Nhiếp ảnh gia mù chụp ảnh bằng âm thanh

Gia Minh |

Nhiếp ảnh gia khiếm thị Pranav Lal đã chụp được hình bóng của mình in xuống bể bơi. Anh sử dụng công nghệ âm thanh audio The vOICe để nhìn. Công nghệ này chuyển đổi những hình ảnh thị giác thành âm thanh.

Cách những nhiếp ảnh gia mù nắm bắt thế giới xung quanh

Họ làm cách nào? Đây là câu mà mọi người thường hay hỏi nhất khi lần đầu tiên nghe về những bức ảnh do người khiếm thị chụp. Câu trả lời cũng giống như câu hỏi rộng hơn: Làm thế nào để mọi người chụp được ảnh?

Nó phụ thuộc vào thể loại ảnh mà những người chụp khác nhau muốn, vào tình huống mà chính họ nhìn thấy, vào động cơ và mục đích đa dạng...

Máy móc phục vụ nhiếp ảnh về cơ bản rất đơn giản: Nó được thiết kế để bắt ánh sáng có trên các vật thể bằng thấu kính cùng các quy trình cơ học cho dù chúng sẽ thay đổi, công nghệ được nâng cấp liên tục song về mặt nguyên tắc thì không thay đổi. Bị khiếm thị hay không, cứ có máy ảnh, có đối tượng và mong muốn tạo ra hình ảnh trực quan về đối tượng đó, thì người chụp sẽ hướng ống kính về đối tượng và nhấn nút.

Này, nhanh lên! Đã chụp xong một bức bình!

Một số người (không bị khiếm thị) cực kỳ thành thạo trong việc thao tác với các thiết bị đo sáng, độ dài phơi sáng, điều chỉnh màu sắc, âm sắc... Một số người thì không, cũng mù tịt về nhiếp ảnh.

Những người bình thường sẽ nhìn hình ảnh theo hàng trăm cách khác nhau để chụp. Các nhiếp ảnh gia giỏi nhất trên thế giới lại thường sử dụng những chiếc máy ảnh đơn giản nhất theo những cách đơn giản nhất. Song các nhiếp ảnh gia có kỹ năng, kỹ thuật cao nhất, sử dụng thiết bị tiên tiến nhất cũng không thể đảm bảo được rằng người xem sẽ thấy những bức ảnh của họ thú vị, đẹp, hữu ích hay có giá trị.

Hơn nữa, không một người chụp nào, dù có tài giỏi đến đâu, có thể biết được một bức ảnh bất kỳ sẽ như thế nào. Hầu hết nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều chụp nhiều ảnh để tìm ra bức thành công nhất.

Giống như mọi nhiếp ảnh gia khác, nhiếp ảnh gia mù cũng có ý tưởng về những gì anh ta/ cô ta muốn đạt được. Người khiếm thị cũng có mục đích hoặc mong muốn khi chụp ảnh. Giống như bất kỳ người chơi ảnh nào, họ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ, lời khuyên thiết thực từ những người khác: Cách điều chỉnh thông số máy ảnh, thiết lập đối tượng, cách sử dụng các thiết bị đơn giản của máy ảnh...

Người khiếm thị chụp ảnh cũng giống như bất kỳ người chụp ảnh nào khác, theo CNN.

PTanvir Bush bị mù hoàn toàn do một căn bệnh thoái hóa dẫn đến mất thị lực ngoại vi và cuối cùng là mù lòa. Cô là một trong số các nhiếp ảnh gia của thế giới có tác phẩm nằm trong cuốn sách "The Blind Photographer" (tạm dịch: Nhiếp ảnh gia khiếm thị) của Redstone Press nói rằng, nhiếp ảnh đã giải phóng cô. "Trước đây, tôi từng làm việc với tư cách là một nhà sản xuất phim. Vì vậy, tôi rất phấn khích khi tìm thấy tiếng nói độc đáo của riêng mình thông qua nhiếp ảnh. Đó là một bước đột phá về sáng tạo rất lớn đối với tôi" - Bush cho tờ Guardian hay.

Nhiếp ảnh gia người Anh Martin Parr mô tả cuốn sách là "một sự mặc khải" và cũng lưu ý rằng, cách các nhiếp ảnh gia mù "nắm bắt cảm giác về thế giới và mối quan hệ của họ với nó thông qua nhiếp ảnh thường tao nhã và hấp dẫn như các nhiếp ảnh gia có thị giác".

Tuy nhiên, làm thế nào để một nhiếp ảnh gia mù xoay sở bằng cách nào đó “nhìn thấy” và biến đổi thế giới thông qua một chiếc máy ảnh? Thực tế, nhiều nhiếp ảnh gia khiếm thị làm việc với trợ lý để tư vấn cho họ về vị trí máy ảnh và bố cục, trong khi những người khác sử dụng công nghệ kỹ thuật số tiên tiến, Guardian thông tin.

