"Ba ngày Tết" và hành trình đón năm mới

Lý Viết Trường |

Tết thường chỉ được hiểu là bắt đầu từ sau thời khắc giao thừa và kết thúc sau ngày mùng 3 tháng Giêng. Nhưng theo PGS.TS Bùi Xuân Đính – Viện Dân tộc học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) Tết của người Việt diễn ra theo một hành trình, ở đó có giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn ăn Tết.

Xưa nay dân gian thường nói “Ba ngày Tết”, tức từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tháng Giêng. Theo PGS.TS Bùi Xuân Đính thực ra đấy chỉ là những người mà người lao động gần như hoàn toàn nghỉ ngơi, không phải làm việc đồng áng, làm nghề và buôn bán. Trên thực tế để có được ba ngày nghỉ đó, người nông dân phải lao động lao động vất vả quanh năm để lo đầy đủ lương thực thực phẩm, thú vui, thú chơi cho ngày Tết.

Giai đoạn cuối của hành trình chuẩn bị Tết rục rịch từ mùng 10 tháng Chạp, với việc các gia đình chuẩn bị nặn vua bếp cho kịp khô để thay cho vua bếp cũ vào ngày tết ông Táo. Tết này gắn với việc thờ cúng vua Bếp – vị thần cai quản các công việc bếp núc trong nhà, không chỉ là chuyện cơm ăn hàng ngày, mà còn là hòa khí trong nhà, cả sự an toàn của ngôi nhà cũng như là của gia đình, liên quan tới lửa củi và đun nấu.

Từ sau ngày 23 tháng Chạp không khí Tết bắt đầu nhộn nhịp, nhà nhà dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, nhà ai có điều kiện thì mua vôi quét cho sáng, các mẹ các chị sắm sửa đồ dùng, các cha các chú tất bật đụng lợn và chuẩn bị thức ăn cho ba ngày Tết.

PGS.TS Bùi Xuân Đính cho biết từ 27, 28 tháng Chạp nhà nào cũng tất bật sửa soạn Tết, người thì lo làm món ăn trước để dâng cúng tổ tiên sau là thưởng thức. Hình ảnh nồi bánh chưng xanh và không khí đụng lợn làm cho Tết ở các làng quê trở nên đầy màu sắc và rộn ràng.

Với tất cả mọi người những ngày sát Tết mới là vui nhất, rộn rã nhất, bởi đó là khoảng thời gian mọi người được sống trong sự rộn ràng.

Ngày 30 tháng Chạp là ngày cuối cùng của năm, mọi việc to nhỏ đều phải hoàn thành để đón năm mới. Từ sáng sớm cả nhà tất bật lo sửa soạn mâm cúng, lễ vật phải đủ đầy, thơm ngon, tinh khiết. Buổi chiều người ta dựng cây nêu, với mục đích phòng trừ ma quỷ đến quấy nhiễu.

Bữa cơm chiều 30 Tết chứa đựng những giá trị nhân văn, các thành viên quây quần bên mâm cơm và chia sẻ mọi chuyện buồn vui của một năm cũ đã sắp đi qua. Tối Ba mươi một số trẻ em nghèo họp thành nhóm đi chúc Tết, tới trước cửa từng nhà chúng lắc ống tiền và đồng thanh hát bài xúc sắc xúc sẻ, chủ nhà nghe thấy sẽ mừng cho đám trẻ chút tiền để lấy may.

Đêm giao thừa cả nhà đứng trang nghiêm trước bàn thờ tổ tiên, gia chủ thắp hương, dâng lễ vật và đọc văn khấn. Trong giây phút thiêng liêng giao hòa đất trời, mọi người đều cầu mong và chúc cho nhau năm mới vạn sự như ý, an khang thịnh vượng.

Ba ngày Tết là dịp để đoàn tụ gia đình. Mùng 1 con cháu trong nhà tập trung lại để chúc Tết cha mẹ, mừng tuổi con trẻ, chia sẻ những câu chuyện tình thân. Mùng 2 quay về bên ngoại để chúc Tết, bày tỏ sự biết ơn và tấm lòng hiếu thảo. Mùng 3 người ta đi chúc Tết thầy cô, những người bạn học gặp nhau, cùng ôn lại những câu chuyện học hành. Cũng trong dịp Tết người ta đi thăm họ hàng, làng xóm láng giềng để gắn kết tình cảm và vun bồi mối quan hệ gắn bó keo sơn của mỗi cá nhân với cộng đồng.

Không khí Tết cứ thế lan truyền đến rằm tháng Giêng, đây được coi là dịp Tết quan trọng sau dịp tết Nguyên đán. Nhiều địa phương coi rằm tháng Giêng là Tết muộn và tiến hành gói bánh chưng, chơi đào, mai… và làm mâm cỗ cúng gia tiên.

Gắn với lễ tết là sinh hoạt hội hè, xã hội cổ truyền Việt Nam có rất nhiều loại lễ hội như hội đình, hội đền, hội chùa… ở miền núi còn có những phiên chợ tình.

PGS.TS Bùi Xuân Đính cho rằng lễ hội có vai trò và giá trị lớn trong đời sống người Việt, hội được coi là một “công đoạn” của chu kỳ sản xuất mới, với người nông dân là chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra lễ hội còn đáp ứng những yêu cầu về mặt đời sống tâm linh, lưu giữ, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống.

