Tác giả “O du kích nhỏ” ra đi với bức ảnh sống mãi cùng lịch sử

Việt Văn |

Nhắc đến nhà nhiếp ảnh Phan Thoan, ai trong giới ảnh cũng như công chúng đều nhớ tới bức ảnh “O du kích nhỏ” chụp năm 1965: Bức ảnh trở thành biểu tượng của ý chí quả cảm, tinh thần quyết thắng của dân tộc Việt Nam nhỏ bé trước đế quốc Mỹ xâm lược trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Một di vật lịch sử bằng hình ảnh

Trong một ngày mùa đông khí hậu khắc nghiệt chênh nhau cả chục độ C khi sáng lạnh buốt, trưa nắng hanh, nhà nhiếp ảnh Phan Thoan đã từ biệt cõi tạm ở tuổi 96. Ông sinh ngày 11.11.1924 tại xã Đức Thủy, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nguyên cán bộ văn hóa nghệ thuật Ty Văn hóa - tỉnh Hà Tĩnh, Hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007.

55 năm, bức ảnh đã mang đến cho nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Phan Thoan nhiều vinh quang và tự hào, trở thành một “di vật” lịch sử cách mạng Việt Nam bằng hình ảnh. Năm 1966, bức ảnh “O du kích nhỏ” được trưng bày trong triển lãm ảnh toàn quốc. Năm 1967, bức ảnh được đưa lên tem thư của Bưu điện Việt Nam nhân dịp máy bay thứ 2.000 của Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc, con tem này đã được gửi đi 167 nước, gồm cả Mỹ. Bức ảnh đã giành Huy chương Vàng tại Sofia (Bungari) năm 1968, được chọn trưng bày nhân Đại hội Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ 9 ở Bungari với 138 nước tham dự, được phóng cao 8m trưng bày tại Thủ đô La Habana (CuBa).

Và năm 2007, “O du kích nhỏ” của NSNA Phan Thoan được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, một trong những tác phẩm kiệt tác của “Trăm năm kiệt tác nhiếp ảnh Việt Nam”.

Trong cuộc đời cầm máy của NSNA Phan Thoan, bức ảnh “O du kích nhỏ” như một tác phẩm để đời và là khoảnh khắc “vàng” mà ngay cả khi lúc bấm máy, chính tác giả cũng không thể ngờ được tầm cỡ, ý nghĩa và sức lan tỏa, sự thành công của tác phẩm sau này.

Ở đây, chính lịch sử oai hùng của cuộc kháng chiến đã góp phần nâng tầm vóc bức ảnh lên.

Biểu tượng của chiến thắng

“O du kích nhỏ” (tên đầu tiên là “Uy thế không lực Hoa Kỳ” hay “Giải giặc lái Mỹ”) chụp ngày 21.9.1965 là tác phẩm ảnh đen trắng có bố cục theo chiều thẳng đứng của nhà báo Phan Thoan (nguyên phóng viên Báo Hà Tĩnh lúc bấy giờ).

Bức ảnh miêu tả nữ dân quân đội mũ cối, vóc dáng nhỏ bé, 2 tay bồng súng, áp giải một phi công Mỹ cao lớn hơn cô rất nhiều. 2 nhân vật trong bức ảnh là nữ du kích Nguyễn Thị Kim Lai (ngày đó 17 tuổi, trú xã Phú Phong, Hương Khê, Hà Tĩnh) và phi công Mỹ William Andrew Robinson (22 tuổi). Ra đời trong bối cảnh không quân Mỹ oanh tạc dữ dội miền Bắc Việt Nam, tác phẩm đã gây được tiếng vang rất lớn trong dư luận Việt Nam và quốc tế, được coi là nguồn động viên cho cuộc chiến đấu của quân đội và nhân dân miền Bắc Việt Nam chống lại chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ.

Điều thú vị ở chỗ năm 1966, khi xem xong bức ảnh, nhà thơ Tố Hữu đã viết bốn câu thơ: “O du kích nhỏ giương cao súng/ Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu/ Ra thế! To gan hơn béo bụng/ Anh hùng đâu cứ phải mày râu!”.

Và cũng từ đây bức ảnh được đặt tên “O du kích nhỏ”. Nữ văn sỹ Pondra Cacti (Ấn Độ) bình luận: “Tôi đã xem nhiều bức ảnh của nhân loại, nhưng chưa có bức ảnh nào làm tôi rung động như bức ảnh này… Từ bức ảnh này, thế giới chẳng những đã hiểu thêm sự chiến đấu anh hùng của dân tộc Việt Nam mà còn biểu hiện lòng khâm phục tha thiết!”.

