Đà Nẵng:

Xây ồ ạt khách sạn cao tầng gây nhiều hệ lụy khó lường cho du lịch

Hữu Long |

Việc cấp phép hàng loạt công trình cao tầng dọc ven biển từng được các chuyên gia trong ngành du lịch Đà Nẵng lên tiếng khuyến cáo vì nhiều hệ lụy xấu có thể xảy ra đối với ngành du lịch như tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng dịch vụ kém... Trong khi đó, nhiều công trình cao tầng sau khi được cấp phép thì việc kiểm tra, giám sát của ngành chức năng còn bộc lộ nhiều bất cập...
Vừa kiểm tra đã xảy ra sự cố

Khuya ngày 11.1, tại công trình tổ hợp căn hộ, thương mại dịch vụ và khách sạn Alphanam Luxury xây dựng tại lô A1-A6 Khu biệt thự Sao đỏ (đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) do Cty CP địa ốc Alphanam làm chủ đầu tư, đã xảy ra vụ sập giàn giáo khiến nhiều người bị thương. Theo ông Phan Anh Sơn - đại diện đơn vị tư vấn giám sát công trình, trong quá trình đổ bê tông phần mái sảnh có  4 công nhân đang là mặt bê tông thì phần giàn giáo phía dưới kèm theo 3 khối bê tông cũng sập xuống theo.

Sau khi sự cố nghiêm trọng xảy ra, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã ký quyết định thành lập một đơn vị gồm nhiều ngành chức năng để thẩm định lại chất lượng các công trình đang xây dựng trên toàn TP. Ông Vũ Quang Hùng – Giám đốc Sở Xây dựng cho biết thêm, công trình Alphanam Luxury xây dựng cao trên 30 tầng do Bộ Xây dựng cấp phép và cách đây vài ngày, Thanh tra Bộ cũng đã vào kiểm tra chất lượng công trình này. “Riêng đối với đơn vị chủ đầu tư, thi công, thiết kế..., chúng tôi sẽ kiểm tra lại toàn bộ các quy trình để làm rõ trách nhiệm cụ thể của các đơn vị” -  ông Hùng cho biết.

Hệ lụy đối với ngành du lịch

Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, tính đến tháng 12.2016, thành phố có 110 khách sạn 3-5 sao và tương đương với tổng số 10,822 phòng, chiếm 51,3% tổng số phòng của toàn hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của thành phố. Dự kiến, trong năm 2017 sẽ có khách sạn 4-5 sao mới đi vào hoạt động... Phần lớn các khách sạn trên đều được xây dựng ở phía đông.

Lý giải điều này, ông Đinh Thế Vinh  -  Phó Viện trưởng Viện quy hoạch xây dựng cho biết, Đà Nẵng có một sân bay nằm giữa nội thành, nên sân bay Đà Nẵng và Cục tác chiến (Bộ Quốc phòng) đã phối hợp điều chỉnh lộ trình bay lệch về hướng tây nhiều hơn để chính quyền có thể ưu tiên phát triển nhà cao tầng ở phía đông. “Việc phát triển các nhà cao tầng về phía đông có hưởng đến kiến trúc quy hoạch hay không thì chúng tôi đã đưa ra Hội đồng kiến trúc quy hoạch để đánh giá, nhìn nhận vấn đề phát triển chiều cao tại Đà Nẵng” – ông Vinh cho biết.

Một công trình được xây dựng ven biển Đà Nẵng. Ảnh: N.Đ

Sở Du lịch Đà Nẵng trong nhiều năm nay cùng từng khuyến cáo việc cấp phép xây dựng các khách sạn dưới 3 sao sẽ tiềm ẩn rủi ro đối với thương hiệu du lịch Đà Nẵng. Ông Trần Chí Cường – Phó Giám đốc Sở Du lịch nêu thực tế, việc xây dựng khách sạn quá nhiều, nếu lượng du khách đến Đà Nẵng không tăng sẽ dẫn tới lãng phí và cạnh tranh không lành mạnh, phá giá thị trường.

“Sở Du lịch cùng Viện Quy hoạch vừa xin chủ trương UBND TP lập đề án định hướng xây dựng cơ sở lưu trú. Theo đề án này, chúng ta sẽ có một định hướng phát triển du lịch theo từng quận huyện và dựa trên nhiều yếu tố, mỗi địa phương chỉ phát triển số lượng khách sạn, khu nghỉ dưỡng nhất định” – ông Cường cho biết.

Cách đây vài năm, biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes của Mỹ xếp vào danh sách các bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Tuy nhiên, việc đánh giá được thực hiện hằng năm chứ không phải mãi mãi. Ông Huỳnh Tấn Vinh – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng nhìn nhận rằng, có thời điểm chúng ta "ngủ quên” trên danh hiệu này mà chưa có sự thay đổi trong cách làm du lịch.

“Du khách quốc tế đến với Đà Nẵng thường tìm về những giá trị văn hóa, di tích nổi tiếng trên địa bàn. Thế nên thay vì xây dựng các tòa cao ốc làm mất đi những hình ảnh đẹp về các làng chài ven biển, những bãi biển cát vàng thơ mộng và hàng loạt các tác động xấu tới môi trường…, tôi nghĩ những người làm du lịch cần tính toán lại giữa sự phát triển kinh tế bảo vệ nền văn hóa bản địa" - ông Vinh nói.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Nỗi lòng người lao động đón Tết xa quê ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Tại Bình Dương, nhiều gia đình công nhân lao động do bị thất nghiệp, giảm giờ làm khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn không thể về quê đón Tết. Người lao động chấp nhận đón Tết ở Bình Dương để tiết kiệm chi phí, lo cho con cái trong năm mới.