Những phận đời "không gì cả" ở vùng cao Hoà Bình

Khánh Linh |

Hoà Bình - Không tấc đất cắm dùi, không giấy tờ tuỳ thân, không bảo hiểm y tế, con trẻ không được đi học là những gì đang diễn ra tại bản người Mông ở xã vùng cao huyện Mai Châu.

Bản nhiều không

Chúng tôi đến xã vùng cao Cun Pheo, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình giữa một ngày đầu đông, lúc sương mù còn phủ kín những bản làng lưng chừng núi.

Khi PV ngỏ ý muốn đến mục sở thị bản nhiều không ở bên kia sườn núi, ông Lò Văn Thiên - Chủ tịch UBND xã ái ngại: "Đường đi khó lắm đấy, liệu cô có đi được không? Họ sống ở lưng chừng núi, đường có những đoạn dựng đứng cơ, trời nắng may ra còn đi được chứ trời mưa thì chịu".

Bản nhiều không được nhắc đến là khu Suối Rằm, thuộc địa phận xóm Táu Nà, xã Cun Pheo - nơi có 50 hộ người dân tộc Mông từ các địa phương du canh du cư đến đây làm nương rẫy.

Thoạt nhìn những ngôi nhà bé nhỏ, dột nát như chiếc lều canh nương.
Thoạt nhìn, những ngôi nhà bé nhỏ, dột nát như chiếc lều canh nương.

Trong đó, 31 hộ, 167 khẩu là người dân của xã Hang Kia, huyện Mai Châu. Còn lại, 19 hộ, 115 khẩu là người của xã Hua Nhàng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Hiện, tất cả đang sinh sống và canh tác nhờ trên diện tích đất của Công ty xuất nhập khẩu Mai Bình.

"Với 19 hộ từ Sơn La xuống, vì du canh du cư tự do nên quê cũ đã xoá hộ khẩu. Nơi ở mới chưa nhập được khiến họ không có giấy tờ tuỳ thân, không có bảo hiểm y tế, con trẻ sinh ra cũng không có giấy khai sinh, không được đi học.

Năm 2016, khi được vận động quay trở về nơi ở cũ, bà con không về và mong muốn được ở lại. Xã đã đề nghị huyện có phương án cho họ được ở đây" - ông Thiên cho hay.

Lời nói của vị chủ tịch đã thôi thúc chúng tôi phải khám phá bằng được bản kỳ lạ này. 

 
Trong nhà chẳng có lấy một đồ vật đáng giá.

Sau hơn 1 tiếng đồng hồ từ trung tâm xã băng qua con đường đất ngoằn ngoèo men theo sườn núi, phóng viên đã có mặt tại khu dân cư Suối Rằm.

Thoạt nhìn từ đằng xa, những ngôi nhà nhỏ chỉ hơn chục mét vuông được dựng lên sơ sài, mái che bạt trông như những chiếc lán canh nương.

Trong ngôi nhà 7 người sinh sống của anh Khà A Chứ (SN 1979), chẳng có bất cứ đồ vật gì đáng giá ngoài vài chiếc xoong nồi đã cũ và mấy chiếc chăn mỏng.

Cả đường đi lại, đất ở và đất canh tác đều mượn nhờ của Công ty Xuất nhập khẩu Mai Bình.
Cả đường đi lại, đất ở và đất canh tác đều mượn nhờ của Công ty Xuất nhập khẩu Mai Bình.

Anh Chứ tâm sự: "Gia đình tôi từ xã Hang Kia, huyện Mai Châu di cư sang đây từ năm 1983 và ở từ đó đến giờ".

Hỏi chuyện được biết, anh Chứ có 4 người con. Con trai lớn lấy vợ từ năm 14 tuổi, đến nay cũng đã đã có 4 cháu, đứa lớn đã 5 tuổi, đứa nhỏ nhất 1 tuổi. Tuy nhiên, tất cả những đứa trẻ nói trên đều không được đi học.

"Trường học thì xa mà đường đi lại khó khăn nên đành cho nó ở nhà thôi" - anh Chứ chia sẻ.

Trăn trở giấc mơ an cư

Rời nhà anh Chứ, chúng tôi tiếp tục leo thêm những con dốc dựng đứng để đến nhà  anh Thào A Pó (SN 1979).

 
Không được đi học, lũ trẻ nơi đây chỉ có thể quanh quẩn chơi gần nhà hoặc theo bố mẹ lên nương.

Ngôi nhà rộng khoảng 60m2 là chỗ trú mưa, trú nắng của 10 thành viên, được dựng lên bằng những tấm gỗ xẻ sơ sài, vá chằng vá đụp xung quanh. Bạt lợp mái cũng đã có dấu hiệu mủn do tác động của mưa rừng, gió núi.

Anh Pó kể: "Gia đình chúng tôi di cư xuống đây từ năm 2015, do trên quê đất canh tác ít và đã bạc màu".

Hai đứa con anh đang học lớp 3 và lớp 5 đã phải bỏ dở để cùng gia đình đi tìm kế sinh nhai.

 
Người dân nơi đây sống trong những căn nhà lụp xụp, dột nát.

"Nhà tôi trồng 3ha lúa nương, năm nào được mùa thì được 50 tải lúa, đủ no cả năm. Còn mất mùa như năm nay, chỉ được 30 tải, giáp hạn là vợ con lại đói.

Cũng muốn được cho con đi học lắm chứ! Phải biết chữ thì mới biết làm ăn. Nhưng ở đây không có trường lớp, đi học dưới xã thì xa quá, cũng không đứa nào có giấy tờ hợp pháp" - anh Pó bộc bạch.

Khi được hỏi về việc khám, chữa bệnh, anh Pó cười buồn: "Thì đành đi khám ở phòng khám ngoài thôi hoặc tự chữa bệnh ở nhà. Mong lắm ngày được xuống khu tái định cư để có đất ở, có giấy tờ, con còn được đi học, khám bệnh có bảo hiểm y tế"...

 
Những người dân ở đây đều mong muốn được ổn định chỗ ở, nơi canh tác và mong con cái được đi học.

Ông Lò Văn Thiên trăn trở: "Hiện, trong bản Mông có 47 cháu đang trong độ tuổi đi học, tuy nhiên không ai được đến trường. Những người dân ở đây thực sự rất thiệt thòi, không có hộ khẩu hợp pháp, không được hưởng bất cứ chế độ nào".

Thông tin từ UBND xã Cun Pheo cho biết, năm 2018, UBND huyện đã khởi công dự án khu tái định cư cho 51 hộ dân khu Suối Rằm. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ hoàn thành giai đoạn 1, đảm bảo mặt bằng cho 21 hộ.

"Chính quyền địa phương đã nhiều lần đề nghị UBND huyện sớm hoàn thiện dự án tái định cư để bà con ổn định cuộc sống" - vị lãnh đạo nói thêm.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Chuyện về loại cây thoát nghèo trên vùng cao Sơn La

Khánh Linh - Lê Hạnh |

Vốn là cây mọc hoang dại, nhưng những năm qua, cây táo mèo (sơn tra) đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, giúp bà con vùng cao thoát nghèo.

Nét độc đáo của bản "ma" ở vùng cao Hòa Bình

Trần Trọng |

Hòa Bình - Giữa một thung lũng lộng gió và mây, gần trăm ngôi nhà gỗ ở bản "ma" tạo nên một nét độc lạ, thơ mông tại nơi vùng cao xứ Mường.

Người dân vùng cao trèo lên cây, dùng loa nhắc nhở học sinh đi khai giảng

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện video ghi lại cảnh người dân trèo lên cây, dùng loa nhắc nhở phụ huynh, học sinh đến trường khai giảng. 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Chuyện về loại cây thoát nghèo trên vùng cao Sơn La

Khánh Linh - Lê Hạnh |

Vốn là cây mọc hoang dại, nhưng những năm qua, cây táo mèo (sơn tra) đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, giúp bà con vùng cao thoát nghèo.

Nét độc đáo của bản "ma" ở vùng cao Hòa Bình

Trần Trọng |

Hòa Bình - Giữa một thung lũng lộng gió và mây, gần trăm ngôi nhà gỗ ở bản "ma" tạo nên một nét độc lạ, thơ mông tại nơi vùng cao xứ Mường.

Người dân vùng cao trèo lên cây, dùng loa nhắc nhở học sinh đi khai giảng

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện video ghi lại cảnh người dân trèo lên cây, dùng loa nhắc nhở phụ huynh, học sinh đến trường khai giảng.