Thiếu nước, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại đồng bằng sông Cửu Long

Vũ Long |

Từ nay đến hết tháng 5.2021, nhiều khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục bị xâm nhập mặn, thiếu nước nghiêm trọng.

Xâm nhập mặn tại ĐBSCL tiếp tục phức tạp vào cuối mùa khô

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, tính toán của viện cho thấy dòng chảy thượng lưu sông Mê Kông về đồng bằng mùa khô năm 2021 thuộc năm thủy văn cực hạn và biến động rất phức tạp nên xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long thuộc nhóm năm mặn nghiêm trọng. Tình trạng xâm nhập mặn có khả năng tăng đột biến, nhất là vào các ngày triều cường.

Tại vị trí Cầu Nối thuộc sông Vàm Cỏ, từ đầu mùa khô đã bị xâm nhập mặn nghiêm trọng và từ nay đến hết mùa khô (tháng 6.2021) không còn khả năng xuất hiện nước ngọt, kể cả vào lúc chân triều (nước ròng - vị trí thấp nhất của mực nước trong trong một chu kỳ triều).

Tại Bến Lức - sông Vàm Cỏ Đông, từ nay đến giữa tháng 4.2021 độ mặn tăng cao, nước ngọt hầu như không xuất hiện. Trong tháng 5.2021, độ mặn có thể nhỏ hơn dự báo nếu có mưa. Tại Tân An – sông Vàm Cỏ Tây, từ tháng 3 đến đầu tháng 4, nguồn nước niễm mặn phần lớn thời gian. Số liệu dự báo độ mặn (g/l) dọc sông Cửa Tiểu từ tháng 1 – 5.2021 cũng cho thấy, tại một số điểm không còn khả năng xuất hiện nước ngọt cho đến hết mùa khô.

Không để hạn mặn đảo lộn sinh hoạt và sản xuất

Cũng theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, dòng chảy mùa khô năm 2020-2021 từ thượng lưu sông Mê Kông về đồng bằng có khả năng thuộc năm thủy văn ở mức thấp cực hạn, nên xâm nhập mặn mùa khô trên ĐBSCL thuộc nhóm năm nghiêm trọng (đến sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng và kéo dài), ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.

Đặc biệt, vùng dự án ngọt hóa như vùng Nhật Tảo-Tân Trụ (Long An), vùng Gò Công (dự án Gò Công, Tiền Giang), Trà Vinh (dự án Nam Mang Thít) trong thời gian từ nay đến tháng 5 nếu không có mưa hoặc xả nước thượng lưu, thì tình trạng hạn mặn sẽ rất lớn, phải tăng cường chuyển nước từ trên xuống theo các kênh dọc trục trong hệ thống. Cần tiếp tục nạo vét, tăng cường năng lực chuyển nước của các kênh trục hệ thống và mở cửa, bơm để lấy nước (lúc này nước ngọt trong kênh rất thấp).

Tại vùng Long Phú - Trần Đề (Sóc Trăng) cũng gặp khó khăn về nước tưới và có khả năng xảy ra hạn trong vùng dự án. Do vậy cần có kế hoạch bơm trữ, vận hành cống hợp lý để tích trữ nước nước ngọt tối đa khi ngoài sông có xuất hiện nguồn ngọt.

Các vùng Đông Hà Tiên cũng cần chú ý tiếp tục chống hạn mặn đến hết tháng 5.20121. Tại Hậu Giang, TP.Vị Thanh mặn có thể xâm nhập với nồng độ đạt đến 2-4g/l vào tháng 4 và tháng 5 nếu không mưa. Vùng Vị Thủy cũng cần đề phòng nguy cơ xâm nhập mặn cuối mùa khô…

Tổng cục Phòng, chống thiên tai cũng khuyến cáo, dòng chảy thượng lưu sông Mê Kông về đồng bằng sông Cửu Long đang diễn biến rất phức tạp do có sự chi phối của các hồ chứa thượng lưu. Để có thông tin kịp thời về mặn xâm nhập, nguồn nước và xây dựng kế hoạch vận hành các cửa cống, các giải pháp chống hạn mặn, các địa phương thường xuyên cập nhật các bản tin dự báo nguồn nước của Tổng cục Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam để kịp thời ứng phó, đảm bảo sản xuất an toàn và không thiếu hụt nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

ĐBSCL: Xâm nhập mặn sẽ gay gắt vào cuối tháng 3

TRẦN LƯU |

Từ đây đến cuối tháng, dự báo tình hình xâm nhập mặn với độ mặn 4g/l có thể vào sâu nhất trên dòng chính, các cửa sông Cửu Long từ 48 - 70km, từ 75 - 90km trên sông Vàm Cỏ và từ 50 - 55km trên sông Cái Lớn...

Kiên Giang: Xâm nhập mặn tăng cao, hơn 1.200ha lúa bị thiệt hại

NGUYÊN ANH |

Do tình hình lượng mưa năm nay ít cộng thêm nước mặn xâm nhập sớm nên diện tích lúa đông xuân ở 1 số địa bàn các huyện An Biên, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang bị ảnh hưởng nhiều.

Nông dân bất an vì xâm nhập mặn ngay dịp Tết Nguyên đán

TRẦN LƯU |

Trước dự báo xâm nhập mặn sẽ diễn ra khốc liệt nông dân vùng ĐBSCL đang lo lắng khi Tết Nguyên đán đã cận kề...

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

ĐBSCL: Xâm nhập mặn sẽ gay gắt vào cuối tháng 3

TRẦN LƯU |

Từ đây đến cuối tháng, dự báo tình hình xâm nhập mặn với độ mặn 4g/l có thể vào sâu nhất trên dòng chính, các cửa sông Cửu Long từ 48 - 70km, từ 75 - 90km trên sông Vàm Cỏ và từ 50 - 55km trên sông Cái Lớn...

Kiên Giang: Xâm nhập mặn tăng cao, hơn 1.200ha lúa bị thiệt hại

NGUYÊN ANH |

Do tình hình lượng mưa năm nay ít cộng thêm nước mặn xâm nhập sớm nên diện tích lúa đông xuân ở 1 số địa bàn các huyện An Biên, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang bị ảnh hưởng nhiều.

Nông dân bất an vì xâm nhập mặn ngay dịp Tết Nguyên đán

TRẦN LƯU |

Trước dự báo xâm nhập mặn sẽ diễn ra khốc liệt nông dân vùng ĐBSCL đang lo lắng khi Tết Nguyên đán đã cận kề...