Giảm nghèo nhờ trồng sâm khoai

Lâm Tùng |

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đang đẩy mạnh hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Trong đó, cây sâm khoai đang được đánh giá phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương, hỗ trợ đắc lực người dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Thu nhập đến 500 triệu đồng/ha

Với đặc điểm sống khỏe trong điều kiện khí hậu lạnh và nơi có địa hình núi cao, có thể trồng xen kẽ ở những hốc đá, nơi có lớp đất mùn ẩm, cây sâm khoai được đánh giá là phát triển tốt tại Đồng Văn, Hà Giang.

Điều đáng nói, người dân trong quá trình canh tác không phải chăm bón nhiều, sử dụng các loại phân hóa học, nhưng sâm khoai mỗi khi đến kỳ thu hoạch, mỗi gốc có thể cho 10-15kg củ.

Với giá bao tiêu khoảng 20.000 đồng/kg, cây sâm khoai giúp người trồng thu về từ 300-500 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí.

Với năng suất khá cao và giá bán hiện tại, người dân trồng loại cây này ở Đồng Văn cho rằng, cây sâm khoai có tiềm năng phát triển kinh tế, hỗ trợ đắc lực trong nâng cao thu nhập, giảm nghèo.

Anh Hầu Sính Thò, thôn Há Súng (xã Tả Lủng) cho biết, thực hiện chủ trương của cấp trên về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, gia đình anh đã mạnh dạn chuyển 1ha đất nương trồng ngô kém hiệu quả chuyển sang trồng cây sâm khoai từ 2 năm nay, lợi nhuận đem lại gần 300 triệu đồng/ha/năm.

Ông Vàng Mí Say (xã Tả Lủng) cho biết, ông và khoảng 10 người nữa trong xã là những hộ đầu tiên trồng sâm khoai trên đất Tả Lủng thay cho cây ngô. Nhờ cây trồng này mà 3 năm nay, gia đình cũng đã có thu nhập khá. Nhiều hộ trong xã hiện cũng thoát được nghèo nhờ trồng sâm khoai giống như gia đình ông.

Theo thống kê, đến nay, xã Tả Lủng đã có 43 hộ tham gia trồng sâm khoai với tổng diện tích gần 11ha, năng suất đạt 50 tấn/ha. Từ một xã nghèo, với 86% dân số là hộ nghèo, nhờ trồng sâm đất, tỉ lệ hộ nghèo của xã giảm trung bình mỗi năm khoảng 6%, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

Không chỉ tại xã Tả Lủng, các xã khác như Phố Cáo, Sảng Tủng, Phố Bảng và thị trấn Đồng Văn cũng đã chuyển đổi những diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng sâm khoai, từ đó, nâng diện tích sâm khoai của toàn huyện lên khoảng 35ha.

Người dân xã Tả Lủng thu hoạch củ Sâm khoai. Ảnh: Dương Ngọc Đức
Người dân xã Tả Lủng thu hoạch củ Sâm khoai. Ảnh: Dương Ngọc Đức

Liên kết theo chuỗi, thúc đẩy giảm nghèo

Không chỉ chú trọng vào trồng, mở rộng diện tích, Đồng Văn cũng quan tâm đến việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để đảm bảo đầu ra cho người dân. Hiện nay, diện tích sâm khoai được HTX Nông lâm nghiệp và dịch vụ thương mại tổng hợp Po Mỷ đứng ra bao tiêu, hỗ trợ tiêu thụ với giá ổn định.

Bà Lưu Thị Hòa - Giám đốc HTX Po Mỷ - cho biết, sau khi khảo sát tại địa phương, các thành viên HTX nhận thấy rằng, sâm khoai phát triển khá tốt, chất lượng cao và là một sản phẩm mang lại giá trị kinh tế vì phù hợp với nhu cầu nâng cao sức khỏe của nhiều người. Nếu được tiêu thụ thuận lợi, cây trồng này sẽ góp phần thay đổi cơ cấu nông nghiệp, tạo ra sinh kế bền vững cho bà con nhân dân huyện Đồng Văn.

Ngoài bán tươi, HTX đã nghiên cứu và sản xuất thành công phở sâm khoai, nước ép sâm, sâm khoai sấy… để cung cấp ra thị trường, từ đó vừa tăng giá trị kinh tế vừa nâng cao giá trị cho nông sản địa phương.

Trong quá trình liên kết hợp tác, HTX cũng đồng hành với địa phương, người dân trong hỗ trợ kỹ thuật, giám sát quá trình thực hiện để đảm bảo có những sản phẩm đạt chất lượng đưa ra thị trường.

Ông Phạm Đức Nam - Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn - cho biết: Mô hình trồng sâm khoai đất đang phát triển theo hướng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Điều này có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững, từng bước giúp nâng cao lợi ích của các đối tượng tham gia vào chuỗi liên kết, đặc biệt là người nông dân.

Ngoài ra, việc này còn giải quyết những bất cập trong sản xuất nông nghiệp, từ đó hỗ trợ huyện giảm nghèo khá hiệu quả.

Lâm Tùng
TIN LIÊN QUAN

Tạo sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

HÀ HOÀNG |

Thời gian qua, các Hợp tác xã (HTX) ở Lạng Sơn đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi sang mô hình sản xuất an toàn, chú trọng việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra…, từ đó giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững.

Yên Bái giảm nghèo bền vững thông qua chương trình đào tạo nghề

Thu Giang |

Nhờ chương trình đào tạo nghề, nhiều hộ dân ở huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) những năm qua đã viết đơn xin thoát nghèo, giảm nghèo, vươn lên phát triển kinh tế.

Bàn giao bò giống hỗ trợ người dân giảm nghèo tại Thái Nguyên

TRÍ MINH |

Xã Bá Xuyên thuộc TP Sông Công (Thái Nguyên) vừa tổ chức bàn giao bò giống cho 16 hộ dân là các hộ nghèo, cận nghèo tham gia Dự án sản xuất cộng đồng phát triển sản xuất chăn nuôi bò sinh sản, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nhiều người dân ở TPHCM lại xếp hàng dài từ sáng sớm chờ mua vàng miếng SJC

NGỌC LÊ |

Sáng 10.6, hàng trăm người dân lại tiếp tục xếp hàng chờ đợi trước trụ sở Công ty TNHH MTV thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3 (TPHCM) để chờ mua vàng miếng.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Tạo sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

HÀ HOÀNG |

Thời gian qua, các Hợp tác xã (HTX) ở Lạng Sơn đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi sang mô hình sản xuất an toàn, chú trọng việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra…, từ đó giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững.

Yên Bái giảm nghèo bền vững thông qua chương trình đào tạo nghề

Thu Giang |

Nhờ chương trình đào tạo nghề, nhiều hộ dân ở huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) những năm qua đã viết đơn xin thoát nghèo, giảm nghèo, vươn lên phát triển kinh tế.

Bàn giao bò giống hỗ trợ người dân giảm nghèo tại Thái Nguyên

TRÍ MINH |

Xã Bá Xuyên thuộc TP Sông Công (Thái Nguyên) vừa tổ chức bàn giao bò giống cho 16 hộ dân là các hộ nghèo, cận nghèo tham gia Dự án sản xuất cộng đồng phát triển sản xuất chăn nuôi bò sinh sản, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.