Hình thành văn hoá tuân thủ pháp luật, tránh trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

NHÓM PV |

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã trở thành “phao cứu sinh” cho người lao động bị giảm thu nhập, mất việc. Tuy nhiên, đã xảy ra tình trạng trục lợi từ quỹ. Để tìm ra giải pháp hạn chế tình trạng này, ngày 24.8, Báo Lao Động đã tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp”.

Người lao động không cố tình trục lợi

Dưới góc độ của đơn vị thực hiện quản lý đối tượng, cá nhân người lao động được hưởng chính sách BHTN, bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội nhận định: Hiện nay, trong quá trình thực hiện tiếp nhận giải quyết, trung tâm đã phát hiện người lao động vi phạm BHTN, hưởng sai trợ cấp thất nghiệp, có cả các trường hợp đang trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và các trường hợp đã chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, tức là đã hưởng hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo số liệu từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2023, ngành đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra tại hơn 9.000 đơn vị. Kết quả, ngành đã ban hành, tham mưu ban hành 448 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 15 tỉ đồng; yêu cầu truy thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của 23.118 lao động đóng chưa đúng quy định với số tiền truy thu là 62,4 tỉ đồng.

Bà Liễu đánh giá, số tiền truy thu trên khá lớn nhưng đây là đối với các đơn vị doanh nghiệp. Còn đối với cá nhân người lao động thì đa số họ không cố tình vi phạm pháp luật BHTN, không cố ý trục lợi tiền trợ cấp thất nghiệp.

“Người lao động vi phạm hầu hết là công nhân làm việc tại các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các khu chế xuất. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ nhân sự tại các doanh nghiệp cũng chưa nằm vững các quy định về pháp luật lao động để tư vấn cho người lao động, dẫn tới hướng dẫn và thực hiện chưa đúng các quy định về giao kết hợp đồng lao động” - bà Liễu cho hay.

Cần thiết có sự phối hợp từ các bên

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá: Khi chính sách thực hiện không đúng sẽ gây ra những hệ lụy.

Đầu tiên là thất thu phần đóng (số người được hưởng tăng lên). Ngay từ đầu không ai muốn thất nghiệp để được hưởng BHTN, nhưng khi đến trung tâm dịch vụ việc làm, có người lao động sẽ nghĩ đến việc một lúc được hưởng 2 chế độ (BHTN và tiền lương) mà vẫn đi làm công việc khác.

Nếu trong quá trình thực hiện còn có những vướng mắc, thông tin không minh bạch rõ ràng có thể khiến thất thoát quỹ. Làm chính sách bảo hiểm thì quan trọng nhất là giám sát thất thoát, không để xảy ra tình trạng lạm dụng quỹ.

Bà Hương cũng chỉ ra những hạn chế của Luật Việc làm 2013 dẫn đến những nguy cơ có thể khiến người lao động tìm mọi cách trục lợi BHTN.

“Tôi cho rằng, Bộ luật Lao động, Luật Việc làm phải chặt chẽ hơn nữa, nên xử lý hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho những trường hợp người lao động bị buộc phải thôi việc do không bố trí được công việc; còn trường hợp đơn phương thì phải hạn chế, tìm hiểu kỹ” - vị chuyên gia đề xuất.

Về phía người lao động, cũng cần phải lưu ý điều quan trọng nhất, đó là một khi đã có công việc khác thì không được quyền hưởng BHTN. Để giám sát việc này, nếu thực hiện thông qua cơ quan BHXH sẽ có độ “trễ”, nên trung tâm DVVL cần phối hợp với BHXH để hậu kiểm.

