Người dân có thể yêu cầu tích hợp ADN vào thẻ căn cước mới

Việt Dũng |

Chiều 6.2, Bộ Công an tổ chức Hội thảo về đánh giá các giải pháp khoa học, công nghệ sinh trắc học ADN, giọng nói, mống mắt phục vụ triển khai Luật Căn cước.

Tại hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công an - cho biết, Luật Căn cước đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1.7.2024, trong đó có các quy định mới liên quan tới bổ sung thông tin sinh trắc học ADN, mống mắt, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước.

Thứ trưởng Ngọc khẳng định, việc triển khai thực hiện các tiện ích công nghệ cho người dân đã được thực hiện đồng bộ, xuyên suốt với các ứng dụng, xác thực về sinh trắc, các tiện ích về chip trên thẻ căn cước, về định danh điện tử. Điều này đã thành công trong việc giảm và rút gọn các thủ tục hành chính và thân thiện với người dân.

Lãnh đạo Bộ Công an cũng dẫn chứng thêm, hiện nay trên thế giới, nhiều nước đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ADN, mống mắt, giọng nói phục vụ quản lý dân cư và phòng chống tội phạm, thiên tai thảm họa, tìm kiếm tung tích nạn nhân.

Ở Việt Nam, đã từng bước tiếp cận, tuy nhiên còn nhiều khó khăn về tính pháp lý, hạ tầng công nghệ thông tin. Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho rằng, khi đưa ra những quy định áp dụng sinh trắc học, cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Tuy nhiên, Luật Căn cước đã được thông qua và hiện nay cần bàn để thực hiện như thế nào cho hiệu quả. Trong quá trình xây dựng các quy định, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) được giao thực hiện và sẽ tiếp tục cầu thị, lắng nghe các ý kiến góp ý của các nhà khoa học, lãnh đạo bộ, ngành.

Đại tá Vũ Văn Tấn - Phó Cục trưởng C06 - cho biết, từ ngày 1.7.2024 khi Luật Căn cước có hiệu lực, về lý thuyết, nếu người dân có yêu cầu, sẽ được tích hợp ADN trong căn cước mới.

Theo ông Tấn, qua tìm hiểu từ các nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Trung Quốc, đều áp dụng ADN trong căn cước, dữ liệu về ADN.

Trên thế giới, cũng cho phép chia sẻ dữ liệu về sinh trắc (Hiệp ước châu Âu) trên tinh thần tự nguyện và phục vụ cho công tác tìm kiếm, tội phạm. Tại Mỹ, Đạo luật Định danh cũng khẳng định nội dung trên. Tại Việt Nam, Luật Căn cước vừa qua cũng đưa ADN vào trong luật.

Tiếp đó, nhìn rộng ra, châu Âu cũng cho phép 20 địa chỉ gen vào trong dữ liệu; ở VN đang tiến hành xây dựng 30 địa chỉ gen vào căn cước.

Đại tá Vũ Văn Tấn - Phó Cục trưởng C06 nói về việc thu thập ADN khi Luật Căn cước có hiệu lực. Ảnh: P.Kiên
Đại tá Vũ Văn Tấn - Phó Cục trưởng C06 nói về việc thu thập ADN khi Luật Căn cước có hiệu lực. Ảnh: P.Kiên

Tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia đã tập trung thảo luận, làm rõ các nội dung: Đối tượng ưu tiên triển khai (Luật Căn cước khẳng định người dân được tự nguyện), nhóm phòng chống tội phạm có phải bắt buộc áp dụng sinh trắc học hay không; Ứng dụng sẽ cung cấp là gì; Giải pháp công nghệ triển khai như thế nào; Phương án lấy mẫu ra sao (lấy mẫu máu, nước bọt…); thời gian lưu trữ; giải pháp đầu tư…

Chia sẻ quan điểm tại hội thảo, GS Hồ Tú Bảo - Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán cho biết, ADN có nhiều ưu điểm như độ chính xác cao, không giả mạo được, nhưng lại có nhược điểm là chi phí cao.

Trong khi đó, sinh trắc học qua giọng nói thì chi phí thấp, dễ dàng sử dụng và thiết bị áp dụng đơn giản hơn, nhưng lại có nhược điểm có thể bị giả mạo và môi trường ngôn ngữ có thể bị ảnh hưởng.

Cùng với đó, sinh trắc qua mống mắt thì chi phí trung bình nhưng yêu cầu các thiết bị phức tạp và chi phí cao hơn.

GS Nông Văn Hải - Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam thì cho rằng, việc lựa chọn giải pháp sinh trắc học như thế nào cũng cần lựa chọn để tính cho phù hợp với chi phí, tính thuận lợi và tính bảo mật.

