Đi chợ Tết và mong ước đủ đầy

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Từ ngày 23 thì chợ nào cũng gọi là chợ Tết, còn ngày 29, 30 gọi là phiên áp Tết. Chợ Tết dù ở nông thôn hay thành thị nơi nào cũng đông vui, kẻ bán người mua ai cũng tất bật với nỗi niềm sắm Tết.

Đi chợ Tết là niềm vui

Bà Nông Thị Phượng (68 tuổi, Lạng Sơn) cho biết năm nào cũng vậy, cứ sang tháng Chạp là các phiên chợ ở miền sơn cước Lạng Sơn lại đông vui tấp nập hơn. Đi chợ sắm Tết là niềm vui hạnh phúc của tất cả trẻ già trai gái, đặc biệt là với các mẹ các chị các em gái. Bà Phượng rất thích đi chợ Tết và thường cùng chồng đi để giúp nhau lựa chọn và xách đồ hàng.

Chợ Tết bao giờ cũng đem lại cho người ta sự khẩn trương, nhộn nhịp và tưng bừng của ngày Tết. Chợ Tết ở Lạng Sơn quê bà Phượng đặc sắc bởi ngoài những mặt hàng của ngày thường còn có rất nhiều đặc sản như bánh sla cao, khẩu sli, pẻng khô, và cả những câu "sli" giao duyên.

Người Nùng, Tày miền núi đi chợ Tết không chỉ để mua sắm, mà còn là dịp gặp gỡ bạn bè sau một năm làm lụng vất vả. Trong không gian của phố chợ những trai gái tuổi xuân thì dùng câu "sli" để tìm một nửa cuộc đời, những người tình không bao giờ cưới thì mượn câu "sli" để giãi bày với nhau về nhân tình thế thái, người già đến chợ nghe "sli" để sống lại những ký ức của quãng tuổi đẹp nhất cuộc đời.

Hình ảnh người già ở chợ Tết. Ảnh:
Hình ảnh người già ở chợ Tết. Ảnh: Nguyễn Quang Hồng

Chợ Tết với Đỗ Thị Nga (29 tuổi, Hòa Bình) bắt đầu khi bước sang tháng Chạp, từ rằm ngày nào Nga cũng đi chợ đôi lần, vào những ngày cuối tuần chị đưa con gái nhỏ đi cùng để thưởng thức không khí Tết đang đến từng ngày.

Chị Nga đi chợ vừa để ngắm chợ, xem hàng hóa Tết, ngắm hoa và mua sắm cho một cái Tết đủ đầy. Từ rằm đến ngày cuối cùng của tháng Chạp, mỗi ngày chị Nga mua một chút, nào là gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, đồ vàng mã, cành đào, cây quất, phong bao lì xì, thực phẩm đồ khô như măng khô, miến, bánh kẹo, thịt lợn, gà, hoa quả, nước ngọt…

Hình ảnh đặc trưng chợ Tết

Chợ Tết khác với chợ ngày thường bởi những mặt hàng dành cho ngày Tết, ngay đầu chợ là những hàng lá dong xanh, hàng gạo tẻ và gạo nếp, đỗ xanh và các loại đậu, lạt tre buộc bánh. Tiếp đến là những hàng thịt lợn, hàng gà với những chú gà trống thiến vừa mập vừa đẹp mã, hàng hải sản với tôm, cua, cá…

Đồ khô cũng là mặt hàng được mua nhiều ở chợ Tết, đó là măng khô, miến, mộc nhĩ, nấm hương, hạt sen, các loại trà, hoa quả, mứt… Bên cạnh là những hàng đồ bày, lễ vật với cơ man những sắc màu xanh đỏ của hoa quả, vàng mã, hương, đào, mai, cúc, quất, hòn non bộ…

 
Bán đào rừng ngày Tết. Ảnh: Nguyễn Quang Hồng

Trong truyền thống các phiên chợ còn bày bán các loại pháo, từ pháo tép nhỏ xinh pháo dây rực rỡ, pháo dây, pháo chuột, pháo dây, đến pháo đùng, pháo cối…

Từ trong truyền thống tới hiện tại, gian hàng xén vẫn tồn tại với những dấu ấn văn hóa vô cùng đặc sắc, đó là tranh thờ, tranh chơi, tranh cầu lộc. Hàng câu đối với những câu đối bằng chữ Hán hoặc chữ Quốc ngữ, bên cạnh những câu đối đã viết sẵn còn có cả những ông đồ ngồi đó viết theo yêu cầu của khách.

Ngày Tết ai cũng thích sự mới mẻ, trong đó quần áo mới là niềm ước ao của người Việt trong những ngày đầu năm. Vậy nên hàng vải luôn tấp nập người mua, đủ các loại từ vải hoa, vải màu, quần áo may sẵn…

Một góc nhỏ của chợ Tết thường luôn thu hút đông đảo thực khách đó là hàng quà, với những loại bánh rực rỡ màu xanh đỏ. Bên cạnh đó hàng ăn là góc không thể thiếu của mọi phiên chợ, ai đến chợ cũng tự thưởng cho mình một bát phở, bún riêu, bún riêu cua, bún ốc, bánh rán, bánh giò, quán lòng lợn tiết canh, kẹo lạc, kẹo kéo… và những quán nước chè thường là nơi dừng chân của những thực khách sau khi đôi chân đã mỏi nhừ với việc sắm sanh ngày Tết.

