Chính thức đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước từ 1.7.2024

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, sáng 27.11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước với 431 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 87,25%).

Đổi tên thành thẻ căn cước giúp cho công tác quản lý nhà nước khoa học hơn

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước.

Theo đó, về tên gọi của dự thảo luật và tên thẻ căn cước, có ý kiến cho rằng, trong thời gian vừa qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước, vì vậy, đề nghị cân nhắc về tên gọi của luật; đề nghị không đổi tên luật và tên thẻ thành thẻ căn cước.

Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết, qua thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 và phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 6, hầu hết ý kiến ĐBQH đều đồng ý với tên gọi của dự thảo luật và tên thẻ căn cước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.

Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, thì việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ.

Đồng thời điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.

Từ những vấn đề trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ nhân dân.

Tỉ lệ biểu quyết thông qua Luật Căn cước. Ảnh: Phạm Đông
Tỉ lệ biểu quyết thông qua Luật Căn cước. Ảnh: Phạm Đông

Thẻ cũ tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30.6.2024

Cũng theo ông Lê Tấn Tới, có ý kiến cho rằng, quy định của dự thảo Luật về giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân tại khoản 1 Điều 46 là phù hợp.

Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu trường hợp thẻ căn cước công dân hết hạn sử dụng sau ngày Quốc hội thông qua Luật thì cho phép tiếp tục được sử dụng đến hết năm 2024, tránh gây phiền hà cho người dân phải đổi nhiều lần khi có nhu cầu đổi từ thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước khi luật này có hiệu lực.

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý, bổ sung quy định về chuyển tiếp đối với căn cước công dân và chứng minh nhân dân tại khoản 3 Điều 46 như sau: “Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15.1.2024 đến trước ngày 30.6.2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30.6.2024”.

Tiếp đó, có ý kiến nhất trí sự cần thiết quy định về căn cước điện tử trong dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị báo cáo thêm về vấn đề bảo mật của thẻ căn cước gắn chip vì dễ bị xâm nhập, theo dõi.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, thẻ căn cước hiện nay được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, bảo đảm chống lại việc làm giả thẻ. Trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ.

Bên cạnh đó, để khai thác được các thông tin trong chip điện tử phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và các thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin.

Trường hợp các cơ quan nhà nước khác cung cấp thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin trong thẻ căn cước thì các thiết bị này đều phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Công an kiểm tra và cung cấp mã bảo mật.

Tiếp đó, khoa học hiện nay đã chứng minh, cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian.

Vì vậy, bên cạnh việc thu thập vân tay, dự thảo luật đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2024

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất cao việc đổi tên thành dự án Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Bộ Chính trị đã đồng thuận, thống nhất rất cao việc đổi tên thành dự án Luật Căn cước.

Đại tướng Tô Lâm: Người dân không thể bị theo dõi khi dùng thẻ căn cước

NHÓM PV |

Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an - khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chip hoặc QR code không thể bị theo dõi. Bộ Công an và bất cứ cơ quan nào không được và không thể theo dõi tình hình di chuyển của công dân.

Cân nhắc việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt khi làm căn cước

NHÓM PV |

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, sáng 25.10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Căn cước.

Rừng trong vùng dự án chờ nhà đầu tư bị phá

PHAN TUẤN - BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp ở huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk vẫn có dấu hiệu tiếp diễn, nhất là tại vùng dự án đang chờ bàn giao cho đơn vị mới tiếp tục đầu tư.

“Mong ước kỷ niệm xưa” và dấu ấn nhạc phim của cố nhạc sĩ Xuân Phương

Anh Trang |

Trước khi qua đời, nhạc sĩ Xuân Phương giảng dạy tại Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội và làm nhạc phim cho nhiều series truyền hình nổi tiếng do VFC sản xuất.

Nữ nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý tài sản của Trương Mỹ Lan

Việt Dũng |

Đặng Phương Hoài Tâm - Trưởng Văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được bà chủ Trương Mỹ Lan tin tưởng, giao quản lý, theo dõi các tài sản riêng lẻ của Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này.

Hệ thống tiêm chủng VNVC tiếp tục là công ty dược uy tín số 1 Việt Nam năm 2023

Tấn Ngọc |

Hai năm liên tiếp, Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh là đơn vị dẫn đầu các công ty dược uy tín Việt Nam, kết quả vừa được công bố ngày 28.11.

Việt Nam sẽ công bố sáng kiến, cam kết mới để ứng phó biến đổi khí hậu tại COP28

Thanh Hà |

Tại Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ COP28, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự kiến công bố một số sáng kiến, cam kết mới của Việt Nam để cùng cộng đồng quốc tế ứng phó tốt nhất với biến đổi khí hậu trong thời gian tới - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt cho hay.

Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất cao việc đổi tên thành dự án Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Bộ Chính trị đã đồng thuận, thống nhất rất cao việc đổi tên thành dự án Luật Căn cước.

Đại tướng Tô Lâm: Người dân không thể bị theo dõi khi dùng thẻ căn cước

NHÓM PV |

Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an - khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chip hoặc QR code không thể bị theo dõi. Bộ Công an và bất cứ cơ quan nào không được và không thể theo dõi tình hình di chuyển của công dân.

Cân nhắc việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt khi làm căn cước

NHÓM PV |

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, sáng 25.10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Căn cước.