Tạo sinh kế cho người dân từ loài cỏ dại mọc hoang

PHƯƠNG ANH |

Từ một loài cỏ dại mọc hoang, sinh trưởng ở cả vùng sinh thái mặn, lợ, ngọt, vài năm trở lại đây, năn tượng đã trở thành nguyên liệu đan đát hàng thủ công mỹ nghệ, tạo sinh kế cho nhiều người dân ở thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng).

Năm 2021, Hợp tác xã MCF xã Mỹ Quới (Ngã Năm, Sóc Trăng) được thành lập với 10 thành viên, chuyên gia công các sản phẩm rổ, giỏ xách, vật dụng gia đình… với nhiều kích cỡ, hình dáng. Đây cũng là HTX đầu tiên ở Sóc Trăng sử dụng nguyên liệu cỏ năn tượng để làm hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện Hợp tác xã MCF tạo việc làm cho trên 400 lao động địa phương có nguồn thu nhập ổn định.

Bà Huỳnh Thanh Nhanh ở xã Mỹ Quới (Ngã Năm, Sóc Trăng) là nội trợ trong gia đình. Năm 2021 khi được Hợp tác xã MCF hướng dẫn kỹ thuật đan đát từ cỏ năn tượng, bà tham gia học và chỉ vài tuần đã thành thục các mẫu mã khác nhau. Sau khi học nghề xong, thấy đây là công việc nhẹ phù hợp lứa tuổi lại không tốn chi phí vì nguyên vật liệu được Hợp tác xã MCF lo nên bà tiếp tục duy trì nghề. Hiện nay trung bình mỗi ngày bà có thu nhập từ 80.000 - 100.000 đồng.

“Ngoài những lúc vào vụ lúa mới bận rộn cả ngày, còn lại hầu hết thời gian chỉ lo cơm nước, làm việc nhà nên tôi nhận năn tượng khô của Hợp tác xã MCF về đan đát để có thêm thu nhập. Trung bình một tháng cũng có thu nhập từ 2 - 3 triệu đồng phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống”, bà Nhanh cho biết.

Tại HTX MCF (Mỹ Quới, Ngã Năm, Sóc Trăng) thường xuyên dạy nghề đan đát cho chị em phụ nữ khi có nhu cầu học nghề. Ảnh: Phương Anh
Tại Hợp tác xã MCF thường xuyên dạy nghề đan đát cho chị em phụ nữ khi có nhu cầu học nghề. Ảnh: Phương Anh

Vợ chồng bà Trần Ngọc Kiều cũng ở xã Mỹ Quới (Ngã Năm, Sóc Trăng) dù đã lớn tuổi nhưng vẫn gia công đan đát để có thêm thu nhập.

Bà Kiều chia sẻ: “Lúc đầu được các cháu ở Hợp tác xã MCF dạy đan miễn phí, ban đầu còn hơi lúng túng do chưa quen tay đến khi quen rồi thì đan nhanh lắm. Hiện nay 2 vợ chồng cũng có khoảng 5 triệu đồng/tháng. Tuy thu nhập không cao nhưng lại ổn định và phù hợp với người già ở vùng quê”.

Gia đình bà Trần Ngọc Kiều (Mỹ Quới, Ngã Năm, Sóc Trăng) có thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày từ đan đát năn tượng. Ảnh: Phương Anh
Gia đình bà Trần Ngọc Kiều (Mỹ Quới, Ngã Năm, Sóc Trăng) có thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày từ đan đát cây năn tượng. Ảnh: Phương Anh

Theo Hợp tác xã MCF, mỗi tuần đơn vị này xuất đi khoảng 1.700 sản phẩm. Tính trong năm 2022, đã xuất bán khoảng 30.000 sản phẩm. Sản phẩm được đan từ năn tượng sẽ được đưa về Trung tâm điều phối của Quỹ MCF chi nhánh tại Sóc Trăng. Sau đó, đóng hàng thành phẩm cung ứng cho một doanh nghiệp ở Bình Dương để xuất khẩu sang Mỹ, Úc, Nhật Bản.

Hợp tác xã còn thường xuyên mở các lớp dạy nghề, thu hút nhiều người dân địa phương đến học và truyền nghề cho nhau.

Những sản phẩm được đan từ nguyên liệu cỏ năn tượng. Ảnh: Phương Anh
Những sản phẩm được đan từ nguyên liệu cây năn tượng. Ảnh: Phương Anh

Ông Phạm Minh Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Quới (thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng) phấn khởi cho biết: “Nhờ có Hợp tác xã MCF hướng dẫn bà con địa phương đan đát sản phẩm từ năn tượng đã giúp cho hàng trăm lao động nông nhàn có thu nhập ổn định. Những hộ nghèo, cận nghèo cũng có sinh kế làm ăn không còn nghĩ đến chuyện ly nông ly hương như trước nữa”.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Khấm khá từ loài cỏ mọc hoang

PHƯƠNG ANH |

Từ một loài cỏ dại mọc hoang, cây năn bộp giờ đã thành đặc sản giúp nhiều bà con ở thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) có thu nhập khá.