Bức ảnh như gợi lên hình ảnh: Việt Nam như “anh hùng David nhỏ bé” chiến thắng “tên khổng lồ Goliath”. Cũng từ cảm hứng bức ảnh này, năm 1995 đài NHK Nhật Bản đã hợp tác với xưởng phim Việt Nam mời ông Robinson năm xưa sang thăm Việt Nam và gặp lại “O du kích nhỏ” để làm phim.

Sau này khi trả lời phỏng vấn của truyền thông, bà Lai vẫn còn nhớ như in buổi sáng lịch sử ngày 20.9.1965 khi hàng chục máy bay Mỹ thả bom xuống cây cầu thuộc xã Lộc Yên, một chiếc bị trúng đạn bốc cháy, phi công nhảy dù xuống vùng núi Hương Khê. Nhận tín hiệu ứng cứu, 3 trực thăng của Mỹ đến yểm trợ, song một chiếc bị quân dân Hà Tĩnh bắn hạ, bốc cháy. 3 phi công tiếp tục bung dù xuống núi. 9h sáng hôm sau, tại cánh rừng ở xã Hương Trà, bà Lai phát hiện ra viên phi công Mỹ đang ngồi co ro, sợ hãi. Sau 3 phát súng chỉ thiên của nữ du kích, anh ta giơ tay đầu hàng. Nghe tiếng súng, mọi người chạy đến khống chế, trói tay phi công. Vài ngày sau, những phi công còn lại cũng bị bắt.

Lúc đó, bà Lai chỉ cao 1,5m, nặng 37kg. William Andrew Robinson cao 2,2m, nặng 120kg. Bà là người phát hiện đầu tiên, cũng nhỏ nhất trong tiểu đội nên mọi người đã để bà cầm súng giải phi công Mỹ về huyện. Trên đường về, nhà báo Phan Thoan đã chụp lại khoảnh khắc này. Và bức ảnh “O du kích nhỏ” đã trờ thành một trong những biểu tượng chiến thắng của dân tộc Việt Nam, không khuất phục trước những thế lực xâm lược to lớn nào.

Thành công của nhà nhiếp ảnh Phan Thoan với bức ảnh để đời “O du kích nhỏ” làm ta nhớ đến phóng viên ảnh Nick Út với bức ảnh lịch sử “Em bé Napalm”. Dù sau này, cả Phan Thoan cũng như Nich Út còn chụp nhiều bức ảnh giá trị khác, nhưng dấu mốc trong đời họ khắc sâu trong trái tim khán giả vẫn là một tác phẩm sống mãi cùng lịch sử.

Với Phan Thoan, điều đặc biệt ở chỗ những phóng viên ảnh Việt Nam ra trận thời đó vừa là phóng viên vừa là chiến sĩ. Họ ra trận mà không được trang bị những kỹ năng chiến trường cần thiết của một phóng viên ảnh mà chỉ bằng lòng dũng cảm và quyết tâm phản ánh sự thật khốc liệt của cuộc chiến...

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Nhiếp ảnh gia mù chụp ảnh bằng âm thanh

Gia Minh |

Nhiếp ảnh gia khiếm thị Pranav Lal đã chụp được hình bóng của mình in xuống bể bơi. Anh sử dụng công nghệ âm thanh audio The vOICe để nhìn. Công nghệ này chuyển đổi những hình ảnh thị giác thành âm thanh.

Sách ảnh “Tượng gỗ Tây Nguyên”: Khi nhiếp ảnh kết hợp với nghiên cứu

Việt Văn |

Tình cờ khi chấm cùng anh tại cuộc thi ảnh nghệ thuật toàn quốc 2020, tôi được nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Phong (Gia Lai) tặng cuốn sách “Tượng gỗ Tây Nguyên”. Một cuốn sách quý và đẹp gợi nhiều suy nghĩ về sự lựa chọn đối tượng, chủ đề cho nhiếp ảnh, cũng như cách kết hợp thú vị của nhiếp ảnh gia và nhà nghiên cứu.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Nhiếp ảnh gia mù chụp ảnh bằng âm thanh

Gia Minh |

Nhiếp ảnh gia khiếm thị Pranav Lal đã chụp được hình bóng của mình in xuống bể bơi. Anh sử dụng công nghệ âm thanh audio The vOICe để nhìn. Công nghệ này chuyển đổi những hình ảnh thị giác thành âm thanh.

Sách ảnh “Tượng gỗ Tây Nguyên”: Khi nhiếp ảnh kết hợp với nghiên cứu

Việt Văn |

Tình cờ khi chấm cùng anh tại cuộc thi ảnh nghệ thuật toàn quốc 2020, tôi được nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Phong (Gia Lai) tặng cuốn sách “Tượng gỗ Tây Nguyên”. Một cuốn sách quý và đẹp gợi nhiều suy nghĩ về sự lựa chọn đối tượng, chủ đề cho nhiếp ảnh, cũng như cách kết hợp thú vị của nhiếp ảnh gia và nhà nghiên cứu.