Bảo hiểm thất nghiệp ở công ty cũ có được bảo lưu?

LƯƠNG HẠNH |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải đáp thắc mắc bạn đọc về việc nhận bảo hiểm thất nghiệp.

Bạn đọc Thuỳ Dương hỏi: Từ 2019 đến năm 2022, tôi làm cho công ty A, tham gia BHXH liên tục từ 10.2019 đến tháng 2.2022 (28 tháng), với mức lương 6 tháng cuối là 15 triệu đồng.

Sau khi nghỉ việc, tôi không kịp đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Từ cuối năm 2022 đến nay, tôi đang làm cho công ty B, có tham gia BHXH từ 1.2023 đến tháng 7.2023 (7 tháng), với mức lương là 5 triệu đồng.

Vậy tôi có được nhận BHTN 3 tháng sau khi nghỉ việc ở Công ty B hay không? Và nếu được, thì mức lương áp dụng BHTN của tôi sẽ là mức nào?

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời:

1. Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn thì người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: (a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; (b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 của Luật này;

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; e) Chết.

2. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP thì người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

- Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

- Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

- Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

- Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

Do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin: mã số BHXH, số CCCD/CMND, họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại liên hệ,… nên chúng tôi không có cơ sở tra cứu hệ thống dữ liệu để trả lời cụ thể. Bạn vui lòng liên hệ Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương để được hỗ trợ giải đáp.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Phát sinh thu nhập cá nhân có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

LƯƠNG HẠNH |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải đáp thắc mắc bạn đọc về việc phát sinh thu nhập cá nhân khi nhận bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Kiến nghị giảm thời gian chờ, nâng mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Mạnh Cường |

Trước làn sóng nghỉ việc, mất việc do ít đơn hàng, doanh nghiệp khó khăn, người lao động sẽ nghĩ đến chiếc phao cứu trợ bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi, mức hưởng vẫn chưa thiết thực để người lao động kịp thời có những đồng tiền trang trải cuộc sống.

"Phao" bảo hiểm thất nghiệp khi lao động gặp khó

HOÀNG LỘC |

Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh Trà Vinh có trên 6.300 người lao động được ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với số tiền trên 104 tỉ đồng. Số tiền đến đúng thời điểm khó khăn giúp nhiều người qua cơn bĩ cực.

Hình thành văn hoá tuân thủ pháp luật, tránh trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

NHÓM PV |

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã trở thành “phao cứu sinh” cho người lao động bị giảm thu nhập, mất việc. Tuy nhiên, đã xảy ra tình trạng trục lợi từ quỹ. Để tìm ra giải pháp hạn chế tình trạng này, ngày 24.8, Báo Lao Động đã tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp”.

Quy lỗi khi xử lý vi phạm trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Xác định trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong trục lợi bảo hiểm thất nghiệp là rất quan trọng; từ đó, quy được lỗi trong quá trình xử lý vi phạm, theo bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Nhiều người chấp nhận đi làm dịp lễ 2.9 để được gấp đôi, gấp 3 thu nhập

MINH HÀ - PHƯƠNG THẢO |

Tuy thời gian nghỉ lễ 2.9 năm nay kéo dài 4 ngày, nhưng nhiều sinh viên, người lao động đã lựa chọn ở lại Hà Nội để làm thêm, kiếm thu nhập.

Chi tiền triệu để "bon chen" chụp ảnh mùa thu trên phố Hà Nội dịp nghỉ lễ 2.9

Minh Ánh |

Thời điểm Hà Nội bỏ lại những ngày nắng gắt, "chuyển mình" sang thu cũng là thời điểm những người yêu mùa thu Hà Nội tranh thủ dạo phố, thậm chí chi tiền triệu để chụp ảnh lưu niệm.

Đồng hồ đá hơn 100 tuổi độc nhất Việt Nam có dấu hiệu xuống cấp

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Đồng hồ đá độc nhất Việt Nam tại Bạc Liêu đã hơn 100 tuổi. Hiện di tích này đang có dấu hiệu xuống cấp, nguy cơ hư hỏng nặng.

Phát sinh thu nhập cá nhân có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

LƯƠNG HẠNH |

Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải đáp thắc mắc bạn đọc về việc phát sinh thu nhập cá nhân khi nhận bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Kiến nghị giảm thời gian chờ, nâng mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Mạnh Cường |

Trước làn sóng nghỉ việc, mất việc do ít đơn hàng, doanh nghiệp khó khăn, người lao động sẽ nghĩ đến chiếc phao cứu trợ bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi, mức hưởng vẫn chưa thiết thực để người lao động kịp thời có những đồng tiền trang trải cuộc sống.

"Phao" bảo hiểm thất nghiệp khi lao động gặp khó

HOÀNG LỘC |

Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh Trà Vinh có trên 6.300 người lao động được ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với số tiền trên 104 tỉ đồng. Số tiền đến đúng thời điểm khó khăn giúp nhiều người qua cơn bĩ cực.

Hình thành văn hoá tuân thủ pháp luật, tránh trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

NHÓM PV |

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã trở thành “phao cứu sinh” cho người lao động bị giảm thu nhập, mất việc. Tuy nhiên, đã xảy ra tình trạng trục lợi từ quỹ. Để tìm ra giải pháp hạn chế tình trạng này, ngày 24.8, Báo Lao Động đã tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp”.

Quy lỗi khi xử lý vi phạm trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Xác định trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong trục lợi bảo hiểm thất nghiệp là rất quan trọng; từ đó, quy được lỗi trong quá trình xử lý vi phạm, theo bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).