Mong được làm thêm để tăng thu nhập

Tất Thảo |

HÀ NỘI - Dù biết sẽ rất mệt mỏi nhưng chị Bùi Thị Lụa (công nhân may, khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) luôn muốn được đi làm thêm, bởi lẽ điều này đồng nghĩa với có thêm tiền trang trải cuộc sống. “Nếu “được” đi làm vào chủ nhật, tôi càng thích vì được hưởng 200% so với đi làm ngày thường” - chị Lụa nói.

Tuy vất vả nhưng vẫn muốn làm thêm

Chủ nhật vừa qua (24.10), chị Lụa tranh thủ ngồi thêu tranh, trò chuyện với người hàng xóm. Khu nhà trọ tại thôn Ngọc Giả, xã Ngọc Hoà, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) rộn ràng hơn so với ngày thường.

Chị Lụa cho hay, từ tháng 2 đến tháng 9 vừa qua, công ty chị thường xuyên tổ chức tăng ca. Quãng thời gian này, chị được tăng ca mỗi ngày 2 tiếng, từ thứ 2 đến thứ 7. Ngày nghỉ duy nhất của chị là chủ nhật. Đi làm liên miên, tuy vất vả, mệt mỏi, nhưng chị rất thích làm thêm vì điều đó đồng nghĩa thu nhập sẽ cao hơn.

“Đi làm nhiều thì rất mệt, nhưng mỗi khi có tin nhắn “ting ting”, nhìn con số chuyển khoản từ công ty, tôi lại ham. Vì vậy, có thông báo làm thêm là tôi đăng ký ngay tắp lự”- chị Lụa bảo. Tháng làm thêm nhiều nhất, thu nhập của chị Lụa được khoảng 9-10 triệu đồng...

Chị Lụa bảo, nếu tăng ca thì mệt mỏi về sức khoẻ, nhưng nếu không tăng ca, lại “mệt” ở góc độ khác là… ít tiền. “Tôi rất muốn được tăng ca. Nếu làm thêm vào ngày chủ nhật thì càng thích vì như vậy sẽ được tính 200% so với đi làm ngày thường” - chị Lụa giải thích.

Khoảng một tháng nay, công ty ít việc, chị Lụa không “được” tăng ca, chỉ đi làm vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ chủ nhật. Nói về điều này, giọng chị Lụa buồn hẳn, vì điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của chị giảm đi nhiều. “Tháng này tôi chưa được trả lương, nhưng theo nhẩm tính của tôi, chắc chỉ được khoảng 5 triệu đồng” - chị Lụa nói, giọng buồn buồn.

Không muốn gắn bó lâu dài với nghề công nhân  

Dễ hiểu cho tâm trạng buồn bã của chị Lụa, bởi mức thu nhập trên sẽ không đủ để cho chị trang trải, trong khi áp lực về tiền bạc đối với chị và chồng là rất lớn.

Chồng chị Lụa làm nghề lái xe chở hàng ở Vạn Phúc (Hà Đông), thu nhập được khoảng 10 triệu đồng/tháng. Thời gian vừa qua, anh phải nghỉ ở nhà, không có thu nhập, mới chỉ đi làm lại được gần 1 tháng nay. Tuy cách nhau không xa, nhưng do công việc quá bận rộn, mệt mỏi, nên chồng chị ở tại nơi làm việc, không thể về trọ cùng vợ. Con nhỏ 3 tuổi đang được gửi về quê ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình nhờ ông bà trông. Mỗi tháng, chị gửi về cho ông bà 2 triệu đồng để chăm sóc cháu, ngoài ra, còn phải mua sữa riêng.

“Vợ chồng tôi còn phải kiếm tiền để hoàn thành xong ngôi nhà. Ngôi nhà xây từ năm 2018, mới được 2 tầng mà chưa trát tường, sơn… Do cạn tiền” - chị Lụa kể. Chị Lụa bày tỏ ý định chỉ làm công nhân một vài năm nữa, bòn góp được một khoản tiền, rồi sẽ về quê, kiếm một công việc khác. Chị không có ý định gắn bó lâu dài với nghề vất vả, tha hương này.

