Tục trồng cây nêu ngày Tết

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Cây nêu ngày Tết là một trong những biểu tượng của dịp tết Nguyên đán, tục này gắn với cuộc chiến giữa con người và ma quỷ, nhằm mục đích bảo vệ cửa nhà được bình an.

Ông Hoàng Việt Bình – Cán bộ Trung tâm Văn hóa tỉnh Lạng Sơn cho biết, vào dịp Tết người Tày, Nùng ở Lạng Sơn đều lựa chọn cây nêu một cách kỹ càng, người đi chặt cây nêu là thanh niên khỏe mạnh, họ thường vào rừng để chọn những cây vầu, trúc thẳng, già, không sâu mọt.

Chiều cao và độ lớn của cây nêu tùy tầm ngắm và khoảng rộng của sân nhà, phần lớn dựa vào chiều cao của ngôi nhà để lựa chọn cây nêu cho phù hợp.

Ông Bình cho biết, một số vùng ở Lạng Sơn như huyện Bình Gia, Văn Quan người ta dựng 2 cây nêu ở hai bên sàn nhà. Việc chọn vị trí trồng cây nêu sẽ do chủ nhà quyết định, vị trí dựng thường ở trước nhà.

Trên ngọn cây nêu, người ta treo những đồ vật tùy theo phong tục của từng địa phương, người ta thường treo một tờ giấy đỏ, giấy trắng, gói kim ngân, xôi màu và lông gà…

Dưới chân cây nêu, người ta cắm một ống tre để thắp hương, nhiều vùng như huyện Văn Lãng và Bình Gia, người ta còn bày mâm cúng chay, có bánh chưng, hoa quả.

Người Việt ở một số địa phương còn buộc lá dứa hoặc cành đa nhỏ trên ngọn cây nêu, với mục đích đe dọa ma quỷ.

Dưới chân cây nêu, người ta vẽ hình cung tên, mũi nhọn chĩa về phía Đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để ngăn chặn ma tà.

Chiều 30 Tết, gia chủ bước ra trước sân nhà và đọc bài văn khấn để dựng cây nêu, sau đó đến ngày 15 tháng Giêng người ta sẽ hạ cây nêu.

Một cây nêu đã trang trí hoàn chỉnh được dựng lên tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Ảnh: Minh Lý
Một cây nêu đã trang trí hoàn chỉnh được dựng lên tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Ảnh: Minh Lý

Ngày nay một số gia đình còn treo cờ tổ quốc vào cây nêu, đây là niềm tự hào dân tộc gắn với chủ quyền quốc gia.

Ngoài trồng cây nêu trước sân nhà, nhiều địa phương còn trồng cây nêu trước cửa đình, đền, chùa… PGS.TS Bùi Xuân Đình cho rằng, cây nêu ngoài ý nghĩa trừ ma quỷ, còn biểu thị cho tính cộng đồng làng xã, ngoài ra, trong thời kỳ phong kiến, cây nêu còn mang biểu tượng cho đẳng cấp xã hội, biểu tượng của uy quyền. Vào dịp 30 tháng Chạp, người ta dựng cây nêu ở đình làng xong, thì các gia đình mới dựng cây nêu ở nhà mình.

Cây nêu ngày Tết là biểu tượng cây vũ trụ, nối liền đất với trời. Cuối năm, cuối mùa Đông, người ta trồng cây nêu với dụng ý ngọn nêu vươn lên đón mùa Xuân, đón ánh mặt trời (dương khí), cũng là biểu tượng của sự áp đảo đối với ma quỷ, biểu tượng của âm dương.

Sự tích cây nêu: Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước, còn Người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, và cuối cùng Quỷ tự cho mình hưởng quyền “ăn ngọn cho gốc”.

Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo Người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người được hưởng không biết bao nhiêu củ khoai, còn Quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức 'ăn ngọn cho gốc.

