Tết của người Trung Quốc

Lý Viết Trường |

Tết âm lịch là dịp lễ tết náo nhiệt nhất, hoành tráng nhất, trịnh trọng nhất đối với tất cả người dân Trung Quốc. Tết cổ truyền, người Trung Quốc gọi là Xuân tiết, có bề dày lịch sử dài lâu với nội hàm văn hóa đa dạng, phong phú.

Ngày nay, đối với người Trung Quốc, Tết dương lịch được gọi là Nguyên đán (元旦), còn Tết âm lịch được gọi là Xuân tiết (春节). Xuân tiết đánh dấu sự khởi đầu một năm mới tính theo lịch mặt trăng. Người Trung Quốc gọi là “过年” (qua niên), tức là đón Tết.

Lưu Kính Liễu (38 tuổi, Trung Quốc) cho biết hiện nay anh làm việc ở thành phố Nam Ninh, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp anh lại trở về quê ở thành phố Liễu Châu cũng ở Quảng Tây, để đón Tết âm lịch cùng cha mẹ.

Từ ngày 23 tháng Chạp, người Trung Quốc bắt đầu chuẩn bị đón năm mới, mọi người tiến hành tổng vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa, mua các loại đồ dùng sử dụng trong năm mới, dán các hình hoa trên khung cửa, dán câu đối và chữ phúc ngược (福) trước cửa nhà.

Người Trung Quốc có quan niệm chữ phúc dán ngược với mong muốn cầu mong phúc đến, bởi lẽ “phúc đảo” (福倒) tiếng Trung đọc và viết gần giống với “phúc đáo” (福到). Nhiều người cho rằng tục dán chữ phúc ngược đã bắt đầu từ thời nhà Minh, gắn liền với việc một gia đình do không biết chữ nên đã dán ngược chữ phúc, sau dân gian thấy đấy là điềm may nên đã làm theo.

Anh Liễu cho biết, chiều 30 Tết mọi người cùng nhau làm mâm cỗ tất niên, gói bánh chưng, làm bánh sủi cảo, cùng nhau ăn uống và kể cho nhau nghe những câu chuyện buồn vui trong năm cũ. Đêm cuối cùng của năm cũ và mở đầu cho năm mới gọi là đêm giao thừa, đây là thời khắc quan trọng và linh thiêng, mọi người trong gia đình sum vầy, quây quần và đoàn tụ bên nhau.

Sáng mùng 1 Tết, mọi người trong nhà dành chúc cho nhau những mong ước tốt đẹp nhất, con cháu mừng tuổi ông bà, người lớn lì xì trẻ nhỏ.

Trong ba ngày Tết, người ta đi chúc Tết người thân, đến nhà nào khách cũng dành cho gia chủ lời chúc “恭喜发财” (cung hỷ phát tài), với mong muốn năm mới gia chủ sẽ làm ăn phát tài phát lộc. Gia chủ mời khách vào nhà, tiếp đó rót rượu và cùng nhau nâng ly, sau khi cụng ly mọi người cùng nhau ăn bánh kẹo, hoa quả và chia sẻ những câu chuyện đầy tình thân ái.

Ngày Tết ở Trung Quốc đâu đâu cũng nghe tiếng pháo, xác pháo đỏ ngập đường. Người ta tin rằng tiếng pháo giúp xua đuổi điềm gở, đem lại điềm may.

Xuân tiết của người Trung Quốc kéo dài đến ngày 15 tháng Giêng, với ngày Tết Nguyên tiêu, đây là lần đầu tiên trăng tròn trong năm. Trong ngày Tết này, người ta thưởng lãm đèn lồng, chơi đố đèn, ăn bánh Nguyên tiêu. Tết này gắn liền với sự đoàn viên, hòa hợp, hạnh phúc và mỹ mãn.

Hiện nay, Tết Nguyên tiêu được tổ chức rất nhộn nhịp, các thành phố lớn thường tổ chức lễ hội đèn rồng, triển lãm các loại đèn, đốt pháo bông, múa sư tử, thi chèo thuyền, thi ca hát, đánh trống Thái Bình…

Lý Viết Trường
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc: Giữ chân lao động ngoại tỉnh làm việc trong Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Chủ sử dụng lao động và chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang tung ra nhiều ưu đãi để lôi kéo người lao động ở lại làm việc trong dịp Tết Nguyên đán.

Trung Quốc áp dụng thông quan hẹn trước ở nhiều cửa khẩu dịp Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều cửa khẩu của Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi thông quan, trong đó có thông quan hẹn trước.

Người dân Trung Quốc nhộn nhịp đón Tết Nguyên đán

Quý An (theo Xinhua) |

Mặc dù còn nhiều ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng các trung tâm mua sắm và dịch vụ ở Trung Quốc đã sẵn sàng cho ngày lễ quan trọng nhất trong năm.

Hàng quán TPHCM mở cửa mùng 3 Tết, chưa ghi nhận tình trạng "chặt chém"

Huân Cao |

Mùng 3 Tết (ngày 24.1), nhiều hàng quán ở TPHCM đã mở cửa hoạt động phục vụ khách. Theo ghi nhận của PV, nhiều quán đều phụ thu thêm 10% để bù đắp chi phí tăng cao và trả lương thêm cho nhân viên phục vụ ngày Tết.

Dự báo diễn biến không khí lạnh trong những ngày Tết Nguyên đán tiếp theo

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, trong những ngày nghỉ tiếp theo của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, không khí lạnh duy trì cường độ ổn định tác động đến thời tiết Bắc Bộ và Trung Bộ.

Về nơi kiêng tiêu tiền trong ngày Tết ở Sơn La

Chuyên Công |

Tết người Mông ở một số địa phương vùng cao Tây Bắc có những tập tục, tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó phải kể đến tập tục kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau và cơm chan canh, cho dụng cụ lao động nghỉ ngơi...

Chia sẻ cuối của bà Jacinda Ardern trên cương vị Thủ tướng New Zealand

Thanh Hà |

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 24.1 bày tỏ biết ơn thời gian tại vị đồng thời nhấn mạnh những vụ quấy rối trực tuyến liên tục không phải là lý do khiến bà từ chức.

Những mẻ cá đầu năm mới của người dân miền biển Thái Bình

Lương Hà |

Với ngư dân miền biển Thái Bình, chuyến ra khơi đầu năm ngoài hy vọng những mẻ lưới thắng lợi, đầy ắp cá tôm, còn mang ý nghĩa cầu mong cho một năm thuận buồm xuôi gió.

Trung Quốc: Giữ chân lao động ngoại tỉnh làm việc trong Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Chủ sử dụng lao động và chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang tung ra nhiều ưu đãi để lôi kéo người lao động ở lại làm việc trong dịp Tết Nguyên đán.

Trung Quốc áp dụng thông quan hẹn trước ở nhiều cửa khẩu dịp Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều cửa khẩu của Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi thông quan, trong đó có thông quan hẹn trước.

Người dân Trung Quốc nhộn nhịp đón Tết Nguyên đán

Quý An (theo Xinhua) |

Mặc dù còn nhiều ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng các trung tâm mua sắm và dịch vụ ở Trung Quốc đã sẵn sàng cho ngày lễ quan trọng nhất trong năm.