Bước tiến mới trong giảm nghèo bền vững

Hạnh Tùng |

Thành tựu trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều những năm gần đây, đặc biệt là thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, giai đoạn 2021 - 2025, đang tạo bước tiến mới trong giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, nỗ lực thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các vùng khác.

Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều liên tục giảm

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Kết quả Khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều liên tục giảm trong giai đoạn 2016-2022.

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 là 4,3%, giảm 0,1% so với năm 2021 và giảm bình quân 0,81% trong giai đoạn 2016-2022.

Kết quả thực hiện giảm nghèo ở các Vùng dân tộc thiểu số đạt được những thành tựu lớn. Khoảng cách về tỷ lệ nghèo đa chiều giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số khá lớn nhưng đã được thu hẹp dần dưới tác động của hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về giảm nghèo được Chính phủ ban hành khá đồng bộ, toàn diện để hỗ trợ người nghèo.

Đó là các chính sách giảm nghèo đặc thù, ưu tiên đối với các đối tượng yếu thế, vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn; từng bước giảm dần và bãi bỏ những chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện.

Tỷ lệ nghèo đa chiều tại các vùng dân tộc thiểu số giảm khá nhanh so với dân tộc Kinh và cả nước.

Trong năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều tại các vùng dân tộc thiểu số là 23,7%, giảm 12,8% so với năm 2016, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2016-2022 giảm 2,13%; dân tộc Kinh có tỷ lệ nghèo đa chiều là 2%, giảm 2,8%.

Những đồi chè xanh ở Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn) một trong số các vùng chuyên sản xuất chè của tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Nguyễn Tùng.
Những đồi chè xanh ở Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn) - một trong số các vùng chuyên sản xuất chè của tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Nguyễn Tùng

Trong giai đoạn 2016 - 2021, toàn bộ 6 vùng kinh tế– xã hội đều có tỷ lệ nghèo đa chiều giảm hằng năm, nhất là tại các vùng khó khăn, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống.

Điển hình như vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, có thành tựu giảm nghèo nhanh nhất cả nước khi tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2021 là 12,1%, giảm 9,6% so với năm 2016 và bình quân mỗi năm giảm 1,92%; tiếp đến là vùng Tây Nguyên là 10,1%, giảm 8,5% so với năm 2016 và bình quân mỗi năm giảm 1,69%.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác giảm nghèo, Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành thường xuyên có những chính sách hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt những gia đình sinh sống tại các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa và hải đảo.

Tháo gỡ những rào cản

Những kết quả ấn tượng của đất nước trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo suốt hàng chục năm qua có tác động rất lớn trong việc khơi dậy ý chí, nhận thức tự lực vươn lên thoát nghèo của cộng đồng xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, thực tế cũng cho thấy kết quả giảm nghèo của Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế. Nhiều huyện vùng biên giới, miền núi, hải đảo vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo cao. Vòng luẩn quẩn thoát nghèo, tái nghèo vẫn là vấn đề bức thiết đòi hỏi sớm có giải pháp tháo gỡ, đặc biệt là tại các vùng “lõi nghèo”.

Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đã bước đầu có những hiệu quả nhất định song thực tế cũng đang gặp một số khó khăn, bất cập.

Theo đó, dù là một Chương trình có thời gian thực hiện lâu nhất, đã trải qua 7 giai đoạn triển khai và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, là điểm sáng trong công tác giảm nghèo được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Tuy nhiên, đa số đối tượng, địa bàn thuận lợi đã thoát nghèo, được thực hiện trong các giai đoạn trước, đến giai đoạn này, địa bàn thực hiện Chương trình là những “lõi nghèo” của cả nước với 74 huyện nghèo, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Việc ban hành một số văn bản chậm cũng đã ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình trong năm 2021, năm 2022 và năm 2023. Chương trình thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia nhưng thực chất bắt đầu thực hiện trong giai đoạn 2022-2025 do năm 2021 vẫn tiếp tục duy trì chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020.