Nhờ công nghệ The vOICe, nhiếp ảnh gia khiếm thị Pranav Lal “nhìn thấy” bắc cực quang. Ảnh minh hoạ về bắc cực quang, nguồn: AFP.
Nhờ công nghệ The vOICe, nhiếp ảnh gia khiếm thị Pranav Lal “nhìn thấy” bắc cực quang. Ảnh minh hoạ về bắc cực quang, nguồn: AFP.

Chụp ảnh bằng âm thanh: Thách thức lớn nhất là "đọc" âm thanh

Pranav Lal - một nhà tư vấn đến từ New Delhi - bị mù bẩm sinh, song nay anh có thể "nhìn thấy" nhờ công nghệ The vOICe biến hình ảnh trực tiếp từ camera thành âm thanh. Khi máy ảnh quét từ trái sang phải, cao độ của âm thanh biểu thị độ cao của đối tượng, trong khi âm lượng xác định độ sáng. Bằng cách học lắng nghe sự tinh tế của tiếng ồn, bạn có thể có một định dạng của thị giác chức năng.

Trong kỳ nghỉ ở Iceland vài năm trước, Pranav Lal đã nghe về bắc cực quang. Khi chúng chiếu sáng phía trên đầu Lal, anh nghe thấy tiếng động lướt qua nhanh, the thé - anh nhớ lại. Từ những âm thanh này, hình dạng và mô hình xuất hiện, từ chúng, những hình ảnh.

Kỹ sư người Hà Lan Peter Meijer đi tiên phong trong công nghệ này vào những năm 1980, nay The vOICe đã có bước phát triển đáng kể. Thông qua trang web của kỹ sư Meijer là Seeing with Sound, nó có thể tích hợp sẵn với máy ảnh song được sử dụng miễn phí cho thiết bị di động dùng hệ điều hành Android, máy tính Raspberry Pi và dưới dạng ứng dụng (app). Do đó, Lal thậm chí còn sử dụng phần mềm này trên máy tính xách tay, cho phép anh mua sắm trực tuyến và xem hình ảnh về không gian bên ngoài.

Kỹ sư Meijer cho CNN hay rằng: "Thách thức lớn là học cách giải mã những âm thanh đó". "Việc diễn giải cảnh âm thanh thật khó. Bạn phải xác định những gì chúng đang nói với bạn" - Lal cũng đồng tình.

Điều này cũng lý giải vì sao Lal chuyển sang môn nhiếp ảnh vào đầu những năm 2000. "Tôi đăng ký vào danh sách nhận email từ Seeing with Sound và dần dần đặt ra câu hỏi: Tôi nghe thấy âm thanh như thế này, thì nó có thể nghĩa là gì? Tôi chia sẻ với thế giới những gì tôi đang nhìn thấy để họ có thể trả lời câu hỏi của tôi" - Lal giải thích.

Những gì bắt đầu như một cách để giải thích các đối tượng đã trở thành một sở thích, trong đó anh tập trung vào phong cảnh và kiến trúc. Với âm thanh hướng dẫn, Lal dùng kính thông minh để định vị chiếc máy ảnh của mình. "Đối với tôi, hơn cả nhiếp ảnh, đó là hành trình khám phá và quan sát môi trường. Bây giờ, khi đi du lịch, tôi có thể là 'một du khách thực sự'. Tôi trố mắt nhìn vì tôi quan tâm đến khoa học" - Lal cho biết.

Ảnh của Lal được chia sẻ rộng rãi và anh dần đã có mối quan hệ với các nhiếp ảnh gia trong các chuyến du lịch của mình. Những cuộc chuyện trò của anh làm nổi bật những điểm tương đồng và cả khác biệt trong hành trình theo đuổi nhiếp ảnh của họ. "Hầu hết việc chụp ảnh của tôi là với ánh sáng, bóng tối và hình dạng. Song tôi phát hiện ra là... các nhiếp ảnh gia (không bị mù) còn sáng tác với màu sắc" - Lal chia sẻ.

Hơn nữa, anh ngạc nhiên rằng, ngay cả với những người không bị khiếm thị, việc mô tả về nhiếp ảnh là phổ biến. "Nếu bạn đi xem một cuộc triển lãm, mọi hình ảnh đều được chú thích. Có vẻ như ngay cả đối với người bình thường, bối cảnh của bức ảnh là cơ sở để đánh giá cao (nó) ở một mức độ nào đó" - Lal nói.