Theo ông Hải, từ nay tới trước khi Luật Căn cước có hiệu lực thì cần có đề án để phân công rõ ràng về nguồn lực, hội đồng liên quan tới vấn đề đạo đức khi lấy mẫu.

Trong khi đó, về nguồn lực đầu tư thực hiện các giải pháp, ông Hải đề xuất có thể lấy từ ngân sách nhà nước, từ nguồn lực xã hội hóa và nguồn ủng hộ của quốc tế (nếu có).

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất thu thập ADN, giọng nói khi thi hành Luật Căn cước

Quang Việt |

Các dữ liệu về ADN, giọng nói, thông tin nghề nghiệp... được Bộ Công an đề xuất thu thập khi cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước khi thi hành Luật Căn cước.

Gần 80 triệu CCCD đã cấp sử dụng ra sao sau ngày Luật Căn cước có hiệu lực?

Vương Trần |

Luật Căn cước mới đã quy định chuyển tiếp theo hướng căn cước công dân đã được cấp trước ngày luật có hiệu lực thi hành sẽ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Người dân khi có nhu cầu được cấp đổi sang căn cước.

Những điểm mới của Luật Căn cước nên biết

Trần Lâm |

Ngày 27.11.2023, Quốc hội khoá XV đã chính thức thông qua Luật Căn cước với 87,25% ý kiến tán thành và Luật sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.7.2024. Theo đó, Luật Căn cước có nhiều điểm mới.

Nữ công nhân ở Đồng Nai sau 10 năm mới được về quê đón Tết cùng gia đình

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tại ga Biên Hoà (TP Biên Hoà), trước giờ lên chuyến tàu SE10 về quê ở tỉnh Hải Dương, chị Phạm Thị Hoa - Công nhân Công ty TNHH Sản xuất Swarovski Việt Nam (Khu công nghiệp Amata) xúc động sau hơn 10 năm mưu sinh ở tỉnh Đồng Nai mới được cùng 2 người con về quê đón Tết trên chuyến tàu mang tên Hành trình Tết công đoàn - Xuân 2024 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) tổ chức.

Điểm tham quan ở Hà Nội trang hoàng đón khách dịp Tết Nguyên đán

THU GIANG - KHÁNH AN |

Dịp Tết Nguyên đán 2024, các điểm tham quan ở Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động, trang hoàng rực rỡ nhằm thu hút người dân, du khách.

Không về quê, nữ công nhân đi làm xuyên Tết để có tiền chuẩn bị sinh con

Bảo Hân - Hạnh An |

Do thu nhập giảm nên nhiều công nhân ở Bắc Giang quyết định ở lại phòng trọ để làm việc xuyên Tết Nguyên đán 2024, kiếm mức thu nhập cao gấp 3-4 lần so với ngày thường. Có công nhân mang bầu 6 tháng nhưng vẫn đi làm để có thêm tiền lo việc sinh con sắp tới…

Diễn viên đóng Thế Chột "Người phán xử" qua đời ở tuổi 67

Anh Trang |

Nghệ sĩ Chu Hùng - nổi tiếng với vai Thế Chột phim "Người phán xử" qua đời lúc 12h15, ngày 7.2.

Hoa Tết đổ bộ TPHCM chỉ từ 80.000 đồng/cặp, người dân tấp nập mua sắm

NGỌC LÊ |

Vào ngày 28 Tết, thị trường hoa Tết ở TPHCM trở nên sôi động hơn. Giá hoa Tết năm nay, nhìn chung, chỉ bằng 50% so với năm ngoái, người dân cũng mạnh tay mua sắm.

Đề xuất thu thập ADN, giọng nói khi thi hành Luật Căn cước

Quang Việt |

Các dữ liệu về ADN, giọng nói, thông tin nghề nghiệp... được Bộ Công an đề xuất thu thập khi cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước khi thi hành Luật Căn cước.

Gần 80 triệu CCCD đã cấp sử dụng ra sao sau ngày Luật Căn cước có hiệu lực?

Vương Trần |

Luật Căn cước mới đã quy định chuyển tiếp theo hướng căn cước công dân đã được cấp trước ngày luật có hiệu lực thi hành sẽ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Người dân khi có nhu cầu được cấp đổi sang căn cước.

Những điểm mới của Luật Căn cước nên biết

Trần Lâm |

Ngày 27.11.2023, Quốc hội khoá XV đã chính thức thông qua Luật Căn cước với 87,25% ý kiến tán thành và Luật sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.7.2024. Theo đó, Luật Căn cước có nhiều điểm mới.