Bên cạnh đó, giai đoạn 2022 - 2025, chuẩn nghèo đa chiều đã ban hành nhưng vẫn thấp hơn “ngưỡng mức sống tối thiểu” và chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi mức sống tối thiểu, chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát hằng năm.

Kết quả thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo chưa bền vững. Các huyện nghèo mới chỉ quan tâm đánh giá việc giảm tỷ lệ hộ nghèo mà chưa đánh giá thực chất mức tăng thu nhập bình quân đầu người ở các huyện nghèo hằng năm…

Hạnh Tùng
TIN LIÊN QUAN

Phân bổ 12.692 tỉ đồng thực hiện 7 dự án của chương trình giảm nghèo

KHÁNH AN |

Năm 2023, nguồn ngân sách trung ương phân bổ 12.692 tỉ đồng để thực hiện 7 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Phát triển mô hình giảm nghèo từ nguồn vốn hỗ trợ

Vĩnh Hoàng |

Bạc Liêu tập trung xây dựng, nhân rộng các mô hình nhằm tạo sinh kế cho người nghèo, cùng với đó là đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đều tiếp cận được nguồn vốn vay khi có nhu cầu vay vốn sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Giảm nghèo nhờ trồng sâm khoai

Lâm Tùng |

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đang đẩy mạnh hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Trong đó, cây sâm khoai đang được đánh giá phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương, hỗ trợ đắc lực người dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Phong cách thanh lịch của Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc

Thanh Hà |

Ngày 12.12, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân Bành Lệ Viên bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 12-13.12.

Vụ sập sàn nhà đang sửa, tìm thấy một người tử vong

NHÓM PV |

TPHCM - Đến 11h30 hôm nay (12.12), lực lượng chức năng đã đưa thi thể nạn nhân ra khỏi đống đổ nát của căn nhà trong một hẻm trên đường Nguyễn Xiển (phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức, TPHCM).

Vụ giả danh phóng viên cưỡng đoạt tài sản ở Thái Nguyên, không ai biết 5 đối tượng đi đâu, làm gì

Lam Thanh |

Các đối tượng làm giả bằng cấp rồi xin cộng tác viên cho một số tạp chí để cưỡng đoạt tiền doanh nghiệp, người dân.

Cô bé nhặt ve chai bom hàng: Con chưa bao giờ dám nghĩ đến ước mơ của mình

Hoài Luân |

Bình Định - Khi được hỏi về ước mơ sau này, "cô bé nhặt ve chai", nhân vật lấy đi nhiều nước mắt của cộng đồng mạng những ngày qua đã bật khóc trả lời rằng "con chưa dám nghĩ tới ước mơ của mình, con chỉ muốn được đi học".

Cận cảnh cây Cầu Gãy gần 100 năm tuổi nổi tiếng ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Cây Cầu Gãy đã tồn tại gần 100 năm bên dòng Sông Bé thuộc huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Cầu không còn sử dụng phục vụ giao thông, mà trở thành địa điểm tham quan nổi tiếng tại Bình Dương.

Phân bổ 12.692 tỉ đồng thực hiện 7 dự án của chương trình giảm nghèo

KHÁNH AN |

Năm 2023, nguồn ngân sách trung ương phân bổ 12.692 tỉ đồng để thực hiện 7 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Phát triển mô hình giảm nghèo từ nguồn vốn hỗ trợ

Vĩnh Hoàng |

Bạc Liêu tập trung xây dựng, nhân rộng các mô hình nhằm tạo sinh kế cho người nghèo, cùng với đó là đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đều tiếp cận được nguồn vốn vay khi có nhu cầu vay vốn sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Giảm nghèo nhờ trồng sâm khoai

Lâm Tùng |

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đang đẩy mạnh hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Trong đó, cây sâm khoai đang được đánh giá phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương, hỗ trợ đắc lực người dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.