Đa số tán thành tên gọi Luật Căn cước, đề xuất bỏ vân tay trên thẻ

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo Luật Căn cước mà Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân. Còn việc bỏ vân tay trên bề mặt thẻ để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng.

Đổi tên "căn cước công dân" thành thẻ căn cước không phát sinh thủ tục

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, sáng 25.10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước.

Theo ông Lê Tấn Tới, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Đoàn ĐBQH và thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành tên gọi Luật Căn cước và tên thẻ căn cước như dự thảo luật Chính phủ trình.

Một số ý kiến tán thành giữ nguyên tên Luật Căn cước công dân và tên thẻ căn cước công dân như luật hiện hành.

Theo ông Tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đa số ý kiến tán thành tên gọi Luật Căn cước và tên thẻ căn cước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, phù hợp với bản chất và mục tiêu quản lý căn cước của Nhà nước ta.

Ngoài ra, với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào thẻ căn cước vừa nhằm hướng tới mục tiêu quản lý Nhà nước về căn cước toàn diện hơn, đầy đủ hơn, vừa tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng thông tin cá nhân.

Việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo luật Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ tên Luật Căn cước và tên thẻ căn cước như Chính phủ trình.

Chủ nhiệm Lê Tấn Tới báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng

Đề xuất bỏ vân tay, quê quán trên thẻ căn cước

Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, ông Lê Tấn Tới cho biết, một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá thêm về việc thay đổi thông tin thể hiện trên thẻ căn cước; chỉ nên thể hiện những thông tin mang tính chất ổn định, giúp nhận diện lai lịch của một con người.

Đồng thời, cân nhắc một số thông tin như “nơi cư trú”, “nơi thường trú”, “nơi sinh”, “nơi đăng ký khai sinh”, “giới tính”, “ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng” bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành; cân nhắc thông tin về cơ quan cấp thẻ căn cước, hình dạng, kích thước, màu sắc, ngôn ngữ… của thẻ căn cước bảo đảm phù hợp; đề nghị không nên sử dụng QR code, chỉ nên dùng chip điện tử trên thẻ căn cước.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc thay đổi về thông tin thể hiện trên thẻ căn cước đã được đánh giá cụ thể trong quá trình xây dựng luật, bảo đảm không trùng lặp giữa các trường thông tin, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân, tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan.

Việc dự thảo luật bỏ vân tay trên bề mặt thẻ (được lưu trữ trong bộ phận lưu trữ) để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ.

Còn bỏ thông tin “quê quán”, sửa đổi “số thẻ căn cước công dân” thành “số định danh cá nhân”, “căn cước công dân” thành “thẻ căn cước”, “nơi thường trú” thành “nơi cư trú”, bổ sung “nơi đăng ký khai sinh”... để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước.

Đồng thời, việc này cũng bảo đảm tính chính xác về các thông tin của người dân trong việc xác thực, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân; các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước.

Việc tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Việc giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ, hình dáng, kích thước, chất liệu... của thẻ căn cước là vấn đề kỹ thuật, được kế thừa từ Luật Căn cước công dân hiện hành và qua 8 năm thực hiện không có gì vướng mắc.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ các nội dung trên như dự thảo Luật Chính phủ trình.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đa số ý kiến đồng tình đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, đến thời điểm này, đa phần các ý kiến đồng tình với quan điểm của Chính phủ lấy tên là Luật Căn cước. Việc tiếp thu ý kiến khi sửa luật rất cẩn thận, chặt chẽ.

100% cơ sở khám, chữa bệnh Hà Nội dùng căn cước gắn chip thay bảo hiểm y tế

PHẠM ĐÔNG |

Tháng 9.2023, 100% cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Hà Nội triển khai khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip thay thế bảo hiểm y tế; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán viện phí.

Hai loại ý kiến khác nhau về tên gọi của thẻ căn cước công dân

PHẠM ĐÔNG |

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo luật Chính phủ trình là phù hợp; không phát sinh thủ tục, không phát sinh chi ngân sách nhà nước, chi phí của xã hội.

Không xin được chuyển tuyến, bệnh nhân tự bỏ tiền túi lên Thủ đô khám bệnh

Mạnh Cường |

Nằm viện 5 ngày nhưng bệnh tình của con không thuyên giảm, xin chuyển tuyến trên không được, anh Nguyễn Cường (28 tuổi, Nam Định) đã tự xin xuất viện đưa con lên Hà Nội để khám, điều trị.

Tin 20h: Công ty bảo hiểm nêu lý do không bồi thường bảo hiểm xe máy

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 28.10.2023: Cho rằng dân lười đi khiếu nại, công ty bảo hiểm nhận về nhiều phản ứng; Đại biểu Quốc hội: Thi tốt nghiệp THPT bao nhiêu môn không quá quan trọng; Vành đai 3 TPHCM khởi công rầm rộ, thi công ì ạch; Tạt sơn đòi nợ nghi liên quan đá gà qua mạng; Lý do dự án Bệnh viện 1.500 giường lại trễ hẹn, tường rào đổ sập;...

Chưa thực hiện rào chắn, tổ chức lại giao thông trên đường Trần Hưng Đạo

Tô Thế |

Ghi nhận trên đường Trần Hưng Đạo ngày 28.10, đơn vị thi công ga ngầm S12 thuộc tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội chưa thực hiện rào chắn theo phương án mới.

Đau lòng cảnh bệnh nhân, người nhà ở ĐBSCL mòn mỏi khóc chờ máu

PHONG LINH - BÍCH PHƯỢNG |

Hơn nửa năm, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ thiếu máu kéo dài đã ảnh hưởng trên diện rộng, không chỉ ở Cần Thơ mà còn khiến nhiều bệnh nhân, bác sĩ trong cả khu vực ĐBSCL lâm cảnh "khóc chờ máu"...

Phát triển du lịch mạo hiểm, đừng “mất bò mới lo làm chuồng”

Chí Long |

Vụ tai nạn tại Khu du lịch Làng Cù Lần gióng lên hồi chuông báo động trong khai thác du lịch mạo hiểm, đặt ra nhiều vấn đề về quản lý, phát triển loại hình tiềm năng này.

Đa số ý kiến đồng tình đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, đến thời điểm này, đa phần các ý kiến đồng tình với quan điểm của Chính phủ lấy tên là Luật Căn cước. Việc tiếp thu ý kiến khi sửa luật rất cẩn thận, chặt chẽ.

100% cơ sở khám, chữa bệnh Hà Nội dùng căn cước gắn chip thay bảo hiểm y tế

PHẠM ĐÔNG |

Tháng 9.2023, 100% cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Hà Nội triển khai khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip thay thế bảo hiểm y tế; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán viện phí.

Hai loại ý kiến khác nhau về tên gọi của thẻ căn cước công dân

PHẠM ĐÔNG |

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo luật Chính phủ trình là phù hợp; không phát sinh thủ tục, không phát sinh chi ngân sách nhà nước, chi phí của xã hội.