Bà Hương đánh giá cao sự cần thiết khi sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; nhất là tích hợp thông tin trên Căn cước công dân có thể giúp giải quyết nhanh chóng các chế độ an sinh; trong đó có thụ hưởng BHTN, giúp hạn chế, trục lợi, gian lận BHTN.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Yêu cầu lao động nộp lại tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp sai quy định

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội Vũ Thị Thanh Liễu nhận định, con số xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là khá lớn nhưng chủ yếu đến từ các đơn vị, doanh nghiệp; trong khi đó người lao động không cố tình trục lợi từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Tăng cường tư vấn dịch vụ pháp lý để hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

NHÓM PV |

Tăng cường tư vấn dịch vụ pháp lý cho người lao động; tiếp tục hoàn thiện Luật Việc làm; dùng kinh nghiệm quốc tế để có Luật Việc làm tiên tiến... từ đó hình thành văn hoá tuân thủ, thực hiện pháp luật của người sử dụng lao động trước các biến cố của thị trường lao động... là những giải pháp chuyên gia đưa ra trong chương trình lưu trực tuyến với chủ đề: "Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp" (BHTN) do Báo Lao Động tổ chức.

Tìm giải pháp xử lý trục lợi bảo hiểm thất nghiệp, giữ "bệ đỡ" cho lao động

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã trở thành "bệ đỡ" cho người lao động bị giảm thu nhập, mất việc. Tuy nhiên, do số lượng người thụ hưởng lớn, trường hợp hưởng trùng, tình trạng trục lợi từ quỹ đã xảy ra.

Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp?

LƯƠNG HẠNH - LÊ PHƯƠNG |

Sáng 24.8, Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp" sẽ diễn ra tại Trường quay của Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Trường hợp được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH |

Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây.

TPHCM đã ghi nhận biến thể phụ JN.1 ở người mắc COVID-19, một số ca thở oxy

Huyền Trân |

TPHCM - Kết quả giải mã trình tự gen từ mẫu bệnh phẩm của 16 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới ghi nhận có 12/16 bệnh nhân (75%) nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1. JN.1 là một biến thể phụ từ biến thể BA.2.86 của Omicron, được WHO xếp vào nhóm "biến thể đáng quan tâm" và là nguyên nhân gây gia tăng số ca mắc và tử vong tại một số nước, trong đó có Thái Lan.

Hàng trăm chiến sĩ công an nghĩa vụ khó tìm việc làm sau khi xuất ngũ

HẠNH AN |

Hiện nay, số chiến sĩ công an nghĩa vụ không chuyển sang chế độ chuyên nghiệp đang gặp khó trong việc đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm sau khi xuất ngũ.

Giá nhà tập thể cũ ở Hà Nội đắt ngang ngửa căn chung cư mới mở bán

Tuyết Lan |

Mặc dù hầu hết khu nhà tập thể cũ được xây dựng từ hàng chục năm trước đều đã xuống cấp, cơi nới, bất tiện trong sinh hoạt nhưng vẫn được nhiều người săn lùng và giá không hề rẻ.

Yêu cầu lao động nộp lại tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp sai quy định

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội Vũ Thị Thanh Liễu nhận định, con số xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là khá lớn nhưng chủ yếu đến từ các đơn vị, doanh nghiệp; trong khi đó người lao động không cố tình trục lợi từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Tăng cường tư vấn dịch vụ pháp lý để hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

NHÓM PV |

Tăng cường tư vấn dịch vụ pháp lý cho người lao động; tiếp tục hoàn thiện Luật Việc làm; dùng kinh nghiệm quốc tế để có Luật Việc làm tiên tiến... từ đó hình thành văn hoá tuân thủ, thực hiện pháp luật của người sử dụng lao động trước các biến cố của thị trường lao động... là những giải pháp chuyên gia đưa ra trong chương trình lưu trực tuyến với chủ đề: "Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp" (BHTN) do Báo Lao Động tổ chức.

Tìm giải pháp xử lý trục lợi bảo hiểm thất nghiệp, giữ "bệ đỡ" cho lao động

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã trở thành "bệ đỡ" cho người lao động bị giảm thu nhập, mất việc. Tuy nhiên, do số lượng người thụ hưởng lớn, trường hợp hưởng trùng, tình trạng trục lợi từ quỹ đã xảy ra.

Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp?

LƯƠNG HẠNH - LÊ PHƯƠNG |

Sáng 24.8, Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp" sẽ diễn ra tại Trường quay của Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Trường hợp được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH |

Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây.