Sưu tầm tranh Việt tại Mỹ: Tiến sĩ Tuấn Phạm và nghệ thuật quê hương

Anh Vũ |

Là một trong những người có bộ sưu tập tranh Việt được đấu giá tại phòng đấu giá Christie’s Hongkong, tiến sĩ Tuấn Phạm chia sẻ về con đường kết nối lại với quê hương thông qua nghệ thuật của mình.

Nói về bộ sưu tập tranh Việt của mình, tiến sĩ Tuấn Phạm chia sẻ với phòng đấu giá Christie’s: “Nghệ thuật Việt Nam thực sự thể hiện được lịch sử và văn hóa, chúng kể cho tôi những câu chuyện mà tôi chưa từng biết trước đây”. Nhà sưu tập người Mỹ gốc việt cho rằng, đây là một cuộc phiêu lưu thú vị, đầy tính giáo dục và cảm xúc.

Tuấn Phạm sinh ra tại Việt Nam và chuyển sang Mỹ định cư vào năm 13 tuổi. Tại đây, ông đã lập gia đình và thành lập Phamatech, một công ty công nghệ sinh học và phòng thí nghiệm năm 1992. Với thành công trong sự nghiệp, tiến sĩ Tuấn Phạm có nhiều cơ hội để tiếp xúc với việc sưu tầm tranh và niềm đam mê với tranh Việt đến với ông trong một dịp rất tình cờ.

Cuối năm 1990, nhà sưu tập đã mua một bức tranh với chữ ký bằng tiếng Trung Quốc tại một phòng tranh ở Nam Florida khi đi qua nơi này. Đây là một tác phẩm của họa sĩ Lê Phổ, một trong những họa sĩ lớn của Việt Nam, người đã có những bức tranh “Thiếu nữ choàng khăn” được đấu giá lên tới hàng triệu USD trong năm 2021.

Và cũng chính bức tranh này là bước ngoặt cho sự nghiệp sưu tập của tiến sĩ Tuấn Phạm, đưa ông về gần với quê hương của mình hơn thông qua các tác phẩm nghệ thuật.

“Trong thế kỷ 20, rất nhiều nghệ sĩ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam nhưng lại chọn con đường ra nước ngoài lập nghiệp. Con đường đó cũng rất giống với con đường tôi đã đi, vì vậy, tôi cảm thấy sự kết nối khi thấy sự pha trộn văn hóa trong tranh của những nghệ sĩ mà tôi sưu tầm. Đó cũng là lý do mà tôi yêu thích hành trình sưu tầm tranh của mình” - tiến sĩ Tuấn Phạm chia sẻ.

Theo Christie's, trong hơn 30 năm qua, tiến sĩ Tuấn Phạm đã tập hợp được một trong những bộ sưu tập tranh Việt Nam đẹp nhất thế giới, trải dài từ những năm 1930 đến những năm 1980. Ông sở hữu tác phẩm của một số tên tuổi lớn nhất nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 như họa sĩ Lê Phổ, họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, họa sĩ Tô Ngọc Vân và họa sĩ Vũ Cao Đàm.

Chủ đề chính của những tác phẩm trong bộ sưu tập này là về tình yêu thương gia đình, tình làng xóm và cuộc sống thường ngày của người dân Việt Nam.

“Đó là những gì tôi được dạy khi còn bé, vậy nên nhìn vào những bức tranh này, tôi thấy được sự kết nối giữa tôi và chúng” - nhà sưu tập chia sẻ.

“Tôi đã rất yêu thích bộ sưu tập của mình trong suốt 20 năm, nhưng rồi, tôi nhận ra chúng không thuộc về một mình tôi” - ông chia sẻ về quyết định bán bộ sưu tập - “Tôi đã hoàn thành hành trình của mình, và giờ là lúc để cho người khác bắt đầu hành trình sưu tập của họ”.

Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu trong bộ sưu tập của tiến sĩ Tuấn Phạm từng được đấu giá tại phòng đấu giá Christie’s Hongkong.

