Ứng phó với biến đổi khí hậu: Rà soát, thận trọng vị trí xây dựng để tránh sạt lở, lũ quét

Văn Nguyễn – Cao Nguyên |

Ngay sau khi các vụ sạt lở đất nghiêm trọng diễn ra tại các tỉnh miền Trung, Bộ Xây dựng vừa có buổi làm việc với Cục Doanh trại (Bộ Quốc phòng) và đại diện nhiều doanh nghiệp xây dựng như Công ty Tư vấn khảo sát USCo, Tổng Công ty Sông Đà nhằm tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm cảnh báo và ứng phó với tình trạng sạt lở đất diễn ra tại các địa phương.

Rất khó dự báo về sạt lở đất

Điểm đáng chú ý là tại đây, nhiều chuyên gia đưa nhận định rằng nếu so với dự báo về gió, mưa bão hay lũ lụt, rất khó có thể dự báo thời gian và địa điểm xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Hơn nữa hầu như cũng không thể dùng các biện pháp công trình để chống đỡ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét so với việc có thể thiết kế kết cấu chịu được gió bão, động đất. Trong khi đó ở thời điểm hiện nay, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về lựa chọn địa điểm xây dựng, khảo sát địa chất - địa hình để xây dựng lán trại, doanh trại, trụ sở làm việc, cụm dân cư trong vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét vẫn còn hạn chế.

Xuất phát từ thực tế này, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, các đơn vị của Bộ Xây dựng cần phối hợp ngay với các cơ quan chuyên môn và các bộ ngành có liên quan để tiến hành việc cập nhật, khảo sát thực tế tại hiện trường những nơi vừa xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trong thời gian qua. Từ cơ sở khảo sát này, cần triển khai soạn thảo các hướng dẫn kỹ thuật trong việc lựa chọn, khảo sát địa điểm xây dựng đối với công tác xây dựng mới. Bên cạnh đó cũng có hướng dẫn về điều tra, khảo sát dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để di dời khẩn cấp các công trình đang tồn tại nhưng có nguy cơ cao. Theo ông Lê Quang Hùng, đây là công việc phải tiến hành nhanh, có chuyên môn sâu và từ đó mới có hy vọng ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Thận trọng với việc xây thêm thủy điện

Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm hạn chế thấp nhất những hậu quả gây ra đối với các lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội, nhiều chuyên gia cho rằng, cần xây dựng và cập nhật các kịch bản về biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo từng địa bàn; lồng ghép các hoạt động ứng phó, bảo vệ môi trường vào các chương trình, đề án và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời nghiên cứu, dự báo đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu nước biển dâng, ngập mặn và hậu quả của các hiện tượng cực đoan đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xác định các giải pháp ứng phó.

Một giải pháp quan trọng khác là cần chủ động điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, các địa phương cho phù hợp với yêu cầu ứng phó biến đổi khí hậu trong từng giai đoạn cụ thể, như xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình thời tiết, ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành các công trình thủy lợi và phòng, chống lụt bão.

Xung quanh các lo ngại về tác động của biến đổi khí hậu tới công tác đảm bảo an toàn tại các nhà máy thủy điện, trao đổi với Lao Động, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - cho biết, cách đây khoảng 10 năm là sự phát triển bùng nổ về việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ. Còn hiện nay chỉ xây dựng những thủy điện vài MW đổ lại thì đều nằm trong vùng sâu, vùng xa, nằm trong lõi rừng. Ông đánh giá, nếu làm như vậy là sẽ phá rừng dù có làm hồ, làm đập nhưng cũng mong manh.

Ngoài ra, việc phân cấp cho địa phương cấp phép, giám sát chất lượng thì cũng là điều không ổn và xảy ra một số điều không mong muốn.

“Để địa phương quản lý thì trình độ, trách nhiệm quản lý công trình không thể bằng trung ương được. Quản lý một nhà máy thủy điện từ khâu khảo sát địa chất, thăm dò địa chất phải làm rất kỹ lưỡng. Nếu có đất gãy ở dưới, đất yếu đất kém và nền móng thì phải đánh giá và xử lý như thế nào” - ông Ngãi nói và cho biết thêm, quan trọng của đập thủy điện là địa chất.

Địa chất phải từ đáy móng, để xác định đáy móng cấu tạo bằng vật liệu gì. Tư nhân, địa phương sao đủ điều kiện làm như vậy được. Ông nói, để làm được rất tốn kém. Trong khi đó, mục đích của tư nhân là làm ra điện để bán kiếm lợi nhuận. Còn để chất lượng và tồn tại mãi thì tư nhân họ không đặt lên hàng đầu. Trừ khi nhà nước làm, có nhà nước quản lý, thành lập hội đồng, giám định chất lượng quốc gia, theo dõi.

Với những phân tích trên, ông Ngãi cho rằng không nên xây dựng đập thủy điện nữa. Còn nếu có xây thì xây ở những đập ở ngoài bìa rừng, có tính chất khả thi, nguồn nước ổn định, không phải đạo chặt cây, phá rừng. Tuy nhiên, cần phải đánh giá tác động môi trường, đập đó cao bao nhiêu, sâu bao nhiêu, phải khảo sát thiết kế đàng hoàng. Sau khi lập thiết kế thì phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Từ đó, ông Ngãi cho rằng, nên giao Bộ Công Thương hoặc giao ủy quyền cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định phê duyệt. Bởi lẽ, Tập đoàn EVN có 4 công ty tư vấn thiết kế thủy điện. Không nên để địa phương tự cấp phép, tự cấp quyền đầu tư, tự quản lý là không ổn. Việc này không phải do họ kém nhưng thực tế đã có những đau xót xảy ra.

Văn Nguyễn – Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

NGUYÊN ANH |

Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP. Mô hình này không chỉ giúp người nông dân quản lý được thức ăn, tỉ lệ sống của tôm từng giai đoạn mà còn giúp quản lý dịch bệnh và các yếu tố môi trường đồng thời giảm ảnh hưởng xấu cho môi trường.

Biến đổi khí hậu đang tác động xấu lên doanh nghiệp Việt

Vũ Long |

VCCI đánh giá: Biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực toàn diện đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn

Thế Cường |

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam. NDC cập nhật của Việt Nam xác định các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021-2030 và các nhiệm vụ chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu, các giải pháp thích ứng...

Nâng mức đóng góp của Việt Nam cho ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu

Thế Cường |

Bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) quốc gia, tương đương 83,9 triệu tấn CO2tđ; mức đóng góp 9% này có thể được tăng lên thành 27% so với BAU quốc gia (tương đương 250,8 triệu tấn CO2tđ) khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và các cơ chế trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

NGUYÊN ANH |

Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP. Mô hình này không chỉ giúp người nông dân quản lý được thức ăn, tỉ lệ sống của tôm từng giai đoạn mà còn giúp quản lý dịch bệnh và các yếu tố môi trường đồng thời giảm ảnh hưởng xấu cho môi trường.

Biến đổi khí hậu đang tác động xấu lên doanh nghiệp Việt

Vũ Long |

VCCI đánh giá: Biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực toàn diện đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn

Thế Cường |

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam. NDC cập nhật của Việt Nam xác định các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021-2030 và các nhiệm vụ chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu, các giải pháp thích ứng...

Nâng mức đóng góp của Việt Nam cho ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu

Thế Cường |

Bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát triển thông thường (BAU) quốc gia, tương đương 83,9 triệu tấn CO2tđ; mức đóng góp 9% này có thể được tăng lên thành 27% so với BAU quốc gia (tương đương 250,8 triệu tấn CO2tđ) khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và các cơ chế trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.