Người Sài Gòn xưa ăn Tết thế nào?

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Bên cạnh những điểm tương đồng trong cách đón tết Nguyên đán thì người Sài Gòn xưa cũng có những cách đón Tết riêng, tạo nên bản sắc của đất và người vùng đất phương Nam này.

Trong bài viết "Hoài niệm đẹp về Tết Sài Gòn xưa", nhà thơ Lê Minh Quốc cho biết người Sài Gòn nói riêng và người miền Nam nói chung quan niệm ăn Tết rất mộc mạc và đơn giản.

Đêm giao thừa người Sài Gòn đến Lăng Ông Bà Chiểu, các chùa như Chùa Ông, Chùa Bà… để cầu may, khấn mong những điều tốt lành cho bản thân, gia đình và đất nước. Tại chùa chiền người ta dành cho nhau những tình cảm nồng ấm, trong năm dù có giận hờn gì thì ngày đầu năm cũng nhoẻn miệng cười, làm lành với nhau.

Vào dịp Tết người Sài Gòn thường xem bói tuồng, người ta dựa vào tuồng tích, tình huống đang diễn ra để đoán định về tương lai sắp đến. Cùng với bói tuồng người ta cũng đoán điềm lành giữ qua hoa mai, trong ngày Tết cánh hoa nở, héo rụng thế nào để suy ngẫm vận hạn cuộc đời.

Ngày xuân không thể thiếu trò chơi đánh đu, trai gái chơi đu trong những bộ trang phục đẹp đẽ. Người ta chơi đu từ sáng ngày mùng 1 đến hết rằm tháng Giêng. Bên cạnh chơi đu vào đêm giao thừa người Sài Gòn có tục Nậu sắc bùa, đoàn người đánh trống mọi, gõ phách, thấy nhà hào phú thì đẩy cửa ngõ vào dán lá bùa nơi cửa, niệm thần chú, rồi nổi trống phách lên, hát những lời chúc mừng. Đáp lại chủ nhà dùng cỗ bàn, chè rượu khoản đãi và gói tiền thưởng tạ đoàn Nậu sắc bùa đã giúp đuổi tà ma, tiễn cũ rước mới.

Người Sài Gòn còn múa lân – sư – rồng, theo nhà thơ Lê Minh Quốc kỹ thuật múa của các nghệ nhân vùng Chợ Lớn đã đạt đến sự tinh xảo, điêu luyện. Ngày xuân người ta luôn được thưởng thức những màn lân – sư – rồng trèo lên cột cao gỡ lấy phong bì tiền thưởng, nhìn phong bì trên cột cao người xem tưởng chừng lên là việc khó, nhưng với các đoàn múa thì đó là chuyện nhỏ.

Tết Sài Gòn không thể thiếu hoa, các cây cảnh như tắc, mai, mai chiếu thủy, lão mai, sanh, si, lan, vạn thọ, cúc… luôn được người dân ưa chuộng. Một trong những hình ảnh của thú chơi hoa đã trở thành nét đẹp văn hóa ngày Tết Sài Gòn, đó là du xuân và ngắm hoa trên đường Nguyễn Huệ.

Tết Sài Gòn cũng nổi bật với những thức quả, đặc biệt là mâm ngũ quả với cái tên “cầu – vừa – đủ - xài”, là tên các loài quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Dưa hấu là loại quả được ưa chuộng trong ngày Tết, những quả dưa vỏ xanh ruột đỏ vừa giúp người ta giải khát vừa mang biểu tượng của sự may mắn. Vào ngày Tết khách đến nhà chơi, bao giờ gia chủ cũng mời khách ăn hoa quả, mứt Tết, bánh kẹo và nhâm nhi chút rượu chè…

Người Sài Gòn trong ba ngày Tết cũng đi thăm hỏi họ hàng và người thân, ngoài ra trước Tết người ta còn thực hiện biếu quà cho nhau để thể hiện sự quý trọng, lễ nghĩa và tỏ lòng biết ơn.

