"Năm COVID", nhớ... ngày Chạp họ

Vân Trường |

Từ ngàn đời nay, Chạp họ đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dòng họ tại nhiều vùng quê trên khắp Việt Nam.

Chạp họ - nét văn hóa truyền thống đặc sắc

Hàng năm, cứ đến ngày Chạp họ (khoảng cuối tháng 12 âm lịch), những người trong dòng họ Trần Huy của tôi dù ở nhà hay đi làm ăn xa đều tập trung về nhà thờ họ, cùng nhau làm lễ cúng tổ tiên, thăm hỏi họ hàng, bàn việc họ, đóng góp tu bổ từ đường, sửa sang lại mồ mả của dòng tộc...

Đây không chỉ là tục lệ riêng của dòng họ tôi mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc tại nhiều dòng họ trên khắp cả nước, tự ngàn đời nay.

Theo lệ xưa, chỉ các “suất đinh” (nam giới) mới được tham gia chạp họ nhưng một vài năm gần đây, một số dòng họ đã có tư duy đổi mới, không phân biệt nam nữ, đến ngày chạp họ, ai cũng được tham gia.

Ngày chạp họ, từ tờ mờ sáng, tất cả con cháu trong họ tề tựu tại từ đường (nhà thờ họ) lo sắp xếp bàn ghế, chè nước. Các bà, các mẹ dậy sớm tất bật chuẩn bị mâm cỗ cho lễ cúng tổ tiên thật đầy đặn, nghiêm cẩn.

Một nghi thức trong ngày Chạp họ. Ảnh: Vân Trường.
Một nghi thức trong ngày Chạp họ. Ảnh: Vân Trường.

Các cụ cao niên mặc áo the, khăn xếp chỉnh tề dẫn con cháu đến mộ ông tổ họ và mộ các cụ chi dưới đó để tảo mộ, dâng hương khấn vái (còn gọi là chạp mả). Những đứa trẻ ở xa về đúng dịp cũng hồ hởi đi “quét mộ”. Dù bọn trẻ chưa giúp được gì nhiều nhưng đây là dịp để người lớn giới thiệu về phần mộ của tổ tiên; giải thích cho trẻ con về phong tục ngày tết; để con cháu thể hiện lòng kính trọng, tưởng nhớ về những người đã khuất.

Chạp mả xong, con cháu về tập trung tại từ đường (nhà thờ tổ).

Trong không khí thiêng liêng, ấm cúng với hương trầm nghi ngút, ông trưởng họ ôn lại truyền thống, gia phong của dòng tộc. Khi hương tàn, cỗ được dọn ra, mọi người quây quần bên mâm cỗ. Tất cả diễn ra vui vẻ ấm cúng trong một đại gia đình gồm nhiều thế hệ.

"Năm COVID", nhớ ngày Chạp họ

Năm nay, dịch COVID - 19 bùng phát đúng vào dịp cuối năm, tại tỉnh Bắc Ninh quê tôi, để phòng chống dịch, UBND tỉnh đã ra quyết định tạm dừng các lễ hội, hội họp, tất niên, vui chơi tập trung đông người. Vậy là, ngày Chạp họ cũng không còn được diễn ra như mọi năm.

Dù đã lên kế hoạch từ đầu tháng Chạp nhưng ông trưởng họ Trần Huy Danh (72 tuổi, Lương Tài, Bắc Ninh) đành phải thông báo đến từng trưởng chi, trưởng ngành và các gia đình về việc không tổ chức ngày chạp họ, tập trung đông đủ cả họ như mọi năm.

Năm nay, ngày chạp họ của dòng họ tôi, chỉ có ông trưởng họ Trần Huy Danh và vài cụ cao tuổi của dòng họ đại diện đi tảo mộ. Sau đó, các cụ lại về nhà thờ họ thắp hương báo cáo liệt tổ, liệt tông về một năm trôi qua của dòng họ, của quê hương và đất nước.

Những nghi thức vẫn vậy, chỉ là không còn có sự đầy đủ của các thế hệ trong dòng họ, để cùng nhau thực hiện và chứng kiến những điều thiêng liêng ấy. Một "năm COVID", và những điều tưởng chừng đơn giản nhất bỗng trở nên xa xỉ...

Vân Trường
TIN LIÊN QUAN

Gà ngậm hoa hồng bán chạy tại "chợ nhà giàu" Hà Nội ngày Rằm tháng Chạp

Tô Thế |

Chợ Hàng Bè ở phố cổ Hà Nội nổi tiếng với đồ ăn tươi ngon, tất nhiên là giá cao cũng nổi tiếng không kém nên được gọi vui là "chợ nhà giàu". Gà ngậm hoa hồng vẫn là món hàng bán chạy nhất vào ngày Rằm tháng Chạp.

Rằm tháng Chạp: Người dân Tây Tựu tất bật thu hoạch hoa cúc

Minh Ánh - Phạm Đông |

Hoa cúc là loại cây trồng ngắn ngày, vốn đầu tư ít mà sức chịu đựng tốt nên được trồng rất phổ biến ở Tây Tựu. Dịp Rằm tháng Chạp năm nay, người nông dân nào cũng rạng rỡ phấn khởi vì cúc bội thu, hoa đẹp, giá cao khi Tết Nguyên đán cận kề.

Hà Nội: Nhộn nhịp, đông đúc tại chợ hoa đêm dịp Rằm tháng Chạp

KHÁNH LINH - TẠ QUANG |

Đêm qua và sáng sớm nay, nhiều người dân Thủ đô đã tìm về chợ hoa Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội) để mua những bó hoa tươi đẹp nhất mang về thắp hương nhân ngày Rằm cuối cùng của năm Canh Tý.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Gà ngậm hoa hồng bán chạy tại "chợ nhà giàu" Hà Nội ngày Rằm tháng Chạp

Tô Thế |

Chợ Hàng Bè ở phố cổ Hà Nội nổi tiếng với đồ ăn tươi ngon, tất nhiên là giá cao cũng nổi tiếng không kém nên được gọi vui là "chợ nhà giàu". Gà ngậm hoa hồng vẫn là món hàng bán chạy nhất vào ngày Rằm tháng Chạp.

Rằm tháng Chạp: Người dân Tây Tựu tất bật thu hoạch hoa cúc

Minh Ánh - Phạm Đông |

Hoa cúc là loại cây trồng ngắn ngày, vốn đầu tư ít mà sức chịu đựng tốt nên được trồng rất phổ biến ở Tây Tựu. Dịp Rằm tháng Chạp năm nay, người nông dân nào cũng rạng rỡ phấn khởi vì cúc bội thu, hoa đẹp, giá cao khi Tết Nguyên đán cận kề.

Hà Nội: Nhộn nhịp, đông đúc tại chợ hoa đêm dịp Rằm tháng Chạp

KHÁNH LINH - TẠ QUANG |

Đêm qua và sáng sớm nay, nhiều người dân Thủ đô đã tìm về chợ hoa Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội) để mua những bó hoa tươi đẹp nhất mang về thắp hương nhân ngày Rằm cuối cùng của năm Canh Tý.