Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em: Từng bước để học sinh trở lại trường

Thùy Linh |

Đến nay, Việt Nam đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine COVID-19 cho khoảng gần 55% dân số từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trẻ em vẫn chưa được tiêm. Muốn quay trở lại trường học, tham gia các hoạt động xã hội, học sinh từ 12-17 tuổi cần được từng bước tiêm vaccine COVID-19.

Dự kiến tháng 10 bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ em 12-17 tuổi

Việt Nam có khoảng 25 triệu trẻ em, trong đó riêng tại TPHCM có khoảng 1,8 triệu trẻ từ 5-18 tuổi. Thời gian qua, đặc biệt trong làn sóng dịch COVID-19 thứ 4, đã có nhiều trẻ em trở thành F0, F1, phải điều trị COVID-19 hoặc cách ly y tế.

Tỉ lệ trẻ mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4 khá cao so với những đợt dịch trước. Theo số liệu tổng hợp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến 1.9, cả nước có gần 40.000 trẻ em là F0 và F1, trong đó có hơn 11.800 trẻ em là F0. Trong đó, TPHCM là địa phương có số trẻ em là F0 và F1 cao nhất cả nước, với khoảng hơn 3.000 trẻ. Còn tại Hà Nội, khoảng 5% tổng số ca mắc COVID-19 là trẻ em 0-5 tuổi.

Về vấn đề tiêm vaccine cho trẻ em, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ đang xây dựng hướng dẫn, dự kiến tháng 10 bắt đầu triển khai tiêm vaccine cho trẻ em 12-17 tuổi. Sau đó, sẽ mở rộng ra các nhóm tuổi thấp hơn. Cùng với lượng lớn vaccine Pfizer về Việt Nam trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết trong chuyến thăm Cuba vừa qua, Chủ tịch nước đã có đề nghị và Việt Nam đang chờ nước bạn sớm gửi hồ sơ về vaccine tiêm cho trẻ em để xem xét.

Theo ông Thuấn, nguồn vaccine từ nay đến cuối năm không thiếu, dự kiến về tối thiểu 120 triệu liều. Ông dự tính trong năm 2021, Việt Nam sẽ tiêm phủ một mũi vaccine cho trên 70% dân số trên 18 tuổi.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng - cho rằng, Việt Nam cần phải tiếp tục triển khai tiêm chủng mạnh mẽ, để sớm đạt được 70% dân số tiêm vaccine. Đặc biệt, phải triển khai tiêm chủng cho cả trẻ em. Chỉ khi đó, chúng ta sẽ tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng.

Về vấn đề tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, PGS Phu cho rằng, hiện nay thế giới đã có nhiều loại vaccine tiêm được cho trẻ em, Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo khẩn trương tiêm cho trẻ em, vì vậy tôi cho rằng việc này sẽ sớm được triển khai. Hoặc chúng ta tiêm bao phủ vaccine cho người lớn và trẻ em trước mắt cần được bảo vệ bằng nhiều biện pháp dự phòng như 5K, thì có thể nới lỏng được các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế.

Tiêm vaccine COVID-19 để bảo vệ trẻ em nhưng cần hết sức thận trọng

Ngày 7.10, các hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) đã chính thức đệ trình hồ sơ lên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) để xin cấp phép tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của các hãng này cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng toàn cầu, Pfizer/BioNTech cho biết vaccine ngừa COVID-19 của họ an toàn và tạo ra phản ứng mạnh với những kháng thể trung hòa, qua đó giúp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào. Trong thử nghiệm này, trẻ em từ 5-11 tuổi được áp dụng cơ chế tiêm 2 liều 10 microgam, so với 30 microgam đối với các nhóm tuổi lớn hơn. Các mũi tiêm cách nhau 21 ngày.

Hiện, Pfizer/BioNTech cũng đang thử nghiệm vacine ngừa COVID-19 với trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 2 tuổi và trẻ em từ 2-5 tuổi. Dữ liệu ban đầu đối với các nhóm này có thể được đưa ra ngay sau quý IV.

