Quét nhạc “rác” núp bóng nghệ thuật trên không gian mạng

Hải Ngọc |

Công nghệ càng phát triển, khán giả càng có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều thể loại âm nhạc trên không gian mạng. Từ đó, “người làm nhạc” bắt đầu đưa ra nhiều sản phẩm với đa dạng các thể loại, trong đó, có cả những sản phẩm nhạc thô tục, phản cảm gây bức xúc dư luận. Cần có các chế tài đủ sức răn đe, xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật trên môi trường mạng.

Nhạc “rác” trên không gian mạng

Cách đây không lâu, VTV lên sóng chương trình "Đối diện: Dọn rác trên không gian mạng". Trong chương trình, nhà đài đề cập đến nạn tin giả và những trào lưu nhảm nhí trên mạng xã hội. Những cái tên như Phí Phương Anh, Bình Gold, Rhymastic... cùng với những sản phẩm âm nhạc của họ đã được nhắc đến như một minh chứng cho những sản phẩm âm nhạc "nhảm nhí và dung tục", đang nghiễm nhiên xuất hiện và chễm chệ ở showbiz Việt.

VTV cho biết: "Vòng xoáy này cuốn theo những người được cho là nghệ sĩ hoặc có chút nổi tiếng. Từ hot girl cho đến người mẫu, diễn viên, ca sĩ có ảnh hưởng trong xã hội xuất hiện cùng những dòng trạng thái tục tĩu, những buổi livestream cởi đồ khoe thân rồi lấy lý do "vạch trần bộ mặt thật" để chửi bới, lăng mạ công kích cá nhân".

Hay với "Lái máy bay" của Bình Gold, VTV nhận định: "Những hình ảnh và ca từ này có thể khiến bất cứ ông bố, bà mẹ nào rùng mình lo sợ nếu con mình xem và học theo. Thế nhưng, những sản phẩm ấy lại đường hoàng tồn tại trên mạng xã hội cả năm qua với hàng chục triệu lượt xem. Thậm chí, âm nhạc còn trở thành công cụ để đả phá, mạt sát lẫn nhau. Điển hình là trận chiến nảy lửa giữa 2 rapper nổi tiếng là Torai9 và Rhymastic cuối năm ngoái".

Hai ca khúc nhạc rap "rác": "Thích ca mâu Chí", "Censored" của những người làm nhạc trẻ mới đây đã bị Thanh tra Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch ra quyết định xử phạt hành chính nghiêm khắc -  sự việc được nhiều người quan tâm và ủng hộ.

Trên thực tế, đã có không ít những tác phẩm âm nhạc với nội dung thô tục, bậy bạ và phản cảm bị Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xử phạt vì có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên sau đó, mọi thứ "đâu lại vào đấy" và những ca khúc "rác" lại tiếp tục nở rộ...

Xây dựng môi trường văn hoá

Có thể thấy việc nhạc rác, nhạc nhảm xuất hiện tràn lan trên không gian mạng một phần là do sự quản lý lỏng lẻo, kiểm duyệt nội dung không kỹ càng của các nền tảng mạng xã hội. Từ đó, các ca khúc có ca từ dung tục, nội dung cổ xúy cho các tệ nạn xã hội, hay lối sống thiếu lành mạnh của giới trẻ phổ biến, lan truyền diện rộng. Và theo nhận định của giới chuyên môn, bài hát như vậy không chỉ làm xấu thị trường âm nhạc mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ.

Một lý do khác, việc cho ra đời những ca khúc dung tục này là sự mong muốn được nổi tiếng nhanh chóng trên mạng xã hội, thoả mãn đam mê "kỳ quái" hay mục đích làm giàu không khó của một vài cá nhân. Các trang mạng xã hội đã âm thầm tiếp tay cho sự lan truyền ca khúc nhảm này, ngay cả những trang nhạc trực tuyến. Rõ ràng chỉ vì những lợi nhuận cá nhân mà những sản phẩm nhạc rác này làm ảnh hưởng tới người xem - ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức, hành vi của thanh, thiếu niên khi tiếp nhận những sản phẩm âm nhạc chứa nội dung độc hại đó.

Quan điểm của PGS-TS Từ Thị Loan - nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam - về vấn đề quản lý, xây dựng văn hóa trên mạng internet - đưa ra trên cổng thông tin điện tử Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch: Hiện nay, người Việt Nam dường như ngày càng trở nên háo danh hơn trên không gian mạng. Không ít người cố tìm các chiêu trò để lôi kéo sự chú ý của người khác nhằm thể hiện "tôi khác người", "tôi đặc biệt", "tôi cá tính", "tôi thú vị". Họ dùng mạng xã hội như một bàn đạp để thỏa mãn "cơn khát hào quang", "anh hùng bàn phím" trong khi chẳng mấy quan tâm đến tình hình đất nước.