Tết là một sự kiện văn hóa lớn của người Việt, Tết không chỉ diễn ra trong ba ngày Tết mà đó là một hành trình. Trong hành trình đó giao thừa là điểm nút giữa quá trình chuẩn bị và chính Tết, từ mùng 1 đến mùng 3 là những ngày chính Tết.

Lý Viết Trường
TIN LIÊN QUAN

Đi chợ Tết và mong ước đủ đầy

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Từ ngày 23 thì chợ nào cũng gọi là chợ Tết, còn ngày 29, 30 gọi là phiên áp Tết. Chợ Tết dù ở nông thôn hay thành thị nơi nào cũng đông vui, kẻ bán người mua ai cũng tất bật với nỗi niềm sắm Tết.

Thú chơi hoa ngày Tết

Lý Viết Trường |

Mỗi độ Tết đến Xuân về trong gia đình người Việt dù ở nông thôn hay thành thị, ai nấy cũng đều cố gắng chuẩn bị một loài hoa để chơi Tết. Người miền Bắc trang trí hoa đào, người miền Nam có hoa mai, cùng với đó là mai, cúc, lay ơn, đồng tiền, cát tường, quất…

Món ăn truyền thống của người Hàn Quốc trong dịp Tết

Vân Anh |

Cũng như Việt Nam, Tết Nguyên đán là dịp lễ vô cùng quan trọng với người Hàn Quốc. Đây là thời gian để quây quần bên gia đình và thưởng thức những món ăn truyền thống.

Hoài niệm không gian Tết xưa giữa lòng TPHCM

Việt Phong |

Xin chữ, nặn tò he, ngắm mai vàng... là những hoạt động đặc sắc đang được diễn ra tại Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023 nhằm tái hiện lại không gian Tết đầy hoài niệm ngay giữa trung tâm thành phố.

Ký ức Tết Hà Nội xưa

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Tết là một sự kiện đặc biệt với tất cả các khía cạnh, từ dòng chảy của thời gian đến dấu ấn về văn hóa - xã hội. Mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng, với Hà Nội thì Tết cũng chứa đựng rất nhiều những giá trị đặc biệt, đó chính là một mảng màu đặc biệt của mảnh đất Thăng Long.

Doanh nghiệp Việt đừng quên thị trường nội địa gần 100 triệu dân

Anh Tuấn |

Dù tự hào về thành tích xuất khẩu trong năm 2022, nhưng các chuyên gia cho rằng, để hạn chế rủi ro của thị trường xuất khẩu khi gặp tình huống bất thường, thị trường nội địa với gần 100 triệu người tiêu dùng cần được quan tâm đúng mức.

Xe ôm tăng giá cước gấp 4,5 lần trong ngày mùng 3 Tết

Cường Ngô |

Trong những ngày Tết, nhiều xe ôm truyền thống và các hãng xe công nghệ đồng loạt điều chỉnh tăng giá cước vận chuyển, trong đó có những cuốc xe tăng gấp 4,5 lần so với ngày thường.

Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022 bật mí cách ứng phó câu hỏi khó ngày Tết

Nhóm PV |

Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022: Hoa hậu Thanh Thủy, Á hậu Trịnh Thùy Linh và Á hậu Ngọc Hằng.

Đi chợ Tết và mong ước đủ đầy

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Từ ngày 23 thì chợ nào cũng gọi là chợ Tết, còn ngày 29, 30 gọi là phiên áp Tết. Chợ Tết dù ở nông thôn hay thành thị nơi nào cũng đông vui, kẻ bán người mua ai cũng tất bật với nỗi niềm sắm Tết.

Thú chơi hoa ngày Tết

Lý Viết Trường |

Mỗi độ Tết đến Xuân về trong gia đình người Việt dù ở nông thôn hay thành thị, ai nấy cũng đều cố gắng chuẩn bị một loài hoa để chơi Tết. Người miền Bắc trang trí hoa đào, người miền Nam có hoa mai, cùng với đó là mai, cúc, lay ơn, đồng tiền, cát tường, quất…

Món ăn truyền thống của người Hàn Quốc trong dịp Tết

Vân Anh |

Cũng như Việt Nam, Tết Nguyên đán là dịp lễ vô cùng quan trọng với người Hàn Quốc. Đây là thời gian để quây quần bên gia đình và thưởng thức những món ăn truyền thống.

Hoài niệm không gian Tết xưa giữa lòng TPHCM

Việt Phong |

Xin chữ, nặn tò he, ngắm mai vàng... là những hoạt động đặc sắc đang được diễn ra tại Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023 nhằm tái hiện lại không gian Tết đầy hoài niệm ngay giữa trung tâm thành phố.

Ký ức Tết Hà Nội xưa

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Tết là một sự kiện đặc biệt với tất cả các khía cạnh, từ dòng chảy của thời gian đến dấu ấn về văn hóa - xã hội. Mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng, với Hà Nội thì Tết cũng chứa đựng rất nhiều những giá trị đặc biệt, đó chính là một mảng màu đặc biệt của mảnh đất Thăng Long.