Tết của người Sài Gòn có những nét đặc sắc riêng, được tạo thành bởi những quy định của vùng đất và con người nơi đây. Chính những điểm dị biệt trong văn hóa đón Tết của người Sài Gòn đã góp phần tạo dựng nên sự đa dạng trong thống nhất của văn hóa Việt Nam.

LÝ VIẾT TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Tục trồng cây nêu ngày Tết

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Cây nêu ngày Tết là một trong những biểu tượng của dịp tết Nguyên đán, tục này gắn với cuộc chiến giữa con người và ma quỷ, nhằm mục đích bảo vệ cửa nhà được bình an.

"Ba ngày Tết" và hành trình đón năm mới

Lý Viết Trường |

Tết thường chỉ được hiểu là bắt đầu từ sau thời khắc giao thừa và kết thúc sau ngày mùng 3 tháng Giêng. Nhưng theo PGS.TS Bùi Xuân Đính – Viện Dân tộc học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) Tết của người Việt diễn ra theo một hành trình, ở đó có giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn ăn Tết.

Xu hướng du xuân Tết Quý Mão 2023 của khách Việt

Ý Yên |

Khách Việt có xu hướng du xuân từ mùng 2 Tết Âm lịch trở ra, nghỉ dưỡng ở Phú Quốc, Đà Nẵng, Hạ Long... hoặc xuất ngoại đi Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc).

Tuyển nữ Việt Nam trong năm 2023: Hy vọng thành công từ bóng đá nữ TPHCM

Như Thùy |

Tại World Cup nữ 2023, đội tuyển nữ Việt Nam với bộ khung gồm những trụ cột quan trọng của câu lạc bộ TPHCM được kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lần đầu tham dự đấu trường này.

Du khách Tây thích thú đón Tết Việt ở Mũi Né

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Những du khách quốc tế đến du lịch Hàm Tiến-Mũi Né, TP.Phan Thiết trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão may mắn được trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của người Việt và tham gia các lễ hội do địa phương tổ chức. Những điều thú vị lần đầu được trải nghiệm khiến du khách thích thú.

Chè trung du cổ làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương

Kiên Nguyễn - Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Vùng đất Tân Cương (TP Thái Nguyên) lâu nay vẫn được biết đến là nơi hội tụ nhiều loại chè ngon có tiếng. Nhưng ít ai biết rằng trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái.

Người Việt toả sáng

Minh Hà (tổng hợp) |

Năm 2022, hai tiếng thiêng liêng “Việt Nam” vang lên nhiều lần ở những giải thưởng, bảng xếp hạng uy tín trên thế giới. Cùng Lao Động điểm lại một số gương mặt nổi bật.

Những ký ức thế giới trên vách đá Ngũ Hành Sơn

Tường Minh |

Một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam đã diễn ra vào những ngày cuối năm 2022 khi “Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Việt Nam” chính thức được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

Tục trồng cây nêu ngày Tết

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Cây nêu ngày Tết là một trong những biểu tượng của dịp tết Nguyên đán, tục này gắn với cuộc chiến giữa con người và ma quỷ, nhằm mục đích bảo vệ cửa nhà được bình an.

"Ba ngày Tết" và hành trình đón năm mới

Lý Viết Trường |

Tết thường chỉ được hiểu là bắt đầu từ sau thời khắc giao thừa và kết thúc sau ngày mùng 3 tháng Giêng. Nhưng theo PGS.TS Bùi Xuân Đính – Viện Dân tộc học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) Tết của người Việt diễn ra theo một hành trình, ở đó có giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn ăn Tết.

Xu hướng du xuân Tết Quý Mão 2023 của khách Việt

Ý Yên |

Khách Việt có xu hướng du xuân từ mùng 2 Tết Âm lịch trở ra, nghỉ dưỡng ở Phú Quốc, Đà Nẵng, Hạ Long... hoặc xuất ngoại đi Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc).