Những kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp cần lưu ý

An Bình |

Theo quan niệm dân gian, 23 tháng Chạp hằng năm là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời, là ngày lễ quan trọng trong tâm thức người Việt.

Vào ngày này, mỗi gia đình lại làm mâm cỗ cúng tiễn ông Táo về trời. Việc thờ cúng ông Táo nhằm thể hiện sự mong muốn Táo quân giúp giữ bếp lửa gia đình để luôn hạnh phúc và ấm áp.

Liên quan đến ngày lễ này, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã đưa ra một số lưu ý giúp các gia đình thực hiện nghi lễ truyền thống.

Không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm

Về thời điểm làm lễ cúng ông Công ông Táo, chuyên gia Nguyễn Song Hà cho rằng các gia đình không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp; nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp (tức 20 tháng 12 dương lịch) đến 23 tháng Chạp.

Đồng thời không bao sái, rút chân nhang, dọn dẹp không gian thờ cúng và bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo. Các gia đình phải cúng ông Công ông Táo xong mới được thực hiện việc bao sái và rút tỉa chân nhang.

 
Theo quan niệm dân gian, trong lễ cúng ông Công ông Táo  không thể thiếu cá chép để làm "phương tiện" cho ông Táo lên chầu trời.

Ngoài ra cần lưu ý người thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo phải giữ thân thanh sạch. Khi hành lễ ăn mặc chỉn chu, gọn gàng kín đáo không mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn… Trong lúc khấn cúng phải giữ tâm thái hoan hỉ vui vẻ để tạo ra năng lượng tích cực trong thờ cúng và tâm linh.

Những năm gần đây, nhiều gia đình thường mua cá chép trong ngày lễ ông Công ông Táo rồi phóng sinh ra ao, hồ. Một lưu ý là không nên mua cá chép về rồi thả cá bừa bãi ra những nguồn nước ô nhiễm làm cá bị chết. Nếu phóng sinh cá chép phải chọn môi trường sạch để cá dễ dàng sống được

Những lễ vật thường có trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo, các gia đình thường làm mâm cỗ mặn gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa tươi, cá chép để làm phương tiện để ông Táo lên trời.

Hiện nay, nhiều bà nội trợ đã thay thịt lợn luộc bằng thịt gà luộc, hoặc mâm cỗ cúng có thêm bánh chưng, thịt đông, nem rán, hành muối… cho phù hợp thời tiết hoặc khả năng chuẩn bị.

Chuyên gia Nguyễn Song Hà cho rằng, lễ cúng ông Táo nên trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Gia đình có thể lựa chọn cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp. Nơi làm lễ cúng ông Táo có thể là ban thờ gia tiên.

Quan trọng nhất là các gia đình nên thực hiện nghi lễ với sự thành tâm, phù hợp với điều kiện từng gia đình, không nên phô trương, cúng lễ rình rang, lãng phí.

An Bình
TIN LIÊN QUAN

Vì sao lễ cúng ông Công ông Táo phải có cá chép?

Bích Hà |

Theo quan niệm dân gian, trong lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép. Đây không chỉ là "phương tiện" để các Táo quân lên chầu trời mà còn là biểu tượng cho tinh thần vươn tới thành công, thịnh vượng.

Thời điểm tốt nhất để lau dọn ban thờ cúng ông Công ông Táo

An Bình |

Theo quan niệm dân gian, bàn thờ là nơi tôn nghiêm, là nơi những người còn sống tưởng nhớ người đã khuất, bày tỏ lòng thành kính cũng như hướng về cội nguồn. Các gia đình Việt thường có thói quen lau dọn bàn thờ vào dịp cúng ông Công ông Táo để chuẩn bị đón năm mới đến.

Thả cá chép ngày ông Công ông Táo: Nguy cơ lây bệnh cho các loài thủy sinh?

L.V |

Tục lệ thả cá chép trong ngày cúng ông Công ông Táo đã từng là phong tục mang nhiều nét đẹp. Tuy nhiên, xung quanh việc thả cá chép này có nhiều vấn đề đang đặt ra.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Vì sao lễ cúng ông Công ông Táo phải có cá chép?

Bích Hà |

Theo quan niệm dân gian, trong lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép. Đây không chỉ là "phương tiện" để các Táo quân lên chầu trời mà còn là biểu tượng cho tinh thần vươn tới thành công, thịnh vượng.

Thời điểm tốt nhất để lau dọn ban thờ cúng ông Công ông Táo

An Bình |

Theo quan niệm dân gian, bàn thờ là nơi tôn nghiêm, là nơi những người còn sống tưởng nhớ người đã khuất, bày tỏ lòng thành kính cũng như hướng về cội nguồn. Các gia đình Việt thường có thói quen lau dọn bàn thờ vào dịp cúng ông Công ông Táo để chuẩn bị đón năm mới đến.

Thả cá chép ngày ông Công ông Táo: Nguy cơ lây bệnh cho các loài thủy sinh?

L.V |

Tục lệ thả cá chép trong ngày cúng ông Công ông Táo đã từng là phong tục mang nhiều nét đẹp. Tuy nhiên, xung quanh việc thả cá chép này có nhiều vấn đề đang đặt ra.