Những điểm mới của Luật Căn cước nên biết

Trần Lâm |

Ngày 27.11.2023, Quốc hội khoá XV đã chính thức thông qua Luật Căn cước với 87,25% ý kiến tán thành và Luật sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.7.2024. Theo đó, Luật Căn cước có nhiều điểm mới.

1. Chính thức đổi tên thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước

Song song với việc sửa tên dự án Luật từ Luật Căn cước công dân (CCCD) thành Luật Căn cước, Quốc hội cũng thống nhất đổi tên thẻ CCCD thành thẻ Căn cước. Tại khoản 1 và khoản 9 Điều 3 Luật Căn cước định nghĩa như sau:

“1. Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người.

9. Thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này”.

Như vậy, đây là điểm mới quan trọng nhất của Luật Căn cước từ 1.7.2024 so với quy định cũ. Theo đó, căn cước là giấy tờ tùy thân chứa các thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người gồm:

Ảnh khuôn mặt; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh; Quốc tịch; Nơi cư trú; Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng.

2. Người dân có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không?

Khi đổi thẻ CCCD sang cách gọi mới là thẻ Căn cước thì câu hỏi đặt ra là liệu người dân có phải đi đổi từ thẻ CCCD gắn chip hoặc thẻ Căn cước công dân thường sang thẻ Căn cước không?

Để trả lời vấn đề này, Điều 46 Luật Căn cước nêu rõ: “Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ, được cấp đổi sang thẻ Căn cước khi công dân có yêu cầu”.

Theo đó, Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1.7.2024 và thay thế cho Luật Căn cước công dân số 592014/QH13. Bởi vậy:

- Người dân đang có thẻ CCCD cấp trước ngày 01.7.2024 không phải đổi sang thẻ Căn cước mà được sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trong thẻ.

- Người dân đang có thẻ CCCD nếu muốn đổi sang thẻ Căn cước mới thì sẽ được thực hiện thay đổi.

3. Sẽ “khai tử” Chứng minh nhân dân từ 1.1.2025

Bên cạnh quy định về thời hạn sử dụng thẻ CCCD thì khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước cũng có thông tin về giá trị sử dụng của Chứng minh nhân dân. Cụ thể: “2. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31.12.2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ CCCD vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng”.

Như vậy, mọi Chứng minh nhân dân chỉ được sử dụng đến hết 31.12.2024 dù còn hạn sử dụng hay đã hết hạn sử dụng.

Có thể thấy, đây là một trong những thay đổi quan trọng, là điểm mới của Luật Căn cước từ 1.7.2024 so với khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014. Khi đó, quy định cũ nêu rõ, Chứng minh nhân dân đã cấp vẫn được sử dụng cho đến hết thời hạn 15 năm hoặc khi công dân yêu cầu đổi sang thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, theo quy định mới, mọi Chứng minh nhân dân đều phải thực hiện việc đổi sang thẻ Căn cước từ ngày 1.1.2025 tới đây.

4. Bỏ quê quán và vân tay trên thẻ Căn cước

Theo quy định mới tại Luật Căn cước, nội dung trên thẻ Căn cước gồm các thông tin được mã hóa và thông tin được in trên thẻ:

a) Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; c) Dòng chữ “CĂN CƯỚC”; d) Ảnh khuôn mặt; đ) Số định danh cá nhân; e) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; g) Ngày, tháng, năm sinh; h) Giới tính; i) Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh; k) Quốc tịch; l) Nơi cư trú; m) Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng; n) Nơi cấp: Bộ Công an.

Như vậy, so với hình thẻ CCCD, thẻ Căn cước đã bỏ mục quê quán thay vào đó là nơi đăng ký khai sinh hoặc nơi sinh; và nơi cư trú; bỏ vân tay, đặc điểm nhận dạng.

5. Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 14 tuổi từ 01.7.2024

Hiện nay chỉ cấp thẻ CCCD cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên, từ 01.7.2024, khi Luật Căn cước có hiệu lực thì người được cấp thẻ Căn cước là: Công dân Việt Nam; Độ tuổi: Từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải làm thủ tục cấp thẻ Căn cước; công dân dưới 14 tuổi nếu có nhu cầu thì thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước.

Như vậy, theo quy định mới, người dưới 14 tuổi từ ngày 1.7.2024 có thể được cấp thẻ Căn cước nếu có nhu cầu.

6. Bổ sung giấy tờ: Giấy chứng nhận căn cước

Đây là điểm mới hoàn toàn so với quy định cũ tại Luật CCCD. Theo đó, giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Luật Căn cước như sau: “10. Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này”

Như vậy, các quy định về loại giấy này như sau:

- Đối tượng cấp: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại cấp xã, cấp huyện (nếu không có đơn vị hành chính cấp xã) từ 6 tháng trở lên.

- Nội dung thể hiện: Quốc huy; các dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; Chứng nhận Căn cước”; họ, chữ đệm, tên; số định danh cá nhân; ảnh khuôn mặt, vân tay; ngày tháng năm sinh; giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; tình trạng hôn nhân; nơi ở hiện tại; ngày tháng năm cấp, cơ quan cấp; thời hạn sử dụng 1 năm; họ tên chữ đệm quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ (nếu có).

- Thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi: Giám độc công an cấp tỉnh.

- Giá trị sử dụng: Chứng minh về căn cước đề thực hiện giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam, trong thời hạn 1 năm.

7. Từ 1.7.2024, công dân sẽ có Căn cước điện tử

Một trong những nội dung đáng chú ý khác của điểm mới Luật Căn cước là bổ sung Căn cước điện tử. Theo đó, Điều 31 Luật Căn cước nêu rõ, mỗi công dân sẽ chỉ có 1 Căn cước điện tử. Đây là Căn cước được thể hiện qua tài khoản định danh điện tử.

Sau khi đã có Căn cước điện tử, công dân có thể thực hiện tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước thông qua việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước hoặc ứng dụng VNeID.

8. Thủ tục cấp thẻ Căn cước: Phải cung cấp thông tin mống mắt

Tại điều 15 Luật Căn cước quy định thông tin sinh trắc học được thu thập vào Cơ sở dữ liệu căn cước gồm: ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, AND, giọng nói.

Khoa học hiện nay đã chứng minh, cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian. Vì vậy, bên cạnh việc thu thập vân tay, dự thảo Luật đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người.

Luật Căn cước là một trong những dự án luật quan trọng do Bộ Công an chủ trì được Quốc hội xem xét thông qua nhằm đáp ứng yêu cầu trong việc đổi mới, quản lý dân cư, ứng dụng Khoa học công nghệ vào công tác quản lý Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của công dân và phát triển chuyển đổi số quốc gia.

Tổng quan những điểm mới của Luật Căn cước như sau:

Trần Lâm
TIN LIÊN QUAN

Khi nào được cấp đổi, cấp lại Thẻ căn cước

nam dương |

Bạn đọc có email congthieuxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, trường hợp nào sẽ được cấp đổi, cấp lại Thẻ căn cước.

Khi nào Thẻ căn cước sẽ bị giữ, thu hồi?

nam dương |

Bạn đọc có email thuannguyenxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, trường hợp nào thì Thẻ căn cước sẽ bị giữ, thu hồi?.

Sử dụng căn cước công dân đi khám chữa bệnh BHYT đem lại nhiều lợi ích cho người dân

Hà Anh |

BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an triển khai các công nghệ xác thực sinh trắc dựa trên thông tin sinh trắc được tích hợp trên căn cước công dân (CCCD) gắn chíp và trên dữ liệu của cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia về dân cư trong công tác khám chữa bệnh BHYT.

Phong cách thanh lịch của Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc

Thanh Hà |

Ngày 12.12, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân Bành Lệ Viên bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 12-13.12.

Chủ tịch công ty để cấp dưới giả chữ ký, rút nghìn tỉ của SCB theo đề nghị của bà chủ Vạn Thịnh Phát

Việt Dũng |

Không có nhu cầu vay vốn, không có phương án kinh doanh, song Cao Việt Dũng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Tường Việt vẫn đồng ý để cấp dưới giả chữ ký của mình, lập hồ sơ vay, rút nghìn tỉ của SCB theo đề nghị của bà chủ Vạn Thịnh Phát.

Làm rõ vụ tai nạn giao thông giữa xe khách Phương Trang và 4 ôtô khác

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Một vụ tai nạn liên hoàn giữa 5 phương tiện đã xảy ra giữa xe khách Phương Trang và 4 xe ôtô khác, nhưng may mắn không có thiệt hại về người.

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng cấp bậc hàm cho Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc

Vương Trần |

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc luôn giữ vững bản lĩnh của người đảng viên, của vị tướng lĩnh trong Công an nhân dân; tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân.

Vụ sập sàn nhà đang sửa, tìm thấy một người tử vong

NHÓM PV |

TPHCM - Đến 11h30 hôm nay (12.12), lực lượng chức năng đã đưa thi thể nạn nhân ra khỏi đống đổ nát của căn nhà trong một hẻm trên đường Nguyễn Xiển (phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức, TPHCM).

Khi nào được cấp đổi, cấp lại Thẻ căn cước

nam dương |

Bạn đọc có email congthieuxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, trường hợp nào sẽ được cấp đổi, cấp lại Thẻ căn cước.

Khi nào Thẻ căn cước sẽ bị giữ, thu hồi?

nam dương |

Bạn đọc có email thuannguyenxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, trường hợp nào thì Thẻ căn cước sẽ bị giữ, thu hồi?.

Sử dụng căn cước công dân đi khám chữa bệnh BHYT đem lại nhiều lợi ích cho người dân

Hà Anh |

BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an triển khai các công nghệ xác thực sinh trắc dựa trên thông tin sinh trắc được tích hợp trên căn cước công dân (CCCD) gắn chíp và trên dữ liệu của cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia về dân cư trong công tác khám chữa bệnh BHYT.