Độc đáo tục xem gan lợn trong tết Hồ Sự Chà của người Hà Nhì

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Xem gan lợn là một phần quan trong trong ngày tết Hồ Sự Chà của người Hà Nhì. Theo quan niệm của người dân nơi đây, qua lá gan, có thể biết vận mệnh của gia đình trong năm mới…

Tết Hồ Sự Chà của dân tộc Hà Nhì ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên thường được tổ chức vào tháng 12 dương lịch hàng. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên huyện Mường Nhé không tổ chức cho đồng bào Hà Nhì ăn tết tập trung như các năm trước. Các xã Sín Thầu, Sen Thượng - nơi tập chung chủ yếu người Hà Nhì sinh sống - cũng không mời khách ở thị trấn Khúc Thủy, huyện Giang Thành, tỉnh Vân Nam,Trung Quốc như thường lệ.

Ngày 10.12 năm nay, mỗi gia đình dân tộc Hà Nhì ở cực Tây Tổ quốc bắt đầu đón tết và kéo dài trong 3 ngày theo các nghi thức truyền thống. Đây là dịp quan trọng nhất trong năm để những người con đi xa trở về nhà sum họp, báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên; thăm hỏi người thân...

Những cô gái Hà Nhì trong trang phục truyền thống.
Những cô gái Hà Nhì trong trang phục truyền thống.

Trong ngày tết, việc mổ lợn được coi là nghi thức độc đáo và là công việc quan trọng nhất không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tùy theo điều kiện của từng gia đình, nhà có điều kiện kinh tế khá, đông con, nhiều cháu thì có thể mổ con lợn to hơn 1 tạ, hay nhà không có điều kiện thì cũng sẽ mổ những con lợn từ 40-50kg trở lên.

Trước khi mổ, con lợn cũng được thực hiện một nghi thức, gọi là “làm lý”. Chủ nhà chuẩn bị sẵn một bát gạo, một bát muối, nước và rượu. Sau khi vảy mỗi thứ 1 vào mồm con lợn một chút, chủ nhà sẽ khấn với ngụ ý rằng vật nuôi sẽ hay ăn, chóng lớn bằng 2, bằng 3 năm trước…

 
Mổ lợn được coi là nghi thức độc đáo và là công việc quan trọng nhất không thể thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình.

Sau khi lợn được làm lông sạch sẽ, người chủ nhà sẽ xẻ các phần của con lợn theo một nghi thức nhất định. Trong đó, việc quan trọng nhất là lấy lá gan ra trước.

Lá gan phải còn nguyên vẹn và được để riêng ra một chiếc đĩa loại to. Sau khi hoàn tất công việc mổ lợn, chủ nhà sẽ để đĩa gan lợn lên một chiếc bàn rồi xem xét một cách tỉ mỉ, hoặc với những gia đình chưa có kinh nghiệm thì có thể nhờ những người già trong bản xem giúp để biết... vận mệnh gia đình (theo quan niệm dân gian nơi đây).

Ông Pờ Dần Xinh - Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa dân gian xem gan lợn trong ngày Tết cổ truyền Hồ Sự Chà.
Ông Pờ Dần Xinh - Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa dân gian - xem gan lợn trong ngày Tết cổ truyền Hồ Sự Chà.

Theo quan niệm của người Hà Nhì, lá gan lợn được mổ trong ngày tết sẽ cho biết mọi điều đã diễn ra trong năm cũ và sẽ xảy ra trong năm mới. Trong đó, phần túi mật đầy đặn và căng tròn sẽ cho biết là gia đình chủ nhà sẽ có một năm làm ăn phát đạt, ấm no.

Từng phần của lá gan cũng nói lên những vấn đề về sức khỏe, vận mệnh và tình cảm gia đình. Nói chung, lá gan mà có màu sắc tươi tắn, đầy đặn, không bị rách hay có những dấu hiệu bất thường thì trong năm đó gia đình sẽ ấm no, hạnh phúc…

Trong ngày tết của người Hà Nhì thì việc xem gan lợn rất được chú trọng.
Trong ngày tết của người Hà Nhì, việc xem gan lợn rất được chú trọng.

