Yêu cầu lao động nộp lại tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp sai quy định

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội Vũ Thị Thanh Liễu nhận định, con số xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là khá lớn nhưng chủ yếu đến từ các đơn vị, doanh nghiệp; trong khi đó người lao động không cố tình trục lợi từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Vi phạm chính sách BHXH hầu hết là công nhân

Ngày 24.8, Báo Lao Động tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp".

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2023, ngành đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra tại hơn 9.000 đơn vị.

 
Công nhân tìm việc ở Khu Công nghiệp Thăng Long. Ảnh: Hải Nguyễn

Kết quả, ngành đã ban hành, tham mưu ban hành 448 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 15 tỉ đồng; yêu cầu truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của 23.118 lao động đóng chưa đúng quy định với số tiền truy thu là 62,4 tỉ đồng.

Đồng thời, yêu cầu thu hồi về quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp số tiền hơn 37,6 tỉ đồng tiền hưởng các chế độ không đúng quy định.

Bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội nhận định số tiền truy thu trên là khá lớn và đều từ các đơn vị, doanh nghiệp. Qua quá trình trao đổi, làm việc và trực tiếp lắng nghe người lao động là đối tượng hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp, trình bày về lý do dẫn đến hành vi vi phạm việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, bà Liễu cho rằng đa số người lao động không cố tình vi phạm pháp luật, không cố ý trục lợi tiền trợ cấp thất nghiệp.

 
Người lao động chưa có sự trao đổi cụ thể rõ ràng với doanh nghiệp về nội dung và hiệu lực của hợp đồng lao động là một trong những lý do dẫn đến hành vi vi phạm việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Vị phó giám đốc đã chỉ ra một số lý do, cụ thể: Người lao động chưa nắm rõ các quy định về pháp luật lao động nói chung và các quy định về bảo hiểm thất nghiệp nói riêng. Người lao động nhầm lẫn khái niệm có việc làm. Đa số họ đều cho rằng, bắt đầu được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mới bị cắt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động chưa có sự trao đổi cụ thể rõ ràng với doanh nghiệp về nội dung và hiệu lực của hợp đồng lao động (khi mới vào làm việc trao đổi là thử việc và chưa được nhận hợp đồng lao động). Tuy nhiên, khi được nhận và ký hợp đồng lao động thì ngày có hiệu lực của hợp đồng lao động lại được xác định từ trước thời điểm ký kết, hoặc thời gian thử việc doanh nghiệp vẫn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Do nhu cầu có việc làm nên dù chưa được ký kết hợp đồng lao động, người lao động vẫn đi làm và hưởng lương dẫn đến không xác định được chính xác ngày có việc làm theo hợp đồng lao động. Vì khoảng cách địa lý giữa nơi làm việc của người lao động với trụ sở làm việc của chủ sử dụng lao động, nên người lao động được nhận và ký hợp đồng lao động muộn hơn so với ngày có hiệu lực trên hợp đồng lao động đã được đơn vị xác định.

"Người lao động vi phạm hầu hết là công nhân làm việc tại các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các khu chế xuất. Hơn nữa, qua trao đổi với người lao động thì đội ngũ cán bộ nhân sự tại các doanh nghiệp cũng chưa nằm vững các quy định về pháp luật lao động để tư vấn cho người lao động" - bà Liễu nói.

Do đó, việc hướng dẫn và thực hiện chưa đúng các quy định về giao kết hợp đồng lao động. Đây là một nguyên nhân chính, khách quan dẫn tới số lượng người lao động vi phạm bảo hiểm thất nghiệp.

Yêu cầu nộp lại tiền hưởng sai

Bà Liễu cũng thông tin những trường hợp cụ thể có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm thất nghiệp của người lao động tại trung tâm này.

Để kiểm soát thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp với người lao động, trúng tâm này đã thực hiện đồng loạt các giải pháp nhằm hạn chế phòng tránh việc trục lợi bảo hiểm thất nghiệp.

Đầu tiên, tăng cường công tác tuyên truyền, đối thoại về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động.

