Nhiều bất thường trong quyết định tự chủ ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Trần Tuấn - Hữu Chánh |

Tìm hiểu nguyên nhân khiến Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương, nhiều y, bác sĩ phải đi bán rau, ship hàng, chúng tôi thấy những bất thường trong quyết định tự chủ tại đơn vị này.

Nhiều cán bộ, y bác sĩ không đồng tình tự chủ

Câu chuyện 160 cán bộ, y, bác sĩ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh bị nợ lương kéo dài, nhiều người phải đi bán rau, ship hàng để kiếm thêm thu nhập đã nhận được sự quan tâm của dư luận những ngày qua.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện cán bộ, y, bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, đơn vị rơi vào tình cảnh bi đát như hiện nay là do thực hiện cơ chế tự chủ theo Quyết định số 2218/QĐ-BYT ngày 4.6.2019 của Bộ Y tế.

Chị Lê Thanh Bình - kế toán viên của Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, năm 2018, Bệnh viện đã có nhiều công văn sang Học viện để vay tiền chi trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội,… vì vậy đến tháng 6.2019 đã được phê duyệt cho tự chủ là bất thường.

“Tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện không được tham dự, không được thêm ý kiến, không được quyết định số phận của mình mà chủ yếu là do ông Đậu Xuân Cảnh (Giám đốc Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam kiêm giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh thời điểm đó – PV) và nhóm người xây dựng đề án - đều là lãnh đạo, tự quyết định vấn đề tự chủ”, chị Bình cho biết.

Theo chị Bình, lãnh đạo Bệnh viện thời điểm đó chỉ nói chung chung sẽ tiến tới tự chủ nhưng cụ thể tự chủ như thế nào thì tập thể cán bộ, y, bác sĩ không ai hiểu.

Đến tháng 12.2019, sau 6 tháng thực hiện cơ chế tự chủ, cuộc sống của cán bộ, nhân viên y tế bắt đầu bị ảnh hưởng khi bị cắt toàn bộ tiền thưởng, tiền thu nhập tăng thêm. Họ đã yêu cầu cuộc họp với Ban giám đốc để giải quyết vấn đề này.

Y, bác sĩ ngồi buồn bên hành lang bệnh viện. Tháng 11 này, họ đứng trước viễn cảnh không nhận được đồng lương nào. Ảnh: PV.
Y, bác sĩ ngồi buồn bên hành lang bệnh viện. Tháng 11 này, họ đứng trước viễn cảnh không nhận được đồng lương nào. Ảnh: PV.

Theo biên bản “Hội nghị lấy ý kiến thực hiện quyết định số 2218/QĐ-BYT ngày 4.6.2019 của Bộ Y tế về việc giao quyền tự chủ, chịu trách nhiệm về tài chính năm 2019 đối với Bệnh viện Tuệ Tĩnh” ngày 19.12.2019, có đến 84,32% cán bộ bệnh viện không đồng tình với quyết định tự chủ, yêu cầu xin dừng tự chủ ngay tại thời điểm đó. Tuy nhiên, yêu cầu đó không được Ban giám đốc Bệnh viện giải quyết.

“Ông Đậu Xuân Cảnh thừa hiểu về công năng và nguồn gốc khai sinh, về những khó khăn, vướng mắc mà Bệnh viện đang gặp phải, nhưng ông Cảnh vẫn quyết tâm đưa Bệnh viện Tuệ Tĩnh thực hiện tự chủ về tài chính cho bằng được”, nữ kế toán chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Hằng, Điều dưỡng Trưởng Khoa Lão - Tim mạch (Bệnh viện Tuệ Tĩnh) cho biết: “Bệnh viện tự chủ hoàn toàn sai lầm”.

“Đến ngay Bộ Y tế cũng đánh giá Bệnh viện còn non yếu, chỉ ngang hàng với trung tâm y tế, mục đích phục vụ chính cho việc thực hành”, chị Hằng nói.

Đại diện tập thể cán bộ, y, bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho rằng “việc tự chủ của bệnh viện không phải vì sự phát triển mà vì lợi ích khác”.

Sau tự chủ: Đấu thầu hàng chục tỉ đồng thiết bị y tế, nhiều thiết bị bỏ không

Sau khi tự chủ, giá trị các gói thầu mua sắm trang thiết bị, của Bệnh viện Tuệ Tĩnh là 16 – 18 tỉ đồng/năm và xảy ra tình trạng lãng phí, không sử dụng hết công năng.

Theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế năm 2020 của Bệnh viện Tuệ Tĩnh, đơn vị này được trang bị tổng cộng 21 thiết bị y tế các loại với tổng giá trị 5 gói thầu là 16.875.000.000 đồng.

