vàng. Nước chỉ được sử dụng để tắm giặt, tưới rau...

Bà Hảo cho biết, có lần “cắn răng, cắn lợi” mua nửa téc nước sạch với giá 400.000 đồng. Thế nhưng chỉ đủ dùng được vài ngày.

“Sau khi khu vực này bị mất nước, có nhiều xe nước đến đây bán với giá 800.000 đồng/téc, thế nhưng không phải nhà nào cũng có điều kiện về kinh tế để mua được. Tôi cũng chỉ dám mua nửa téc” – bà Hảo cho hay.

Hệ thống lọc nước nhà chị Tần. Ảnh: Khánh An
Hệ thống lọc nước nhà chị Tần. Ảnh: Khánh An

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Tần – hàng xóm nhà bà Hảo, phải gom 2 ngày mới giặt quần áo một lần, bát ăn 2 bữa mới rửa để tiết kiệm nước.

“Sau khi bị mất nước sạch, việc tắm rửa, giặt quần áo tôi dùng nước giếng khoan, còn nấu nướng thì dùng nước mưa hoặc nước mua theo bình” - chị Tần nói.

Chị Tần cho biết, nước giếng khoan bẩn, nên dù dùng để tắm rửa, giặt quần áo cũng đều phải dùng nước đã thông qua bể lọc. Thời gian vừa rồi, nhà chị phải thiết kế bể lọc mới vì hệ thống lọc cũ thường xuyên bị tắc do nước quá bẩn.

“Có những ngày nắng nóng mà vừa mất điện vừa mất nước. May mắn, mấy hôm trước mất điện nhưng có mưa nên nhà tôi trữ nước mưa để sử dụng” - chị Tần kể lại.

Dù nước giếng khoan đã được đưa qua hệ thống lọc, song chị Hảo vẫn lo ngại về chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khoẻ. Video: Khánh An

Anh Trần Hữu Xạ (thôn Chiền 1, Hoài Đức) cho biết, những ngày nắng nóng, hết nước, cuộc sống của anh bị đảo lộn.

Anh Xạ nhẩm tính, đã tròn 57 ngày nhà anh bị mất nước. Đều đặn mỗi sáng, anh đều ra cửa lật nắp đồng hồ nước lên để kiểm tra, song lần nào cũng như lần nào - số hiển thị trên mặt đồng hồ vẫn đứng yên.

“Quanh nhà chúng tôi có mấy cái hồ, người dân cứ chiều chiều lại ra đó tắm rồi về nhà lấy 1 gáo nước tráng qua để tiết kiệm nước. Chúng tôi là dân lao động, ngày trước mùa hè là tắm 2-3 lần một ngày, còn bây giờ đi làm về mướt mải mồ hôi cũng chẳng dám tắm” – anh Xạ kể.

Trước đó, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Đình Hà - Giám đốc Công ty nước sạch Tây Hà Nội - cho biết, nguyên nhân cắt nước do nguồn nước chính không đủ cung cấp cho công ty để phân phối cho người dân. Lưu lượng nước đầu vào của công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà cấp cho đơn vị này bị sụt giảm nghiêm trọng.

"Áp lực trong đường ống quá yếu khiến cho nhiều khu dân cư ở cuối nguồn như tại xã Đức Thượng không có nước sử dụng, bởi thiếu áp lực để đẩy nước tới được khu vực này" - ông Hà cho biết.

Ông Hà cho hay, Công ty cổ phần nước sạch Tây Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm bơm tăng áp Sơn Đồng để tăng áp lực bơm nước xuống cuối nguồn. Tuy nhiên, biện pháp lâu dài vẫn là phải tăng được nguồn cấp từ nhà máy nước sạch sông Đà.

"Năm 2023, áp lực yếu chung trên toàn hệ thống, rất nhiều khu vực mất nước chứ không chỉ khu vực Tây Hà Nội. Trên địa bàn toàn Hà Nội, rất nhiều khu vực mất nước" - ông Hà nói.

Về giải pháp, ông Hà cho biết, thời gian vừa qua, Sở Xây dựng đã mời các đơn vị cấp nước đến để bàn giải pháp, khắc phục tình trạng áp lực yếu.

Trong kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2023 trên địa bàn TP Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, tổng nhu cầu sử dụng trung bình trên địa bàn Hà Nội hiện khoảng 1.150.000-1.250.000m3/ngày - đêm. Với nhu cầu sử dụng nước sạch tăng 5-10%, tổng mức tiêu thụ nước sạch sẽ khoảng 1.250.000-1.350.000m3/ngày - đêm. Như vậy, tổng công suất cấp nước 1.530.000m3/ngày - đêm cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong phạm vi cung cấp của hệ thống.