Với nhiều tập quán mang tính truyền thống vẫn còn được gìn giữ một cách tự nhiên trong cộng đồng, những năm gần đây, cứ mỗi dịp diễn ra tết Hồ Sự Chà, khu vực ngã ba biên giới lại thu hút đông đảo người dân và du khách mọi miền đến tham dự và tìm hiểu văn hóa của cộng đồng dân tộc Hà Nhì nơi biên cương Tổ quốc.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Điện Biên thiếu gần 30 tỉ đồng để phòng chống dịch

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngày 19.11 Sở Y tế đã đề nghị cấp bổ sung gần 35 tỉ đồng để phòng chống dịch. Tuy nhiên, đến nay tỉnh Điện Biên mới chỉ đáp ứng được 5 tỉ đồng.

Giải mã tục "gọi hồn" con cháu, đón Tết mưa ở cực Tây A Pa Chải

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Tết mùa mưa là 1 trong 2 cái tết lớn nhất trong năm của dân tộc Hà Nhì ở cực Tây - A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Trước ngày tết chính, mỗi gia đình đều phải đi "gọi hồn" con cháu về ăn Tết. Đây là 1 phong tục độc đáo mà đồng bào dân tộc Hà Nhì còn gìn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.


Đám cưới truyền thống đầu tiên của người Hà Nhì Đen được ghi lại bằng hình ảnh

Thành Thế Vinh |

Với người Hà Nhì Đen ở tỉnh Lào Cai, trai gái đến tuổi trưởng thành được tự do yêu đương trước khi tiến tới hôn nhân. Chàng trai và cô gái khi đã yêu thương nhau thật lòng, họ sẽ xin phép bố mẹ của cả hai gia đình được tìm hiểu và khi đã đủ sự tin tưởng vào tình yêu thì đôi trai gái có thể ăn nằm với nhau, có thể sinh con trước khi tổ chức lễ cưới. Đây là một tập quán, quan niệm về quan hệ nam nữ, về hôn nhân hết sức cởi mở của một tộc người quanh năm gắn bó với núi rừng, với ruộng nương như người Hà Nhì Đen.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Điện Biên thiếu gần 30 tỉ đồng để phòng chống dịch

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngày 19.11 Sở Y tế đã đề nghị cấp bổ sung gần 35 tỉ đồng để phòng chống dịch. Tuy nhiên, đến nay tỉnh Điện Biên mới chỉ đáp ứng được 5 tỉ đồng.

Giải mã tục "gọi hồn" con cháu, đón Tết mưa ở cực Tây A Pa Chải

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Tết mùa mưa là 1 trong 2 cái tết lớn nhất trong năm của dân tộc Hà Nhì ở cực Tây - A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Trước ngày tết chính, mỗi gia đình đều phải đi "gọi hồn" con cháu về ăn Tết. Đây là 1 phong tục độc đáo mà đồng bào dân tộc Hà Nhì còn gìn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.


Đám cưới truyền thống đầu tiên của người Hà Nhì Đen được ghi lại bằng hình ảnh

Thành Thế Vinh |

Với người Hà Nhì Đen ở tỉnh Lào Cai, trai gái đến tuổi trưởng thành được tự do yêu đương trước khi tiến tới hôn nhân. Chàng trai và cô gái khi đã yêu thương nhau thật lòng, họ sẽ xin phép bố mẹ của cả hai gia đình được tìm hiểu và khi đã đủ sự tin tưởng vào tình yêu thì đôi trai gái có thể ăn nằm với nhau, có thể sinh con trước khi tổ chức lễ cưới. Đây là một tập quán, quan niệm về quan hệ nam nữ, về hôn nhân hết sức cởi mở của một tộc người quanh năm gắn bó với núi rừng, với ruộng nương như người Hà Nhì Đen.