Đối với các trường hợp phải thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp, cán bộ trung tâm đã hướng dẫn và đôn đốc người lao động nộp lại tiền đã hưởng sai quy định cho cơ quan BHXH theo các quyết định chấm dứt, hủy, thu hồi đã ban hành.

Sử dụng nhiều hình thức liên lạc thông báo người lao động đến Trung tâm DVVL Hà Nội để hoàn thiện các thủ tục giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường tư vấn dịch vụ pháp lý để hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

NHÓM PV |

Tăng cường tư vấn dịch vụ pháp lý cho người lao động; tiếp tục hoàn thiện Luật Việc làm; dùng kinh nghiệm quốc tế để có Luật Việc làm tiên tiến... từ đó hình thành văn hoá tuân thủ, thực hiện pháp luật của người sử dụng lao động trước các biến cố của thị trường lao động... là những giải pháp chuyên gia đưa ra trong chương trình lưu trực tuyến với chủ đề: "Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp" (BHTN) do Báo Lao Động tổ chức.

Tìm giải pháp xử lý trục lợi bảo hiểm thất nghiệp, giữ "bệ đỡ" cho lao động

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã trở thành "bệ đỡ" cho người lao động bị giảm thu nhập, mất việc. Tuy nhiên, do số lượng người thụ hưởng lớn, trường hợp hưởng trùng, tình trạng trục lợi từ quỹ đã xảy ra.

Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp?

LƯƠNG HẠNH - LÊ PHƯƠNG |

Sáng 24.8, Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp" sẽ diễn ra tại Trường quay của Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức liên quan việc mua kit test Việt Á

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 23.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an TPHCM đã ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án “Vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” xảy ra ở Bệnh viện TP Thủ Đức, Công ty CP Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), Công ty TNHH Thiết kế xây dựng TM&DV Nam Phong (Công ty Nam Phong).

Đề cử Oscar 2024: Siêu phẩm “Oppenheimer” tiếp tục áp đảo

Thùy Trang |

Oscar 2024 chính thức công bố đề cử cho các hạng mục.

Cựu Cục phó Trần Hùng bị tuyên y án 9 năm trong vụ sách giáo khoa giả

Việt Dũng |

Toà phúc thẩm cho rằng, có đủ cơ sở để xác định cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường Trần Hùng nhận hối lộ 300 triệu đồng của Cao Thị Minh Thuận thông qua người môi giới trong vụ sách giáo khoa giả.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 23.1: Tăng vọt, ngân hàng đẩy mạnh mua vào

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 23.1: Tính đến 18h30, giá vàng trong nước niêm yết quanh ngưỡng 73,95 - 76,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.023,1 USD/ounce.

Bắt tạm giam nữ Chủ tịch Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà

Việt Dũng |

Trần Tuyết Mai - Chủ tịch Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà bị bắt tạm giam với cáo buộc sai phạm liên quan đến quản lý sử dụng tài sản Nhà nước.

Tăng cường tư vấn dịch vụ pháp lý để hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

NHÓM PV |

Tăng cường tư vấn dịch vụ pháp lý cho người lao động; tiếp tục hoàn thiện Luật Việc làm; dùng kinh nghiệm quốc tế để có Luật Việc làm tiên tiến... từ đó hình thành văn hoá tuân thủ, thực hiện pháp luật của người sử dụng lao động trước các biến cố của thị trường lao động... là những giải pháp chuyên gia đưa ra trong chương trình lưu trực tuyến với chủ đề: "Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp" (BHTN) do Báo Lao Động tổ chức.

Tìm giải pháp xử lý trục lợi bảo hiểm thất nghiệp, giữ "bệ đỡ" cho lao động

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã trở thành "bệ đỡ" cho người lao động bị giảm thu nhập, mất việc. Tuy nhiên, do số lượng người thụ hưởng lớn, trường hợp hưởng trùng, tình trạng trục lợi từ quỹ đã xảy ra.

Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp?

LƯƠNG HẠNH - LÊ PHƯƠNG |

Sáng 24.8, Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp" sẽ diễn ra tại Trường quay của Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.