Trong đó, theo khảo sát của phóng viên, các trang thiết bị như hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính trị giá 7.850.000.000 đồng, nồi hấp tiệt trùng trị giá 340.000.000 đồng, máy tán sỏi laser trị giá 3.350.000.000 hay máy siêu âm điều trị 3 chiếc 450.000.000 đồng… hầu như không được sử dụng hoặc sử dụng rất ít.

Đến năm 2021, dù tình hình tài chính vô cùng khó khăn, phải nợ lương cán bộ, nhân viên trong nhiều tháng, trong bối cảnh nhiều thiết bị y tế tiền tỉ vẫn xếp xó, Bệnh viện Tuệ Tĩnh vẫn lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế với tổng số tiền là 18.233.000.000 đồng. Trong đó, máy chụp X-quang kỹ thuật số trị giá 2.200.000.000 đồng và toàn bộ thiết bị bào chế dược trị giá 1.305.000.000 đồng đã mua xong, đang chờ bàn giao. Một số thiết bị khác đang được hoàn thiện hồ sơ.

 
Chiếc máy siêu âm đắt tiền đã lâu không sử dụng. Ảnh: PV.

Khảo sát cho thấy, tình trạng máy móc để không lãng phí này có ở hầu hết các phòng, khoa của Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Tại Khoa Thăm dò chức năng, có những thiết bị được nhập về nhiều năm nhưng vẫn còn nguyên trong hộp. Máy tán sỏi laser khoảng hơn 3 tỉ đồng, hệ thống máy xét nghiệm hỗ trợ sinh sản IVF có giá khoảng 7-8 tỉ đồng hiện phải dùng khóa cửa chống trộm...

"Máy sấy dược liệu cũ trị giá hàng trăm triệu vẫn dùng được, có những lúc dùng không hết công suất nhưng bệnh viện lại mua thêm 1 máy sấy dược liệu mới hiện vẫn chưa lắp đặt và đưa vào sử dụng", anh Nguyễn Trung Sang (Khoa Dược) nói.

Cần làm rõ trách nhiệm của ông Đậu Xuân Cảnh

Liên quan đến các phản ánh trên, phóng viên Báo Lao Động đã liên hệ PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, người giữ vị trí Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam kiêm Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh vào thời điểm Bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ (tháng 6.2019), nhưng chưa nhận được trả lời từ vị này. Ông Đậu Xuân Cảnh hiện đã nghỉ hưu và làm Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam từ tháng 12.2020 đến nay.

Trong buổi làm việc chiều 19.11 về việc tháo gỡ khó khăn tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng đã đề nghị làm rõ quyết định tự chủ của Bệnh viện Tuệ Tĩnh khi đó đã đủ điều kiện theo quy định hay chưa. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục quản lý y, dược cổ truyền – Bộ Y tế, cho biết: "Thực ra Đề án, căn cứ tự chủ đều đầy đủ hết thì Bộ Y tế mới dám quyết định. Theo tôi, chúng ta cần đề xuất, giải quyết những khó khăn trước mắt cho cán bộ đoàn viên. Còn vấn đề tổng kết và nguyên nhân tại sao thì không thể làm vào buổi hôm nay".

Trần Tuấn - Hữu Chánh
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất tạm ngừng cơ chế tự chủ ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Nhóm phóng viên |

Đại diện Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ Y tế cho biết sẽ kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng cơ chế tự chủ đối với Bệnh viện Tuệ Tĩnh.

Bệnh viện nợ lương, bác sĩ phải đi bán rau: Sự việc chưa có tiền lệ

Trần Tuấn - Hữu Chánh |

Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho rằng, vấn đề xảy ra tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh chưa có tiền lệ, cần có sự phối hợp giữa nhiều đơn vị liên quan để tháo gỡ.

Bệnh viện nợ lương, bác sĩ phải bán rau, ship hàng

Trần Tuấn |

Nhiều cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Bộ Y tế) bị nợ 50% tiền lương đã nhiều tháng qua. Để kiếm thêm thu nhập nhiều người phải tranh thủ bán rau, ship hàng sau giờ làm để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đề xuất tạm ngừng cơ chế tự chủ ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Nhóm phóng viên |

Đại diện Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ Y tế cho biết sẽ kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng cơ chế tự chủ đối với Bệnh viện Tuệ Tĩnh.

Bệnh viện nợ lương, bác sĩ phải đi bán rau: Sự việc chưa có tiền lệ

Trần Tuấn - Hữu Chánh |

Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho rằng, vấn đề xảy ra tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh chưa có tiền lệ, cần có sự phối hợp giữa nhiều đơn vị liên quan để tháo gỡ.

Bệnh viện nợ lương, bác sĩ phải bán rau, ship hàng

Trần Tuấn |

Nhiều cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Bộ Y tế) bị nợ 50% tiền lương đã nhiều tháng qua. Để kiếm thêm thu nhập nhiều người phải tranh thủ bán rau, ship hàng sau giờ làm để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.