Xử lý tận gốc vi phạm bản quyền trên các nền tảng xuyên biên giới: Cơ chế đã có, sao vẫn khó xử lý?

ĐÌNH TRƯỜNG |

Vẫn còn rất nhiều khó khăn để xử lý tình trạng vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ trên các nền tảng xuyên biên giới. Nguyên nhân xuất phát từ việc chúng ta đang thiếu vắng các công cụ để giám sát hiệu quả và sự thiếu hợp tác từ chính các nền tảng này.

Kiếm lời từ vi phạm bản quyền

Trên thực tế, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng đối với các nền tảng xuyên biên giới. Theo thống kê từ cơ quan chức năng, chỉ tính trong một năm, số tiền mà các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam đã trả cho Google và Facebook là 900 triệu USD dành cho quảng cáo. Lợi nhuận khổng lồ như vậy nhưng các nền tảng xuyên biên giới này đang thiếu vắng trách nhiệm trong bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ. Chỉ tính riêng trong hoạt động báo chí, Facebook hay Google đang có sự "tiếp tay" cho những vi phạm ngày một nở rộ.

Chỉ cần một bài báo trên các tờ báo chính thống của Việt Nam được xuất bản, vài phút sau, nó đã xuất hiện trên Facebook hay Google một cách y hệt và đầy "hiên ngang", thậm chí không thèm đưa link bài gốc hay tên tác giả. Không giấy phép, không cơ quan chủ quản, không rõ nguồn gốc, những sản phẩm báo chí từ tâm huyết của người viết cứ thế phát tán và lan đi một cách chóng mặt. Đến mức, người ta còn không biết đâu là chủ nhân - tác giả thực sự của chúng.

Trên YouTube, video tin tức cũng là mảng miếng được nhiều chủ kênh ưa thích. Tuy nhiên, thay vì tự sáng tạo nhiều nội dung, nhiều kênh YouTube lại ăn cắp hình ảnh, video của cơ quan báo chí. Có kênh còn đầu tư bài bản khi có MC dẫn chương trình đàng hoàng nhưng nội dung hoàn toàn là đọc lại bản tin trên báo chí. Cách thức này cho thấy, hoạt động vi phạm bản quyền đang diễn ra ngày một tinh vi, khó kiểm soát.

Theo ông Nguyễn Thanh Lâm - Cục trưởng Cục Báo chí - Google và Facebook là 2 nền tảng lớn "tiếp tay" các đối tượng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí.

Ví dụ, mạng lưới quảng cáo Google AdSense cho phép cung cấp quảng cáo trên các trang tin không có giấy phép, vi phạm bản quyền, tạo nguồn thu cho các trang này hoạt động, gián tiếp ủng hộ hành vi vi phạm bản quyền báo chí trên không gian mạng. Chưa kể, Google vẫn cho chạy quảng cáo trò chơi nước ngoài không phép trên các trang đó, bất luận trang có được cấp phép hay không. Còn Facebook thì “làm ngơ” cho các fanpage chia sẻ đường dẫn trang vi phạm bản quyền hiển thị tin/bài dưới dạng “instant article”.

Đáng chú ý, nhiều kết quả tìm kiếm về nội dung xuất hiện đầu tiên trên các nền tảng xuyên biên giới lại là những trang tin không giấy phép. Mô hình kinh doanh của các nền tảng xuyên biên giới cho phép đơn vị trả tiền quảng cáo để có vị trí cao, khả năng tương tác với người dùng sẽ tốt hơn. Và những nhà sản xuất thực sự, chính chủ của nội dung đó đành bất lực nhìn sản phẩm bị sao chép trắng trợn.

Nan giải xử lý dứt điểm

Ngày 28.7, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm bản quyền số (thuộc Hội truyền thông số Việt Nam) cho biết, thời gian vừa qua tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra ở tất cả các lĩnh vực từ báo chí, âm nhạc, văn học nghệ thuật, phần mềm cho đến những thứ như decor sân khấu cũng bị vi phạm sở hữu trí tuệ, hiện nay, đơn vị này đang tập trung vào hệ thống máy quét để bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng.

Cụ thể, để bảo vệ bản quyền các tác phẩm trên môi trường số, Trung tâm sử dụng hai giải pháp công nghệ là: DDC VDRM (giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung video cho báo chí) và DDC Watcher (Hệ thống lắng nghe dò quét, phát hiện và cảnh báo vi phạm bản quyền báo chí, âm nhạc, ấn bản điện tử). Hiện phạm vi dò quét của hai công nghệ nói trên đang phủ khoảng 600 đầu báo, forum, blog, 90 triệu profile Facebook, 2 triệu page và 3 triệu group trên các mạng xã hội như Facebook và YouTube và tương lai sẽ mở rộng ra nhiều mạng xã hội khác như Lotus, Gapo.

