Hạn hán, xâm nhập mặn là hệ quả của biến đổi khí hậu?

Nguyễn Hà |

Xâm nhập mặn đã, đang và được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt. Câu hỏi đặt ra là cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước mặt, chủ động ứng phó với hạn hán và đảm bảo nguồn nước trong tương lai?

Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Châu Trần Vĩnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) xung quanh vấn đề này.

Xin ông cho biết, hiện nay tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn biến như thế nào?

- Tình trạng hạn hán, thiếu nước năm nay xảy ra trên diện rất rộng, trải dài từ Bắc Bộ, miền Trung, Tây Nguyên đến Đồng bằng sông Cửu Long và có diễn biến hết sức phức tạp. Lượng mưa cũng như lượng dòng chảy trên các sông, suối phạm vi cả nước rất thấp so với trung bình nhiều năm, hiện tượng này gây thiếu hụt lượng nước ngay trong mùa mưa, lũ năm 2019.

Những cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nứt nẻ, khô cằn có nguy cơ mất trắng vì hạn mặn. Ảnh: TR.L
Những cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nứt nẻ, khô cằn có nguy cơ mất trắng vì hạn mặn. Ảnh: TR.L

Nhiều hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa lớn, quan trọng, lượng nước tích được đầu mùa cạn là không nhiều, chỉ từ 40-75% tùy từng hồ, đặc biệt có hồ chứa chỉ tích được khoảng 20%. Các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ cũng chỉ tích được 70-80%, nhiều hồ chỉ đạt 40-50%. Riêng hồ thủy điện Hòa Bình với dung tích hưu ích hơn 6 tỉ m3 đã ghi nhận mực nước thấp kỷ lục trong suốt gần 30 năm vận hành.

Biến đổi khí hậu có phải là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thưa ông?

- Biến đổi khí hậu đang diễn ra sớm và mạnh hơn so với chúng ta đã từng dự báo. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hạn hán, thiếu nước và nhiều hiện tượng cực đoan như thiên tai, lũ lụt khác trên phần lớn các khu vực ở nước ta như hiện nay.

Tác động rõ nét nhất của biến đổi khí hậu là làm thay đổi lớn chế độ dòng chảy trên hầu hết các sông, suối, làm cho nhiều sông, suối bị suy giảm dòng chảy nghiêm trọng, nhiều nơi đạt mức thấp kỷ lục và gia tăng tình trạng lũ lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở bờ sông, suối ở nhiều địa phương trên cả nước.

Hệ quả của nó là kéo theo tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đặc biệt là thiếu nước sạch phục vụ mục đích sinh hoạt của nhân dân ở nhiều địa phương như chúng ta đã thấy trong thời gian qua.

Những cánh đồng lúa khô cằn do hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: TR.L
Những cánh đồng lúa khô cằn do hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: TR.L

Để giảm thiểu nguy cơ thiếu nước trong thời gian còn lại của mùa cạn năm 2020, theo ông cần có những giải pháp như thế nào? Kịch bản lâu dài để ứng phó với tình trạng hạn mặn này là gì?

- Theo tôi, điều quan trọng nhất hiện nay là làm sao để thay đổi nhận thức sâu, rộng và nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ, chia sẻ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước, điều đó sẽ làm giảm tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Đối với Đồng bằng Bắc Bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều cuộc họp thống nhất các phương án điều chỉnh việc vận hành các hồ chứa theo từng giai đoạn cụ thể theo hướng sử dụng nước tiết kiệm, giảm thiểu tối đa nguy cơ thiếu nước.

Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù tình hình hạn mặn mùa khô năm 2020 vẫn được coi ở mức nghiêm trọng như năm 2016, nhưng do các công tác dự báo, cảnh báo sớm nên mặc dù đến thời điểm hiện tại, mức độ hạn, xâm nhập mặn vẫn diễn ra phức tạp nhưng mức độ thiệt hại đã được giảm thiểu đáng kể. Vấn đề đáng lo ngại nhất đến thời điểm hiện tại vẫn là đảm bảo được nguồn nước cho sinh hoạt ở một số khu vực.