TS Nguyễn Hồng Vũ - Viện nghiên cứu City of Hope, California, USA - cho hay: Mới đây, Pfizer/BioNTech, hãng sản xuất vaccine COVID-19, công bố kết quả từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2/3 lần đầu tiên trên trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, cho thấy kết quả an toàn và đáp ứng miễn dịch tốt với lượng kháng thể trung hòa cao ngang ngửa với người lớn.

Ông cho biết họ đã sử dụng liều vaccine thấp hơn 1/3 so với người lớn (chỉ dùng 10 microgram, thay vì dùng 30 microgram cho mỗi liều), thời gian giữa 2 liều được giữ nguyên là 21 ngày. Kết quả thử nghiệm cung cấp các dữ liệu khá vững chắc để họ xin FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine này cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trong bối cảnh lo ngại số lượng trẻ bị nhiễm COVID-19 ngày một gia tăng kể từ khi nước Mỹ mở cửa trở lại và học sinh trở lại trường học.

Hiện nay, ở Mỹ có 3 loại vaccine COVID-19 được cho phép sử dụng trong cộng đồng là Pfizer/BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson. Tuy nhiên chỉ có vaccine của Pfizer/BioNTech đang được cho phép sử dụng cho người từ 12 tuổi trở lên (liều và khoảng cách các liều là giống nhau) vì hiện chỉ có công ty này có các nghiên cứu lâm sàng trên nhóm người trẻ và có kết quả rõ ràng về độ an toàn và hiệu quả.

TS Nguyễn Hồng Vũ cũng cho rằng: “Trẻ em khác người lớn khá nhiều. Không những khác về tầm vóc, cân nặng, hình dáng bên ngoài mà quan trọng hơn là các đặc điểm sinh học bên trong của trẻ vẫn “còn đang phát triển” và không ai trong chúng ta muốn sự phát triển này bị ảnh hưởng xấu. Có một câu nói thường được nhắc đến khi các nghiên cứu khoa học được áp dụng lên trẻ em đó là “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ”, để nhắc nhở rằng chúng ta cần hết sức cẩn trọng. Do vậy nhóm trẻ em, cũng như các nhóm “nhạy cảm” khác như phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, người già, người có bệnh nền nguy hiểm… thường không được tham gia thử nghiệm lâm sàng một loại thuốc hoặc vaccine mới ra”.

Đối với bệnh COVID-19, TS Nguyễn Hồng Vũ cho biết: Hầu hết trẻ em khi mắc sẽ bị bệnh nhẹ, khỏi nhanh và phần lớn không có triệu chứng, chỉ một tỉ lệ rất rất nhỏ bị trở nặng hoặc tử vong. Đây là một hiện tượng đang được các nhà khoa học nghiên cứu và làm rõ với các kết quả khá thú vị.

“Nói chung, do đặc tính sinh học của trẻ em có nhiều điểm khác với người lớn nên việc sử dụng vaccine trên trẻ em nên được “cẩn trọng”, chỉ nên sử dụng các vaccine đã có nghiên cứu cụ thể và sử dụng đúng liều lượng phù hợp cho từng lứa tuổi”- TS Nguyễn Hồng Vũ nhấn mạnh. 

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Hãy cho phép người đã tiêm vaccine tự do đi lại bằng xe cá nhân

Lê Thanh Phong |

Cho đến nay, người dân chưa được tự do đi lại giữa các tỉnh. Người có xe cá nhân cũng không biết có đi được hay không và cần thủ tục như thế nào, bởi vì có quá nhiều quy định khác nhau như "mỗi tỉnh là một quốc gia".

Đà Nẵng tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cho gần 27.000 người

THUỲ TRANG |

Theo Kế hoạch của Sở Y tế TP.Đà Nẵng, từ ngày 9 đến 11.10, thành phố sẽ tổ chức tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19 Astrazeneca cho 26.869 người.

Cảnh giác với việc rao bán giấy "chứng nhận tiêm vaccine" giả trên mạng

Nhóm PV |

Trên mạng xã hội đang xuất hiện thông tin rao bán "Giấy xác nhận đã tiêm vaccine" để làm thẻ xanh COVID-19. Người mua hết sức thận trọng với thông tin này, bởi việc sử dụng giấy chứng nhận giả có thể bị truy tố hình sự về "Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức".