Dù vậy, theo tìm hiểu của PV, những đơn vị như Trung tâm bản quyền số trên cũng chỉ dừng lại ở những cảnh báo vi phạm. Tình trạng vi phạm bản quyền trên các nền tảng xuyên biên giới vẫn diễn ra tràn lan bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, sự thiếu hợp tác để xử lý dứt điểm đến từ các nền tảng xuyên biên giới là một vấn đề nan giải. Phía Bộ Thông tin và Truyền thông từng cho biết, thực tế việc đấu tranh với Facebook và Google để yêu cầu xử lý các fanpage, tài khoản, kênh, video vi phạm gặp nhiều khó khăn.

Trong nhiều trường hợp, Facebook và Google không chịu gỡ các bài viết có nội dung xấu, độc vì cho rằng không vi phạm chính sách cộng đồng của doanh nghiệp. Nhiều bài viết, hình ảnh, video đăng tải trên các nền tảng xuyên biên giới dù vi phạm pháp luật nhưng vẫn được cho phép quảng cáo, bật kiếm tiền. Và từ đó, đứng đằng sau câu chuyện bình phong là san sẻ lợi nhuận cho nhà sản xuất nội dung, nguồn tiền vẫn vô tư chảy vào túi các nền tảng xuyên biên giới.

Chưa hết, trong thời gian tới, từ ngày 15.9, các nền tảng xuyên biên giới (như Facebook, Google...) sẽ không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 điều 8 Luật An ninh mạng, điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. Trao đổi với PV, một lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, riêng về điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ, đơn vị quản lý lại thuộc về phía Cục bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch).

Ngoài ra, theo ý kiến của giới luật sư, những chế tài pháp lý liên quan đến vấn đề này còn chưa thực sự chặt chẽ và đủ sức răn đe. Đồng thời, bản thân nhiều cá nhân, tổ chức bị vi phạm bản quyền không đi đến cùng sự việc cũng khiến cho tình trạng này diễn ra ngày một phổ biến và tràn lan.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Vụ bản hit Đàm Vĩnh Hưng bị gỡ vì vi phạm bản quyền: Người thứ 3 lên tiếng

ĐÔNG DU |

Mới đây, khán giả không khỏi bất ngờ khi thấy bản hit của Đàm Vĩnh Hưng mới phát hành là “Còn lại chút tình người” bị gỡ khỏi kênh YouTube chính thức của anh. Sau đó, nam ca sĩ cho biết, một nhạc sĩ khi vừa bán hit này cho anh và cho một bên khác nên dính vấn đề bản quyền. Vụ việc này hiện ra sao?

Đàm Vĩnh Hưng trước nghi vấn vi phạm bản quyền âm nhạc: Họ đã nói dối tôi

ĐÔNG DU |

Đàm Vĩnh Hưng đã lên tiếng giải thích trước hoài nghi rằng, MV mới của anh bị vi phạm bản quyền âm nhạc, buộc phải gỡ bỏ khỏi YouTube.

40 website vi phạm bản quyền Ngoại hạng Anh: Đừng trông chờ vào khán giả

Thế Lâm |

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa kiểm tra và phát hiện 40 website đã vi phạm bản quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh (EPL).

Từ "Hoa nở không màu" bị vi phạm bản quyền: Không phải cá biệt mà tràn lan!

NGỌC DỦ |

Vi phạm bản quyền âm nhạc là chuyện phổ biến lâu nay, gần đây, vấn nạn này lại tiếp tục nổi cộm với đủ hình thức sai phạm.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Vụ bản hit Đàm Vĩnh Hưng bị gỡ vì vi phạm bản quyền: Người thứ 3 lên tiếng

ĐÔNG DU |

Mới đây, khán giả không khỏi bất ngờ khi thấy bản hit của Đàm Vĩnh Hưng mới phát hành là “Còn lại chút tình người” bị gỡ khỏi kênh YouTube chính thức của anh. Sau đó, nam ca sĩ cho biết, một nhạc sĩ khi vừa bán hit này cho anh và cho một bên khác nên dính vấn đề bản quyền. Vụ việc này hiện ra sao?

Đàm Vĩnh Hưng trước nghi vấn vi phạm bản quyền âm nhạc: Họ đã nói dối tôi

ĐÔNG DU |

Đàm Vĩnh Hưng đã lên tiếng giải thích trước hoài nghi rằng, MV mới của anh bị vi phạm bản quyền âm nhạc, buộc phải gỡ bỏ khỏi YouTube.

40 website vi phạm bản quyền Ngoại hạng Anh: Đừng trông chờ vào khán giả

Thế Lâm |

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa kiểm tra và phát hiện 40 website đã vi phạm bản quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh (EPL).

Từ "Hoa nở không màu" bị vi phạm bản quyền: Không phải cá biệt mà tràn lan!

NGỌC DỦ |

Vi phạm bản quyền âm nhạc là chuyện phổ biến lâu nay, gần đây, vấn nạn này lại tiếp tục nổi cộm với đủ hình thức sai phạm.