Đối với các hồ chứa đang có thiếu hụt nguồn nước, như hồ Cửa Đạt (sông Mã), Bình Điền (sông Hương), A Vương (Vu Gia - Thu Bồn), Ka Nak (Ba), Sê San 4 (Sê San), Đại Ninh (Đồng Nai),… Chúng tôi đã trình lãnh đạo Bộ có văn bản phối hợp, chỉ đạo điều hành các hồ chứa. Các hồ chứa này do vẫn thiếu hụt nên phương án điều chỉnh giảm lưu lượng xả xuống hạ du cho phù hợp để bảo đảm đủ nước cấp cho từ 5-7 tháng còn lại của mùa cạn.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ đẩy mạnh xây dựng Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh nhằm cân bằng các nguồn nước, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước nước một cách hợp lý theo không gian, thời gian đặc biệt là quy định các phương án phân bổ nguồn nước trong trường hạn hán, thiếu nước cho các mục đích sử dụng nhất là đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân.

Rất cảm ơn những chia sẻ của ông!

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Vào tâm điểm hạn mặn Cà Mau

Nhật Hồ - Phong Nguyễn |

Tỉnh Cà Mau vừa chính thức công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 tại huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh. Tỉnh này cũng đề nghị Bộ NNPTNT hưởng dẫn công bố thiên tai. Hạn mặn đã làm cho đời sống người dân nơi đây lâm vào cảnh khó khăn chồng chất. Không riêng gì Cà Mau, hàng loạt tỉnh tại ĐBSCL đang cần giải pháp để thoát khỏi vòng vây của hạn mặn.

Bộ đội cứu khát cho dân vùng hạn mặn

Kỳ Quan |

Hạn, mặn gay gắt đang làm cho nhiều hộ dân ở tỉnh Long An thiếu nước uống, sinh hoạt. Chia sẻ khó khăn với dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An tổ chức 6 xe bồn hàng ngày chở nước ngọt từ nhà máy nước ở Thành phố Tân An về cung cấp miễn phí cho dân vùng hạn, mặn.

Chua xót nhìn hàng ngàn ha lúa, hoa màu bị thiệt hại nặng nề do hạn mặn

Kỳ Quan |

Huyện Tân Trụ (tỉnh Long An) đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn mặn năm nay với hàng ngàn ha lúa, hoa màu, thanh long bị mất trắng hoặc ảnh hưởng năng suất.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Vào tâm điểm hạn mặn Cà Mau

Nhật Hồ - Phong Nguyễn |

Tỉnh Cà Mau vừa chính thức công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 tại huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh. Tỉnh này cũng đề nghị Bộ NNPTNT hưởng dẫn công bố thiên tai. Hạn mặn đã làm cho đời sống người dân nơi đây lâm vào cảnh khó khăn chồng chất. Không riêng gì Cà Mau, hàng loạt tỉnh tại ĐBSCL đang cần giải pháp để thoát khỏi vòng vây của hạn mặn.

Bộ đội cứu khát cho dân vùng hạn mặn

Kỳ Quan |

Hạn, mặn gay gắt đang làm cho nhiều hộ dân ở tỉnh Long An thiếu nước uống, sinh hoạt. Chia sẻ khó khăn với dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An tổ chức 6 xe bồn hàng ngày chở nước ngọt từ nhà máy nước ở Thành phố Tân An về cung cấp miễn phí cho dân vùng hạn, mặn.

Chua xót nhìn hàng ngàn ha lúa, hoa màu bị thiệt hại nặng nề do hạn mặn

Kỳ Quan |

Huyện Tân Trụ (tỉnh Long An) đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn mặn năm nay với hàng ngàn ha lúa, hoa màu, thanh long bị mất trắng hoặc ảnh hưởng năng suất.