Một góc nhỏ chợ Tết. Ảnh:
Một góc nhỏ chợ Tết. Ảnh: Nguyễn Quang Hồng

Chợ Tết không chỉ là nơi để mọi người sắm sanh cho gia đình một cái Tết đủ đầy về mặt vật chất, mà còn là không gian sinh hoạt văn hóa gắn với những diễn xướng dân gian và đi vào trong ký ức của mỗi người Việt.

LÝ VIẾT TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Thú chơi hoa ngày Tết

Lý Viết Trường |

Mỗi độ Tết đến Xuân về trong gia đình người Việt dù ở nông thôn hay thành thị, ai nấy cũng đều cố gắng chuẩn bị một loài hoa để chơi Tết. Người miền Bắc trang trí hoa đào, người miền Nam có hoa mai, cùng với đó là mai, cúc, lay ơn, đồng tiền, cát tường, quất…

Xem người Tày làm bánh dày ngũ sắc dịp Tết

Vân Hoa |

Để tạo nên nhiều màu sắc cho bánh dày, người Tày dùng lá cẩm đỏ, cẩm tím nấu thành nước để nhuộm, màu xanh được tạo nên từ tro trộn với lá cẩm, còn màu vàng thì giã nghệ... Những màu sắc thiên nhiên đem lại sức sống tươi mới cho bản làng ngày Tết.

Bánh chưng đen của người Dao trong mâm cỗ ngày Tết

Vân Hoa |

Cứ dịp Tết đến, đồng bào dân tộc Dao Tiền ở Suối Lìn, Sơn La lại làm bánh chưng đen để bày trên mâm cỗ cúng, bày tỏ sự hiếu thuận với ông bà tổ tiên. Bánh chưng màu đen thể hiện mùa màng bội thu, đời sống no ấm, được tạo màu bằng tro rơm.

Hàng quán TPHCM mở cửa mùng 3 Tết, chưa ghi nhận tình trạng "chặt chém"

Huân Cao |

Mùng 3 Tết (ngày 24.1), nhiều hàng quán ở TPHCM đã mở cửa hoạt động phục vụ khách. Theo ghi nhận của PV, nhiều quán đều phụ thu thêm 10% để bù đắp chi phí tăng cao và trả lương thêm cho nhân viên phục vụ ngày Tết.

Dự báo diễn biến không khí lạnh trong những ngày Tết Nguyên đán tiếp theo

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, trong những ngày nghỉ tiếp theo của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, không khí lạnh duy trì cường độ ổn định tác động đến thời tiết Bắc Bộ và Trung Bộ.

Về nơi kiêng tiêu tiền trong ngày Tết ở Sơn La

Chuyên Công |

Tết người Mông ở một số địa phương vùng cao Tây Bắc có những tập tục, tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó phải kể đến tập tục kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau và cơm chan canh, cho dụng cụ lao động nghỉ ngơi...

Chia sẻ cuối của bà Jacinda Ardern trên cương vị Thủ tướng New Zealand

Thanh Hà |

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 24.1 bày tỏ biết ơn thời gian tại vị đồng thời nhấn mạnh những vụ quấy rối trực tuyến liên tục không phải là lý do khiến bà từ chức.

Những mẻ cá đầu năm mới của người dân miền biển Thái Bình

Lương Hà |

Với ngư dân miền biển Thái Bình, chuyến ra khơi đầu năm ngoài hy vọng những mẻ lưới thắng lợi, đầy ắp cá tôm, còn mang ý nghĩa cầu mong cho một năm thuận buồm xuôi gió.

Thú chơi hoa ngày Tết

Lý Viết Trường |

Mỗi độ Tết đến Xuân về trong gia đình người Việt dù ở nông thôn hay thành thị, ai nấy cũng đều cố gắng chuẩn bị một loài hoa để chơi Tết. Người miền Bắc trang trí hoa đào, người miền Nam có hoa mai, cùng với đó là mai, cúc, lay ơn, đồng tiền, cát tường, quất…

Xem người Tày làm bánh dày ngũ sắc dịp Tết

Vân Hoa |

Để tạo nên nhiều màu sắc cho bánh dày, người Tày dùng lá cẩm đỏ, cẩm tím nấu thành nước để nhuộm, màu xanh được tạo nên từ tro trộn với lá cẩm, còn màu vàng thì giã nghệ... Những màu sắc thiên nhiên đem lại sức sống tươi mới cho bản làng ngày Tết.

Bánh chưng đen của người Dao trong mâm cỗ ngày Tết

Vân Hoa |

Cứ dịp Tết đến, đồng bào dân tộc Dao Tiền ở Suối Lìn, Sơn La lại làm bánh chưng đen để bày trên mâm cỗ cúng, bày tỏ sự hiếu thuận với ông bà tổ tiên. Bánh chưng màu đen thể hiện mùa màng bội thu, đời sống no ấm, được tạo màu bằng tro rơm.