Hà Nội xem xét phương án tăng giá nước sạch

KHÁNH AN |

Phiên họp UBND TP Hà Nội thường kì tháng 6.2023 xem xét phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội để trình HĐND Thành phố vào kỳ họp giữa năm.

Chiều 1.6, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp UBND Thành phố thường kỳ tháng 6.2023 để xem xét một số nội dung trình kì họp giữa năm 2023 HĐND TP, theo Chương trình công tác và chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp UBND Thành phố thường kỳ tháng 6.2023. Ảnh: VGP
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp UBND Thành phố thường kì tháng 6.2023. Ảnh: VGP

Tại phiên họp, tập thể UBND TP Hà Nội đã thảo luận, cho ý kiến về báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Thành phố; Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2023 của Thành phố.

Một trong những nội dung tập thể UBND Thành phố cho ý kiến là về Tờ trình và Dự thảo Nghị quyết về phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tập thể UBND TP cũng xem xét Tờ trình các Báo cáo: đánh giá giữa kì và đề xuất điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của cấp Thành phố; Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023; Định hướng Kế hoạch đầu tư công năm 2024 của cấp Thành phố; Tình hình thực hiện công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025 của Thành phố.

Ngoài ra, UBND thành phố cũng cho ý kiến về tờ trình và dự thảo nghị quyết: Về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất; danh mục dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2023 trên địa bàn thành phố; sửa đổi, bổ sung quy định kèm theo Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31.12.2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định và bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 1.1.2020 đến ngày 31.12.2024.

Phiên họp cũng phê duyệt giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền sử dụng đất Dự án Tổ hợp văn phòng và nhà ở Housinco Tân Triều tại ô đất CT5, Khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang I, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì;

Phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội; Tờ trình và dự thảo Nghị quyết ban hành quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố Hà Nội; xem xét, quyết định ban hành quy định về quản lý cột ăng ten trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trước đó, Sở Tài chính Hà Nội mới có tờ trình gửi UBND Hà Nội đề xuất về phương án điều chỉnh giá nước sinh hoạt trên địa bàn từ tháng 7.2023.

Theo tờ trình, giá bán lẻ nước sinh hoạt 10m3 đầu tiên (hộ/tháng) từ 5.973 đồng/m3 hiện nay sẽ tăng lên 7.500 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024; từ 10-20m3 (hộ/tháng) tăng từ 7.052 đồng/m3 lên 8.800 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 9.900 đồng/m3 vào năm 2024; từ 20-30m3 (hộ/tháng) tăng từ 8.669 đồng/m3 lên lần lượt mức 12.000 đồng/m3 và 16.000 đồng/m3.

Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30m3/hộ/tháng.

Phương án điều chỉnh giá nước được cán bộ của 6 sở, ngành tính toán nhu cầu dùng nước thực tế ở khu vực nội thành Hà Nội đang ở mức 100-150 lít/ngày/người.

Như vậy, mỗi hộ sẽ dùng 10-16m3/tháng, tương đương số tiền phải chi thêm 15.000-26.000 đồng/tháng.

Lí giải nguyên nhân điều chỉnh tăng giá nước, Sở Tài chính cho biết, nhu cầu sử dụng nước sạch tại Hà Nội ngày một tăng do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, dân số tăng cơ học.

Đời sống của người dân càng được nâng cao thì yêu cầu về sản lượng và chất lượng nước sạch ngày càng cao, trong khi nguồn nước ngầm suy giảm và có dấu hiệu ô nhiễm, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách rất hạn chế.

Sở Tài chính khẳng định mức tăng thiết kế theo lộ trình hai đợt, cơ bản không tác động đến thu nhập của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt vì tiền nước chỉ chiếm 0,72% tổng thu nhập và chi tiêu mỗi tháng của một hộ gia đình tại khu vực thành thị.

Dự kiến, kì họp thứ 12 - Kỳ họp thường lệ giữa năm 2023 của HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 3-7.7.2023.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Cửa hàng tiện lợi, thư viện... đông nghẹt sinh viên tránh nóng

KHÁNH AN |

Những ngày cao điểm nắng nóng, nhiều sinh viên tại Hà Nội cho biết không dám sử dụng điều hoà, thường đến thư viện, cửa hàng tiện lợi để học bài - vừa giúp tránh nóng, vừa tiết kiệm điện.

Hà Nội: Người dân bất lực vì vừa mất điện, vừa không có nước sử dụng

KHÁNH AN |

Nhiều người dân huyện Ba Vì cho biết, trong những ngày Hà Nội nắng nóng, họ vừa không có nước sạch sử dụng, vừa bị mất điện.

Người dân Hà Nội khốn khổ vì thiếu nước sạch giữa trời nắng nóng như đổ lửa

Khánh Linh - Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Đã gần 1 tháng nay, người dân ở các quận, huyện ở Hà Nội phải sống trong tình trạng mất nước sạch và phải chắt chiu từng giọt nước dù ngoài trời nắng nóng gần 40 độ C.

Bão Mawar trút mưa xối xả, gợi ký ức kinh hoàng ở Nhật Bản

Ngọc Vân |

Bão Mawar đã trút mưa xối xả xuống nhiều vùng ở Nhật Bản, gợi nhớ ký ức kinh hoàng của trận lũ lụt mùa hè năm 2018.

Công nhân mang con nhỏ, vác bụng bầu xuyên đêm ở cổng công ty đòi BHXH

Nhóm PV Thời sự |

Vĩnh Phúc - Đã 3 ngày đêm, hàng trăm công nhân vẫn chờ trước cổng Công ty TNHH SY VINA (xã Hoàng Đàn, huyện Tam Dương) để chờ được giải quyết nợ lương, nợ Bảo hiểm xã hội (BHXH), dù ngoài trời nóng nực.

Cắt điện liên tục ở tỉnh có 8 nhà máy nhiệt điện

Quảng Ninh |

Quảng Ninh - Mới chớm hè nhưng tình trạng cắt điện luân phiên đã liên tục xảy ra ở Quảng Ninh - nơi được mệnh danh là thủ phủ của các nhà máy nhiệt điện, với 8 nhà máy. Có những ngày, nhiều nơi bị cắt điện tới 2 lần trong ngày, thậm chí giữa đêm khuya, khiến nhiều gia đình có con nhỏ giữa đêm phải di tản đi ở nhờ.

Loạt dự án điện mặt trời vi phạm, Khánh Hòa kiểm điểm nhiều tổ chức cá nhân

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương đang tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý, rà soát các dự án điện mặt trời.

Tát học sinh bị xử phạt 3,75 triệu đồng, nhiều giáo viên tâm tư

Vân Trang |

Vụ việc một cô giáo tát học sinh và bị xử phạt 3,75 triệu đồng khiến nhiều giáo viên, phụ huynh cảm thấy chạnh lòng.

Cửa hàng tiện lợi, thư viện... đông nghẹt sinh viên tránh nóng

KHÁNH AN |

Những ngày cao điểm nắng nóng, nhiều sinh viên tại Hà Nội cho biết không dám sử dụng điều hoà, thường đến thư viện, cửa hàng tiện lợi để học bài - vừa giúp tránh nóng, vừa tiết kiệm điện.

Hà Nội: Người dân bất lực vì vừa mất điện, vừa không có nước sử dụng

KHÁNH AN |

Nhiều người dân huyện Ba Vì cho biết, trong những ngày Hà Nội nắng nóng, họ vừa không có nước sạch sử dụng, vừa bị mất điện.

Người dân Hà Nội khốn khổ vì thiếu nước sạch giữa trời nắng nóng như đổ lửa

Khánh Linh - Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Đã gần 1 tháng nay, người dân ở các quận, huyện ở Hà Nội phải sống trong tình trạng mất nước sạch và phải chắt chiu từng giọt nước dù ngoài trời nắng nóng gần 40 độ C.