Bức “Cô gái trên cánh đồng” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, nằm trong bộ sưu tập tranh Việt của tiến sĩ Tuấn Phạm. Ảnh: Christie
Bức “Cô gái trên cánh đồng” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, nằm trong bộ sưu tập tranh Việt của tiến sĩ Tuấn Phạm. Ảnh: Christie's
Bức “Cô gái ngồi” của họa sĩ Lê Phổ, nằm trong bộ sưu tập tranh Việt của tiến sĩ Tuấn Phạm. Ảnh: Christie
Bức “Cô gái ngồi” của họa sĩ Lê Phổ, nằm trong bộ sưu tập tranh Việt của tiến sĩ Tuấn Phạm. Ảnh: Christie's
Bức Nue (Nude) của họa sĩ Mai Trung Thứ, nằm trong bộ sưu tập tranh Việt của tiến sĩ Tuấn Phạm. Ảnh: Christie
Bức Nue (Nude) của họa sĩ Mai Trung Thứ, nằm trong bộ sưu tập tranh Việt của tiến sĩ Tuấn Phạm. Ảnh: Christie's
Bức “Cá vàng” của họa sĩ Lê Phổ, nằm trong bộ sưu tập tranh Việt của tiến sĩ Tuấn Phạm. Ảnh: Christie
Bức “Cá vàng” của họa sĩ Lê Phổ, nằm trong bộ sưu tập tranh Việt của tiến sĩ Tuấn Phạm. Ảnh: Christie's
Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Những bức tranh Việt triệu đô được đấu giá trong năm 2021

Xuân Vũ |

Đại dịch COVID-19 kéo theo sự đi xuống của nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động nghệ thuật. Tuy nhiên, trong khi các hoạt động biểu diễn, show ca nhạc hay phòng trưng bày đang phải lao đao vì khó khăn, hoạt động sưu tầm tranh, đặc biệt là tranh Việt Nam, lại có những tín hiệu đầy khởi sắc.

Bị Facebook chặn, bảo tàng lập mạng xã hội riêng đăng tranh khỏa thân

Anh Vũ |

Mặc dù là tác phẩm nghệ thuật, các bức tượng và tranh khỏa thân thường bị các thuật toán nhầm lẫn là người thật, dẫn tới việc chúng bị chặn hoặc kiểm duyệt trên các nền tảng mạng xã hội thông thường.

"Ở Việt Nam chưa thực sự có thị trường tranh…"

Việt Văn (thực hiện) |

Sự kiện vừa gây chấn động trong giới mỹ thuật là tác phẩm sơn dầu “Chân dung cô Phương” của họa sĩ Mai Trung Thứ được gõ búa với mức giá 3,1 triệu USD, trong phiên đấu giá của Sotheby’s Hong Kong, chiều 18.4. Đây là tác phẩm có giá công khai cao nhất của mỹ thuật Việt Nam. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bùi Thanh Tâm - một họa sĩ trẻ thuộc nhóm đầu trên thị trường mỹ thuật đương đại Việt hiện nay.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Những bức tranh Việt triệu đô được đấu giá trong năm 2021

Xuân Vũ |

Đại dịch COVID-19 kéo theo sự đi xuống của nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động nghệ thuật. Tuy nhiên, trong khi các hoạt động biểu diễn, show ca nhạc hay phòng trưng bày đang phải lao đao vì khó khăn, hoạt động sưu tầm tranh, đặc biệt là tranh Việt Nam, lại có những tín hiệu đầy khởi sắc.

Bị Facebook chặn, bảo tàng lập mạng xã hội riêng đăng tranh khỏa thân

Anh Vũ |

Mặc dù là tác phẩm nghệ thuật, các bức tượng và tranh khỏa thân thường bị các thuật toán nhầm lẫn là người thật, dẫn tới việc chúng bị chặn hoặc kiểm duyệt trên các nền tảng mạng xã hội thông thường.

"Ở Việt Nam chưa thực sự có thị trường tranh…"

Việt Văn (thực hiện) |

Sự kiện vừa gây chấn động trong giới mỹ thuật là tác phẩm sơn dầu “Chân dung cô Phương” của họa sĩ Mai Trung Thứ được gõ búa với mức giá 3,1 triệu USD, trong phiên đấu giá của Sotheby’s Hong Kong, chiều 18.4. Đây là tác phẩm có giá công khai cao nhất của mỹ thuật Việt Nam. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bùi Thanh Tâm - một họa sĩ trẻ thuộc nhóm đầu trên thị trường mỹ thuật đương đại Việt hiện nay.