Cho phép người đã tiêm vaccine tự do đi lại để phục hồi kinh tế

Lê Thanh Phong |

Thích ứng an toàn với dịch, phục hồi kinh tế là yêu cầu đặt ra hiện nay, nhưng trên thực tế lại có quá nhiều thứ chưa thực sự thích ứng và cản trở phục hồi kinh tế.

Đà Nẵng mời công nhân lao động là người Quảng Nam ra tiêm vaccine

An Thượng |

Chiều nay 7.10, Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng thống nhất với đề xuất của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu Công nghiệp, ưu tiên tiêm vaccine đối với công nhân là người Quảng Nam đang làm việc tại các khu Công nghiệp Đà Nẵng.

Có nên tiêm trộn, thay đổi đường tiêm vaccine COVID-19 hay không?

Theo PGS.TS TRẦN ĐÌNH BÌNH - THS TRẦN THANH LOAN (ĐH Y DƯỢC HUẾ) |

Để thực hiện thành công chiến lược tiêm chủng vaccine COVID-19 trong bối cảnh nguồn cung vaccine khó khăn, nhiều chủng loại được sản xuất theo những công nghệ khác nhau, yêu cầu tiêm chủng bao phủ tỉ lệ cao… các tác giả cho rằng, chúng ta có thể rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm của vaccine AstraZeneca đến 6 tuần. Đồng thời, có thể tiêm trộn một số loại vaccine (nếu thật sự không thể giải quyết được nguồn cung). Nhưng tuyệt đối không thể thay đổi đường tiêm và liều lượng của một mũi tiêm nhằm đảm bảo hiệu lực bảo vệ của vaccine.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Hãy cho phép người đã tiêm vaccine tự do đi lại bằng xe cá nhân

Lê Thanh Phong |

Cho đến nay, người dân chưa được tự do đi lại giữa các tỉnh. Người có xe cá nhân cũng không biết có đi được hay không và cần thủ tục như thế nào, bởi vì có quá nhiều quy định khác nhau như "mỗi tỉnh là một quốc gia".

Đà Nẵng tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cho gần 27.000 người

THUỲ TRANG |

Theo Kế hoạch của Sở Y tế TP.Đà Nẵng, từ ngày 9 đến 11.10, thành phố sẽ tổ chức tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19 Astrazeneca cho 26.869 người.

Cảnh giác với việc rao bán giấy "chứng nhận tiêm vaccine" giả trên mạng

Nhóm PV |

Trên mạng xã hội đang xuất hiện thông tin rao bán "Giấy xác nhận đã tiêm vaccine" để làm thẻ xanh COVID-19. Người mua hết sức thận trọng với thông tin này, bởi việc sử dụng giấy chứng nhận giả có thể bị truy tố hình sự về "Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức".

Cho phép người đã tiêm vaccine tự do đi lại để phục hồi kinh tế

Lê Thanh Phong |

Thích ứng an toàn với dịch, phục hồi kinh tế là yêu cầu đặt ra hiện nay, nhưng trên thực tế lại có quá nhiều thứ chưa thực sự thích ứng và cản trở phục hồi kinh tế.

Đà Nẵng mời công nhân lao động là người Quảng Nam ra tiêm vaccine

An Thượng |

Chiều nay 7.10, Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng thống nhất với đề xuất của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu Công nghiệp, ưu tiên tiêm vaccine đối với công nhân là người Quảng Nam đang làm việc tại các khu Công nghiệp Đà Nẵng.

Có nên tiêm trộn, thay đổi đường tiêm vaccine COVID-19 hay không?

Theo PGS.TS TRẦN ĐÌNH BÌNH - THS TRẦN THANH LOAN (ĐH Y DƯỢC HUẾ) |

Để thực hiện thành công chiến lược tiêm chủng vaccine COVID-19 trong bối cảnh nguồn cung vaccine khó khăn, nhiều chủng loại được sản xuất theo những công nghệ khác nhau, yêu cầu tiêm chủng bao phủ tỉ lệ cao… các tác giả cho rằng, chúng ta có thể rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm của vaccine AstraZeneca đến 6 tuần. Đồng thời, có thể tiêm trộn một số loại vaccine (nếu thật sự không thể giải quyết được nguồn cung). Nhưng tuyệt đối không thể thay đổi đường tiêm và liều lượng của một mũi tiêm nhằm đảm bảo hiệu lực bảo vệ của vaccine.