Làm rõ ưu, nhược điểm tên gọi Luật Căn cước công dân hay Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý cần làm rõ những ưu điểm, nhược điểm của từng phương án tên gọi Luật Căn cước công dân hay Luật Căn cước.

Chiều 18.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Theo báo cáo của Ủy ban Quốc phòng và An ninh, qua ý kiến của các đại biểu Quốc hội và quá trình nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, còn có hai loại ý kiến khác nhau về tên gọi của dự thảo luật.

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch là một bộ phận không nhỏ, không tách rời của dân tộc ta và cần được Nhà nước, xã hội thừa nhận.

Trong số này có những người có trình độ cao muốn cống hiến cho đất nước nhưng vướng về giấy tờ tùy thân, số còn lại phần lớn là những người yếu thế, dễ bị tổn thương; qua nhiều thế hệ không được cấp giấy tờ tùy thân và gặp khó khăn trong việc thực hiện các quyền cơ bản của con người.

Thực tiễn hiện nay, các cơ quan quản lý không có giấy tờ, dữ liệu quản lý đối tượng này nên gặp khó khăn trong quản lý, nhất là trong vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự và dễ bị một số tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng vấn đề về nhân quyền để gây rối, gây mất trật tự an toàn xã hội, chống phá chính quyền.

Vì vậy, dự thảo Luật Căn cước bổ sung điều chỉnh đối với đối tượng người gốc Việt Nam và quy định cấp giấy chứng nhận căn cước cho họ là cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và không trái với quy định của pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, tên gọi căn cước công dân không phù hợp với những người đang chấp hành hình phạt tù, bởi họ đã bị tước một số quyền công dân trong thời gian chấp hành án và bị hạn chế một số quyền trong giao dịch hành chính, dân sự…

Theo đó, việc đổi tên luật thành Luật Căn cước là cần thiết và phù hợp với việc bổ sung đối tượng áp dụng của luật.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, quy định việc quản lý và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam như Chính phủ trình là cần thiết, tuy nhiên đối tượng này chiếm tỉ lệ rất nhỏ (khoảng hơn 31.000 người), không phải là đối tượng áp dụng chủ yếu trong luật.

Việc sử dụng tên gọi căn cước công dân vẫn phù hợp đối với người đang chấp hành hình phạt tù vì họ vẫn là công dân và chỉ bị hạn chế một số quyền công dân, nên việc đổi tên luật thành Luật Căn cước là chưa phù hợp.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh và Ban soạn thảo nhất trí với loại ý kiến thứ nhất và thấy rằng, việc đổi tên luật thành Luật Căn cước sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật.

Toàn cảnh phiên họp chiều 18.8. Ảnh: Phạm Đông
Toàn cảnh phiên họp chiều 18.8. Ảnh: Phạm Đông

Phát biểu ý kiến về nội dung này, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ hiện vẫn còn 2 ý kiến khác nhau về tên của dự án luật. Đề nghị trên cơ sở ý kiến của Đại biểu Quốc hội, các cơ quan cần làm rõ những ưu, nhược điểm của từng phương án (thay đổi tên luật và không thay đổi tên luật) để khách quan.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, dù chọn phương án nào cũng nên có một loại giấy tờ để cấp cho người gốc Việt Nam đồng thời, trong dự án luật cũng nên làm rõ thế nào là người gốc Việt Nam.

Về tên dự án luật là Luật Căn cước công dân hay Luật Căn cước, bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nhấn mạnh điều quan trọng là cần thiết kế các quy định đối với nhóm người gốc Việt trong dự án luật này như thế nào để đáp ứng được các mục tiêu kỳ vọng và hài hòa với tên gọi của luật.

Về thu thập, khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đồng tình khi dự thảo luật có sự phân loại những thông tin bắt buộc thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, những thông tin thu thập khai thác tối đa khi công dân tự nguyện cung cấp để tránh việc thu thập quá nhiều thông tin chưa sử dụng tới, gây lãng phí. Thậm chí, nếu quản lý chưa tốt còn có thể lộ lọt thông tin cá nhân.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị cân nhắc việc cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi vì sẽ có nhiều phát sinh

PHẠM ĐÔNG |

Một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi vì nhóm này chưa ổn định nhân dạng và sinh trắc học, sẽ phát sinh chi phí và thủ tục hành chính không cần thiết vì không thay thế giấy khai sinh.

8 vấn đề lớn cần xin ý kiến trong Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh báo cáo 8 vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Chuẩn bị cho ý kiến về vấn đề lớn còn có ý kiến khác của Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có công văn số 2603/TTKQH-TK gửi Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kiểm toán nhà nước về việc chuẩn bị các phiên họp tháng 7, 8 và 9.2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Á hậu Minh Kiên: "Việc giữ hình ảnh rất quan trọng khi đã có danh hiệu"

Minh Huệ |

Á hậu 2 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 cho hay, việc giữ gìn hình ảnh không chỉ là giữ gìn vẻ đẹp bên ngoài mà còn là sự cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói và hành động.

Bão 84 năm có một đe doạ phía tây nước Mỹ, 4 áp thấp manh nha ở Đại Tây Dương

Thanh Hà |

Bão Hilary dẫn tới cảnh báo bão nhiệt đới lần đầu trong 84 năm của California, Mỹ. Ngoài ra, các vùng nhiễu động có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới cũng đang manh nha hình thành ở Đại Tây Dương.

5 tòa nhà giãn dân phố cổ xây dựng khang trang nhưng bỏ hoang hơn 1 thập kỷ

Thiện Nhân |

Nghịch lý này khiến nhiều người không khỏi thắc mắc bởi 5 tòa nhà giãn dân phố cổ được xây dựng khang trang, tọa lạc trên khu đất đắc địa tại quận Long Biên, không quá xa trung tâm thành phố Hà Nội nhưng đã hơn 1 thập kỷ bị bỏ hoang mà không có người chuyển về ở.

Cao tốc thông xe giúp người dân di chuyển từ Hà Nội về Nghệ An nhanh hơn

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Dự kiến dịp nghỉ lễ 2.9 sắp tới, tuyến cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn sẽ thông xe để kết nối với tuyến cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu. Sau khi các tuyến cao tốc này hoàn thiện, kết nối sẽ giúp người dân rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội về Nghệ An.

Vì sao 2 cựu Thứ trưởng Bộ Y tế không bị xem xét trách nhiệm vụ Việt Á?

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Trường Sơn và Trương Quốc Cường được xác định có sai phạm, song không thông đồng, thỏa thuận để làm lợi cho Phan Quốc Việt và Công ty Việt Á.

Đề nghị cân nhắc việc cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi vì sẽ có nhiều phát sinh

PHẠM ĐÔNG |

Một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi vì nhóm này chưa ổn định nhân dạng và sinh trắc học, sẽ phát sinh chi phí và thủ tục hành chính không cần thiết vì không thay thế giấy khai sinh.

8 vấn đề lớn cần xin ý kiến trong Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh báo cáo 8 vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Chuẩn bị cho ý kiến về vấn đề lớn còn có ý kiến khác của Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có công văn số 2603/TTKQH-TK gửi Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kiểm toán nhà nước về việc chuẩn bị các phiên họp tháng 7, 8 và 9.2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.