Theo PGS-TS Từ Thị Loan, việc chấn chỉnh và tạo dựng một môi trường văn hóa lành mạnh trên không gian mạng hiện nay đang đặt ra cấp thiết. Tuy nhiên, với tính chất là một "không gian ảo", "xã hội ảo", "cộng đồng ảo", việc quản lý văn hóa, quản lý thông tin, xây dựng môi trường văn hóa tại đây đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Song khó không có nghĩa là không làm được và chúng ta đành bó tay đứng nhìn không làm gì cả.

Trước hết, cần tạo dựng hành lang pháp lý phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản dưới Luật liên quan đến mạng như Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, Luật Công nghệ Thông tin… rất cần kịp thời sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến môi trường mạng trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật như: Luật Điện ảnh, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Quảng cáo, Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định về hoạt động Nghệ thuật biểu diễn, Nghị định về hoạt động Mỹ thuật, Nghị định về hoạt động Nhiếp ảnh…

Cùng với đó, phải tăng cường kiện toàn bộ máy quản lý, đội ngũ nhân lực quản trị mạng, công tác kiểm tra, giám sát, kiểm duyệt, cấp phép, thanh tra... Cần có các chế tài đủ sức răn đe, xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật trên môi trường mạng.

Hải Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Từ scandal Triệu Vy: Thanh trừng nghệ sĩ có vết nhơ trên không gian mạng

THU HƯƠNG |

Từ scandal nghiêm trọng của Triệu Vy và nhiều vụ bê bối lớn trong làng giải trí… Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) ra văn bản 10 biện pháp tăng cường quản lý hoạt động trong ngành giải trí. Đồng thời, triệt để thanh trừng nghệ sĩ có vết nhơ đạo đức, vi phạm phát luật trên không gian mạng.

Nhóm sinh viên lên ý tưởng bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Tường Vân |

Một nhóm các bạn trẻ tại Hà Nội đã thành lập nên tổ chức xã hội mang tên CyberKid Vietnam để hỗ trợ trẻ em tự bảo vệ mình trên không gian mạng.

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội: Bảo vệ không gian mạng lành mạnh

PV |

Bộ quy tắc về ứng xử trên mạng xã hội gồm 9 điều vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 17.6 nhằm tạo điều kiện lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Vụ tấn công Báo điện tử VOV trên không gian mạng là hành vi khủng bố?

Việt Dũng |

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra, xác minh vụ việc tấn công Báo điện tử VOV trên không gian mạng.

Sau 6 năm phá dỡ, bậc thềm lấn chiếm vỉa hè lại tái diễn ở Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sau 6 năm lực lượng chức năng ra quân xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè, các bậc tam cấp ở Hà Nội từng bị đập bỏ nay lại xuất hiện với nhiều kiểu dáng khác nhau.

Dự báo diễn biến nắng nóng và không khí lạnh trong tháng 3 năm nay

AN AN |

Cơ quan khí tượng cảnh báo không khí lạnh còn hoạt động mạnh trong những ngày đầu tháng 3 năm 2023, gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển.

Dân sống trong cảnh nhà cửa xập xệ vì dự án nhiều năm bất động

Hoài Luân |

Đã 4 năm nay, người dân trong vùng Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài (TP Quy Nhơn, Bình Định) phải sống trong cảnh lo lắng khi nhà cửa nứt nẻ, xập xệ nhưng không được sửa chữa vì dự án vẫn "nằm im bất động".

Chính thức đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội hưởng lương hưu

ANH THƯ |

Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội lấy ý kiến, Bộ này đề xuất đóng bảo hiểm xã hội 15 năm trở lên đã được hưởng lương hưu.

Từ scandal Triệu Vy: Thanh trừng nghệ sĩ có vết nhơ trên không gian mạng

THU HƯƠNG |

Từ scandal nghiêm trọng của Triệu Vy và nhiều vụ bê bối lớn trong làng giải trí… Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) ra văn bản 10 biện pháp tăng cường quản lý hoạt động trong ngành giải trí. Đồng thời, triệt để thanh trừng nghệ sĩ có vết nhơ đạo đức, vi phạm phát luật trên không gian mạng.

Nhóm sinh viên lên ý tưởng bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Tường Vân |

Một nhóm các bạn trẻ tại Hà Nội đã thành lập nên tổ chức xã hội mang tên CyberKid Vietnam để hỗ trợ trẻ em tự bảo vệ mình trên không gian mạng.

Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội: Bảo vệ không gian mạng lành mạnh

PV |

Bộ quy tắc về ứng xử trên mạng xã hội gồm 9 điều vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 17.6 nhằm tạo điều kiện lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Vụ tấn công Báo điện tử VOV trên không gian mạng là hành vi khủng bố?

Việt Dũng |

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra, xác minh vụ việc tấn công Báo điện tử VOV trên không gian mạng.