Tuy nhiên, Sở Xây dựng cho biết, khả năng phân phối nước vẫn chưa đồng bộ với nhu cầu sử dụng nước, đặc biệt tại địa bàn cấp nước của Công ty cổ phần Viwaco (khu vực quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Hà Đông) đang sử dụng phần lớn nguồn nước mặt sông Đà (khoảng 170.000-180.000m3/ngày - đêm). Do đó, khi nhu cầu sử dụng nước tăng cao, công suất cấp nước không đáp ứng lúc cao điểm hoặc xảy ra sự cố đường ống, gần như toàn bộ địa bàn các quận trên bị ảnh hưởng.

Sở Xây dựng nhận định, các địa bàn khác sử dụng nguồn nước sạch sông Đà như khu vực dọc Đại lộ Thăng Long, các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức cũng có thể rơi vào tình trạng này nếu đường ống nước sạch Đà gặp sự cố.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội xem xét phương án tăng giá nước sạch

KHÁNH AN |

Phiên họp UBND TP Hà Nội thường kì tháng 6.2023 xem xét phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội để trình HĐND Thành phố vào kỳ họp giữa năm.

Người dân Hà Nội khốn khổ vì thiếu nước sạch giữa trời nắng nóng như đổ lửa

Khánh Linh - Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Đã gần 1 tháng nay, người dân ở các quận, huyện ở Hà Nội phải sống trong tình trạng mất nước sạch và phải chắt chiu từng giọt nước dù ngoài trời nắng nóng gần 40 độ C.

Vì sao nhiều xã nông thôn mới có nhà máy nước sạch nhưng dân vẫn "khát"?

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hàng loạt xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã đều đã được đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch, hợp vệ sinh, tuy nhiên, người dân ở đây vẫn chưa một ngày được sử dụng nước sạch từ những nhà máy này.

Đề nghị kỷ luật hàng loạt lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Thái Nguyên

Việt Bắc |

Thái Nguyên - Cùng với việc khai trừ đảng một số cán bộ thuộc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Thái Nguyên, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Thái Nguyên còn đề nghị xem xét kỷ luật Giám đốc và Phó Giám đốc của cơ quan này.

Từ clip trên TikTok, cảnh sát tìm ra nhóm thanh niên đua xe ở Bắc Giang

Tô Thế |

Bắc Giang - Thông qua đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm thanh niên tụ tập đua xe trái phép trên đường, cảnh sát đã nhanh chóng xác định được danh tính các đối tượng và triệu tập lên làm việc.

Quách Thu Phương: Nhiều sự thật về hôn nhân ngoài đời còn đau đớn hơn phim

NHÓM PV |

Diễn viên Quách Thu Phương trở lại màn ảnh sau 13 năm vắng bóng. Chị chia sẻ, đã từng phải vượt qua trầm cảm, stress để tìm lại mình. Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nữ diễn viên về hôn nhân, sự khác biệt của hôn nhân ngoài đời và trên phim.

Lý do nhiều hồ thủy điện vẫn thiếu nước nghiêm trọng dù đã có mưa lớn

MINH HÀ |

Những ngày qua, khu vực Bắc Bộ đã xảy ra mưa lớn diện rộng, có nơi trên 100mm, nhưng lượng nước đổ về các hồ chứa thủy điện cũng không đáng kể, vẫn thiếu hụt nghiêm trọng.

Cuộc sống hiện tại của Hồng Phượng sau khi rời khỏi nhà cậu là cố NSƯT Vũ Linh

ĐÔNG DU |

Ca sĩ Hồng Phượng cho biết, hiện tại, cô đang đối diện với rất nhiều áp lực sau khi rời khỏi nhà của cậu ruột là cố nghệ sĩ Vũ Linh. Nữ ca sĩ nói, cô đang là người vô gia cư.

Hà Nội xem xét phương án tăng giá nước sạch

KHÁNH AN |

Phiên họp UBND TP Hà Nội thường kì tháng 6.2023 xem xét phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội để trình HĐND Thành phố vào kỳ họp giữa năm.

Người dân Hà Nội khốn khổ vì thiếu nước sạch giữa trời nắng nóng như đổ lửa

Khánh Linh - Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Đã gần 1 tháng nay, người dân ở các quận, huyện ở Hà Nội phải sống trong tình trạng mất nước sạch và phải chắt chiu từng giọt nước dù ngoài trời nắng nóng gần 40 độ C.

Vì sao nhiều xã nông thôn mới có nhà máy nước sạch nhưng dân vẫn "khát"?

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hàng loạt xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã đều đã được đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch, hợp vệ sinh, tuy nhiên, người dân ở đây vẫn chưa một ngày được sử dụng nước sạch từ những nhà máy này.