Giống như chị Lụa, chị Dương Thị Thu - một công nhân khác đang trọ tại thôn Ngọc Giả - cũng không muốn gắn bó với nghề công nhân. Chị Thu dự định một vài năm tới sẽ theo chồng về quê để mở cửa hàng kinh doanh. “Bây giờ còn trẻ, còn có sức khoẻ để theo nghề này. Một vài năm nữa, khi ngoài 30 tuổi, sức khoẻ kém đi, rất khó để trụ lại với nghề” - chị Thu cho hay.

Chị Thu có thu nhập chỉ khoảng 6 triệu đồng nếu tăng ca 1 tiếng/ngày; còn nếu không tăng ca, số tiền trên còn thấp hơn. Chị Thu cũng rất mong được đi làm thêm, nhất là trong thời gian cuối năm này, vì chị có rất nhiều khoản phải trang trải trong cuộc sống. Dù chưa có con, nhưng hằng tháng, anh chị phải trả tiền thuê nhà, tiền ăn uống, sinh hoạt; gửi tiền về cho ông bà. Ngoài ra, vợ chồng chị phải dành dụm một khoản vốn nho nhỏ để thực hiện dự định mở cửa hàng mưu sinh sau này.

Chị Thu bày tỏ, chị và có lẽ không ít công nhân khác đều có chung suy nghĩ là tranh thủ lúc còn trẻ, còn sức thì đi tăng ca, làm thêm, coi như “bán sức” để kiếm thêm tiền càng nhiều càng tốt, lo cho cuộc sống hiện tại cũng như dành dụm chút vốn để có thể thực hiện những dự định trong tương lai.

Tất Thảo
TIN LIÊN QUAN

Ngày 26.10, Hà Nội ghi nhận 18 ca COVID-19 mới, trong đó có 17 ca cộng đồng

Thùy Linh |

Tối 26.10, Sở Y tế Hà Nội cho biết trong ngày 26.10, trên địa bàn thành phố ghi nhận 18 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 17 ca cộng đồng và 1 ca tại khu cách ly.

40 nhà giáo dự xét Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo"

Quỳnh Anh - Hạ Nguyên |

Hà Nội - Trong 2 ngày 26-27.10, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức vòng chung khảo xét duyệt giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 5 năm học 2020 - 2021. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, vòng Chung khảo năm nay được diễn ra theo hình thức trực tuyến tới gần 300 điểm cầu các phòng Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trường học.

Hà Nội thuộc top 10 tỉnh, thành có tỉ lệ cài PC-covid cao nhất cả nước

Nguyễn Hà |

Hà Nội - Thông tin từ Trung tâm Công nghệ phòng, chống COVID-19 quốc gia (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, TP Hà Nội hiện thuộc top 10 tỉnh, thành có tỉ lệ người sử dụng smartphone cài đặt PC-covid cao nhất cả nước.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Ngày 26.10, Hà Nội ghi nhận 18 ca COVID-19 mới, trong đó có 17 ca cộng đồng

Thùy Linh |

Tối 26.10, Sở Y tế Hà Nội cho biết trong ngày 26.10, trên địa bàn thành phố ghi nhận 18 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 17 ca cộng đồng và 1 ca tại khu cách ly.

40 nhà giáo dự xét Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo"

Quỳnh Anh - Hạ Nguyên |

Hà Nội - Trong 2 ngày 26-27.10, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức vòng chung khảo xét duyệt giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 5 năm học 2020 - 2021. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, vòng Chung khảo năm nay được diễn ra theo hình thức trực tuyến tới gần 300 điểm cầu các phòng Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trường học.

Hà Nội thuộc top 10 tỉnh, thành có tỉ lệ cài PC-covid cao nhất cả nước

Nguyễn Hà |

Hà Nội - Thông tin từ Trung tâm Công nghệ phòng, chống COVID-19 quốc gia (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, TP Hà Nội hiện thuộc top 10 tỉnh, thành có tỉ lệ người sử dụng smartphone cài đặt PC-covid cao nhất cả nước.