Những "lão tướng" trồng rừng ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Những cánh rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng cứ vươn dài trở thành triền đê xanh che chở cho vùng đệm bên trong, tạo sinh kế cho người dân sinh sống dưới tán rừng. Để có được màu xanh như hôm nay, đã có những lão nông gắn bó gần cả cuộc đời với công việc trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển quê hương.

Sóc Trăng có nhiều điểm sáng về đội ngũ cán bộ nữ

PHƯƠNG ANH |

Sáng ngày 23.8, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, phối hợp với Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức hội thảo phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nữ và việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù khu vực miền Nam.

Mặn mòi vị khô miền biển Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Mấy chục năm qua, hàng chục hộ làm cá khô ở miền biển Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) có cuộc sống ổn định từ nghề. Sản phẩm khô dần khẳng định được uy tín, chất lượng và có mặt ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Tàu cá Sóc Trăng vươn khơi mùa biển cực nhất trong năm

PHƯƠNG ANH |

Sóc Trăng có trên 1.000 tàu thuyền khai thác thủy, hải sản. Mùa mưa bão đang đến gần, các chủ phương tiện và ngành chức năng tăng cường công tác đảm bảo an toàn để vươn khơi bám biển.

Biến lá bồ đề thành tranh, 9X Sóc Trăng giải quyết việc làm cho hàng chục lao động

PHƯƠNG ANH |

Từ những chiếc lá bồ đề bình thường, sau khi qua các công đoạn xử lý, Đặng Duy Khánh (28 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã biến thành những bức tranh sinh động và tinh xảo mang đậm nét Phật giáo.

Liên kết, đa dạng sản phẩm để vực dậy làng nghề trăm năm ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làng nghề đan đát Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) có khoảng trăm năm. Trước đây, bà con phải vận chuyển ra trung tâm thành phố Sóc Trăng hay đi bán dạo ở các địa phương lân cận nên đôi khi thu nhập bấp bênh. 2 năm trở lại đây, người làm nghề ai cũng phấn khởi, vui mừng vì sản phẩm được bao tiêu và còn được xuất khẩu.

ĐBSCL đối diện tình trạng thiếu máu điều trị cho bệnh nhân sau ngày 15.9

PHONG LINH |

Nếu ngày 15.9.2023, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương ngưng cung cấp máu cho Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ thì tình hình thiếu máu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ căng thẳng hơn.

Khấm khá từ loài cỏ mọc hoang

PHƯƠNG ANH |

Từ một loài cỏ dại mọc hoang, cây năn bộp giờ đã thành đặc sản giúp nhiều bà con ở thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) có thu nhập khá.

Những "lão tướng" trồng rừng ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Những cánh rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng cứ vươn dài trở thành triền đê xanh che chở cho vùng đệm bên trong, tạo sinh kế cho người dân sinh sống dưới tán rừng. Để có được màu xanh như hôm nay, đã có những lão nông gắn bó gần cả cuộc đời với công việc trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển quê hương.

Sóc Trăng có nhiều điểm sáng về đội ngũ cán bộ nữ

PHƯƠNG ANH |

Sáng ngày 23.8, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, phối hợp với Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức hội thảo phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nữ và việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù khu vực miền Nam.

Mặn mòi vị khô miền biển Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Mấy chục năm qua, hàng chục hộ làm cá khô ở miền biển Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) có cuộc sống ổn định từ nghề. Sản phẩm khô dần khẳng định được uy tín, chất lượng và có mặt ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Tàu cá Sóc Trăng vươn khơi mùa biển cực nhất trong năm

PHƯƠNG ANH |

Sóc Trăng có trên 1.000 tàu thuyền khai thác thủy, hải sản. Mùa mưa bão đang đến gần, các chủ phương tiện và ngành chức năng tăng cường công tác đảm bảo an toàn để vươn khơi bám biển.

Biến lá bồ đề thành tranh, 9X Sóc Trăng giải quyết việc làm cho hàng chục lao động

PHƯƠNG ANH |

Từ những chiếc lá bồ đề bình thường, sau khi qua các công đoạn xử lý, Đặng Duy Khánh (28 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã biến thành những bức tranh sinh động và tinh xảo mang đậm nét Phật giáo.

Liên kết, đa dạng sản phẩm để vực dậy làng nghề trăm năm ở Sóc Trăng

Phương Anh |

Làng nghề đan đát Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) có khoảng trăm năm. Trước đây, bà con phải vận chuyển ra trung tâm thành phố Sóc Trăng hay đi bán dạo ở các địa phương lân cận nên đôi khi thu nhập bấp bênh. 2 năm trở lại đây, người làm nghề ai cũng phấn khởi, vui mừng vì sản phẩm được bao tiêu và còn được xuất khẩu.