Sang mùa khác, Quỷ lại chuyển qua phương thức “ăn gốc cho ngọn”. Phật bảo Người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố “ăn cả gốc lẫn ngọn”.

Phật trao cho Người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn Người thì thu hoạch cơ man là trái ngô.

Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa. Phật bàn với Người đứng đầu của Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý.

Khi đó, Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.

Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này, bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... và Quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông.

Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.

Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ.

Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh.

Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.


LÝ VIẾT TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Xu hướng du xuân Tết Quý Mão 2023 của khách Việt

Ý Yên |

Khách Việt có xu hướng du xuân từ mùng 2 Tết Âm lịch trở ra, nghỉ dưỡng ở Phú Quốc, Đà Nẵng, Hạ Long... hoặc xuất ngoại đi Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc).

Tất bật kiếm tiền triệu từ làm cây nêu ngày Tết

Minh Lý |

Hà Tĩnh - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão, thời tiết mưa rét, nhưng nhiều người dân phố núi Hương Sơn vẫn tất bật làm cây nêu để kiếm thêm thu nhập.

Nghi thức dựng cây nêu ngày Tết như thế nào?

Vân Hoa |

Cây nêu thường là cây tre được dựng trước sân nhà. Mỗi dịp Tết đến, người Mường hay vào rừng chọn những cây tre bánh tẻ chắc khỏe và có ngọn cao vút thì mới cong và đẹp. Cây nêu có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, giúp người dân có một cái Tết an yên.

Tuyển nữ Việt Nam trong năm 2023: Hy vọng thành công từ bóng đá nữ TPHCM

Như Thùy |

Tại World Cup nữ 2023, đội tuyển nữ Việt Nam với bộ khung gồm những trụ cột quan trọng của câu lạc bộ TPHCM được kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lần đầu tham dự đấu trường này.

Du khách Tây thích thú đón Tết Việt ở Mũi Né

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Những du khách quốc tế đến du lịch Hàm Tiến-Mũi Né, TP.Phan Thiết trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão may mắn được trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của người Việt và tham gia các lễ hội do địa phương tổ chức. Những điều thú vị lần đầu được trải nghiệm khiến du khách thích thú.

Chè trung du cổ làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương

Kiên Nguyễn - Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Vùng đất Tân Cương (TP Thái Nguyên) lâu nay vẫn được biết đến là nơi hội tụ nhiều loại chè ngon có tiếng. Nhưng ít ai biết rằng trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái.

Người Việt toả sáng

Minh Hà (tổng hợp) |

Năm 2022, hai tiếng thiêng liêng “Việt Nam” vang lên nhiều lần ở những giải thưởng, bảng xếp hạng uy tín trên thế giới. Cùng Lao Động điểm lại một số gương mặt nổi bật.

Những ký ức thế giới trên vách đá Ngũ Hành Sơn

Tường Minh |

Một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam đã diễn ra vào những ngày cuối năm 2022 khi “Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Việt Nam” chính thức được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

Xu hướng du xuân Tết Quý Mão 2023 của khách Việt

Ý Yên |

Khách Việt có xu hướng du xuân từ mùng 2 Tết Âm lịch trở ra, nghỉ dưỡng ở Phú Quốc, Đà Nẵng, Hạ Long... hoặc xuất ngoại đi Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc).

Tất bật kiếm tiền triệu từ làm cây nêu ngày Tết

Minh Lý |

Hà Tĩnh - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão, thời tiết mưa rét, nhưng nhiều người dân phố núi Hương Sơn vẫn tất bật làm cây nêu để kiếm thêm thu nhập.

Nghi thức dựng cây nêu ngày Tết như thế nào?

Vân Hoa |

Cây nêu thường là cây tre được dựng trước sân nhà. Mỗi dịp Tết đến, người Mường hay vào rừng chọn những cây tre bánh tẻ chắc khỏe và có ngọn cao vút thì mới cong và đẹp. Cây nêu có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, giúp người dân có một cái Tết an yên.