Xử lý nghiêm đối tượng lấy danh nghĩa hoạt động nghệ thuật để sai phạm

Song Mai |

Cơ quan quản lý sẽ xử lý nghiêm các đối tượng lấy danh nghĩa người hoạt động nghệ thuật để có những sai phạm.

Vào sáng 28.10, tại cuộc họp báo thường kỳ quý III của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục nghệ thuật Biểu diễn cho biết, đơn vị đang xin ý kiến các cơ quan liên quan để có thể nhanh chóng hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử và sẽ báo cáo với Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch trong thời gian sớm nhất.

Bộ quy tắc ứng xử dành riêng cho lĩnh vực nghệ thuật (điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh…), không phải chỉ riêng nghệ sĩ.

Ông Dương cũng khẳng định, không có chuyện đề nghị các cơ quan báo chí “cấm sóng” các trường hợp vi phạm. Trong điều 10 của Bộ quy tắc sẽ đề nghị các cơ quan quản lý xử lý nghiêm các đối tượng lấy danh nghĩa người hoạt động nghệ thuật có những sai phạm.

Ông Dương cũng đề nghị cơ quan báo chí phát hiện, biểu dương, tôn vinh những tấm gương tốt, cách làm hay, phê phán người hoạt động nghệ thuật không thực hiện đúng các quy tắc trong Bộ ứng xử này .

Loạt nghệ sĩ Việt bị yêu cầu sao kê tiền từ thiện. Ảnh: CTCC.
Một số nghệ sĩ bị yêu cầu sao kê tiền từ thiện trong thời gian qua. Ảnh: CTCC.

Thời gian qua, nhiều nghệ sĩ dính lùm xùm từ hoạt động kêu gọi từ thiện, bị lên án vì quảng cáo sai lệch sự thật. Nghệ sĩ Thủy Tiên, Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành... bị gọi tên trên mạng xã hội, yêu cầu minh bạch “sao kê” số tiền kêu gọi ủng hộ đổ về tài khoản ngân hàng.

Trước những vấn đề này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang hoàn thiện dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật gồm ngành biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật và nhiếp ảnh. Hành vi ứng xử ở đây là những phát ngôn, tác phong, lối sống, trang phục của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Ngoài quy tắc ứng xử chung, ban soạn thảo đưa ra các quy tắc cụ thể trong hoạt động nghề nghiệp, ứng xử với đồng nghiệp, khán giả, ứng xử trong công tác xã hội, trên báo chí, truyền thông và mạng xã hội.

Có ảnh hưởng rất lớn đến công chúng, nên những việc làm tốt, hình ảnh đẹp của nghệ sĩ sẽ dễ dàng truyền cảm hứng đến công chúng; ngược lại, những thông tin chưa chính xác, thiếu minh bạch từ họ cũng tác động tiêu cực khi được lan truyền.

Song Mai
TIN LIÊN QUAN

Sưu tầm tranh Việt tại Mỹ: Tiến sĩ Tuấn Phạm và nghệ thuật quê hương

Anh Vũ |

Là một trong những người có bộ sưu tập tranh Việt được đấu giá tại phòng đấu giá Christie’s Hongkong, tiến sĩ Tuấn Phạm chia sẻ về con đường kết nối lại với quê hương thông qua nghệ thuật của mình.

Quét nhạc “rác” núp bóng nghệ thuật trên không gian mạng

Hải Ngọc |

Công nghệ càng phát triển, khán giả càng có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều thể loại âm nhạc trên không gian mạng. Từ đó, “người làm nhạc” bắt đầu đưa ra nhiều sản phẩm với đa dạng các thể loại, trong đó, có cả những sản phẩm nhạc thô tục, phản cảm gây bức xúc dư luận. Cần có các chế tài đủ sức răn đe, xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật trên môi trường mạng.

“Mong muốn truyền tải những giá trị nghệ thuật Việt…”

Việt Văn (thực hiện) |

Đạo diễn, NSND Đào Trọng Khánh có lần bảo tôi rằng: “một cái cây có thể ngắm bốn mùa nữa là con người”. Có lẽ vì bản thân mỗi người là một “tiểu vũ trụ”. Câu chuyện với họa sĩ Nguyễn Tấn Đạt, chàng trai gốc Hải Phòng vào phương Nam lập nghiệp và thành danh ở đây, ngay sau khi TPHCM vừa mở cửa sau một thời gian dài gần như “đóng băng” vì COVID-19.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Sưu tầm tranh Việt tại Mỹ: Tiến sĩ Tuấn Phạm và nghệ thuật quê hương

Anh Vũ |

Là một trong những người có bộ sưu tập tranh Việt được đấu giá tại phòng đấu giá Christie’s Hongkong, tiến sĩ Tuấn Phạm chia sẻ về con đường kết nối lại với quê hương thông qua nghệ thuật của mình.

Quét nhạc “rác” núp bóng nghệ thuật trên không gian mạng

Hải Ngọc |

Công nghệ càng phát triển, khán giả càng có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều thể loại âm nhạc trên không gian mạng. Từ đó, “người làm nhạc” bắt đầu đưa ra nhiều sản phẩm với đa dạng các thể loại, trong đó, có cả những sản phẩm nhạc thô tục, phản cảm gây bức xúc dư luận. Cần có các chế tài đủ sức răn đe, xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật trên môi trường mạng.

“Mong muốn truyền tải những giá trị nghệ thuật Việt…”

Việt Văn (thực hiện) |

Đạo diễn, NSND Đào Trọng Khánh có lần bảo tôi rằng: “một cái cây có thể ngắm bốn mùa nữa là con người”. Có lẽ vì bản thân mỗi người là một “tiểu vũ trụ”. Câu chuyện với họa sĩ Nguyễn Tấn Đạt, chàng trai gốc Hải Phòng vào phương Nam lập nghiệp và thành danh ở đây, ngay sau khi TPHCM vừa mở cửa sau một thời gian dài gần như “đóng băng” vì COVID-19.