Các chuyến đi của Lal nay bị hạn chế bởi COVID-19, nhưng khi thế giới thoát khỏi đại dịch, anh muốn trải nghiệm trên những ngọn núi ở Bán đảo Kamchatka của Nga, xem bắc cực quang và đi bộ dưới đáy biển dưới sự hỗ trợ của kính thông minh vOICe để "xem mọi thứ trông như thế nào dưới đáy đại dương".

Lal ca ngợi phần mềm miễn phí và linh hoạt của Meijer và tiếp tục thử nghiệm điều chỉnh nó với phần cứng mới để tăng cường thị giác của anh hơn nữa. Ví dụ, vOICe kết hợp với chức năng LIDAR của iPhone 12 Pro để có thể tăng độ sâu cho tầm nhìn của anh.

"Tôi cho rằng có rất nhiều tính năng có thể cải tiến. Tôi nghĩ chúng ta có thể vượt ra khỏi tầm nhìn tự nhiên, hoặc ít nhất là sử dụng các loại cảm biến khác để thay thế cho tầm nhìn tự nhiên" - theo Lal.

Nhưng đối với tất cả bước tiến nhảy vọt trong công nghệ, đôi khi những chức năng quan trọng nhất của chúng lại nằm trong những thứ hàng ngày. Hồi tháng 11, Lal đang ở một khu nghỉ dưỡng của Ấn Độ và cần phòng tắm. Anh bước vào khu vệ sinh nam và không cảm nhận được cái gì. Nếu bị mù, bạn sử dụng một cây gậy dò dẫm theo cách của bạn, song anh không muốn sờ lần cái gì. Anh thấy một chùm ánh sáng, một thứ gì đó mờ mờ phía trước. Hoá ra, đó là một cái bồn rửa tay... Anh tiếp tục bước tới và nhìn thấy những bức vách cao ở khoảng cách khác nhau. Các vách ngăn. Nó có thể là bồn tiểu, vì vậy, anh quay lại, lấy chính mình làm trung tâm và tiến lên phía trước, chạm tới bồn tiểu mà không cần rờ rẫm vào những thứ khác để định vị, Lal cho biết.

"Nếu không có vOICe, tôi sẽ phải cảm nhận mọi thứ và ai biết được điều gì ở đó. Nó mang lại cho tôi chút quyền tự chủ và rất nhiều thông tin" - Lal tâm sự.

Gia Minh
TIN LIÊN QUAN

Sách ảnh “Tượng gỗ Tây Nguyên”: Khi nhiếp ảnh kết hợp với nghiên cứu

Việt Văn |

Tình cờ khi chấm cùng anh tại cuộc thi ảnh nghệ thuật toàn quốc 2020, tôi được nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Phong (Gia Lai) tặng cuốn sách “Tượng gỗ Tây Nguyên”. Một cuốn sách quý và đẹp gợi nhiều suy nghĩ về sự lựa chọn đối tượng, chủ đề cho nhiếp ảnh, cũng như cách kết hợp thú vị của nhiếp ảnh gia và nhà nghiên cứu.

Nhiếp ảnh gia Việt Nam đoạt giải cuộc thi ảnh đẹp nhất về thời tiết 2020

Song Minh |

Nhiếp ảnh gia Việt Nam đoạt giải trong cuộc thi ảnh đẹp nhất về thời tiết "Weather Photographer of the Year 2020".

"Bật mí" hậu trường bức ảnh đoạt giải Nhiếp ảnh gia Động vật hoang dã

Khánh Minh |

Giải thưởng Nhiếp ảnh gia Động vật hoang dã danh giá của năm được trao cho Sergey Gorshkov với bức ảnh con hổ cái Amur ôm cây.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Sách ảnh “Tượng gỗ Tây Nguyên”: Khi nhiếp ảnh kết hợp với nghiên cứu

Việt Văn |

Tình cờ khi chấm cùng anh tại cuộc thi ảnh nghệ thuật toàn quốc 2020, tôi được nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Phong (Gia Lai) tặng cuốn sách “Tượng gỗ Tây Nguyên”. Một cuốn sách quý và đẹp gợi nhiều suy nghĩ về sự lựa chọn đối tượng, chủ đề cho nhiếp ảnh, cũng như cách kết hợp thú vị của nhiếp ảnh gia và nhà nghiên cứu.

Nhiếp ảnh gia Việt Nam đoạt giải cuộc thi ảnh đẹp nhất về thời tiết 2020

Song Minh |

Nhiếp ảnh gia Việt Nam đoạt giải trong cuộc thi ảnh đẹp nhất về thời tiết "Weather Photographer of the Year 2020".

"Bật mí" hậu trường bức ảnh đoạt giải Nhiếp ảnh gia Động vật hoang dã

Khánh Minh |

Giải thưởng Nhiếp ảnh gia Động vật hoang dã danh giá của năm được trao cho Sergey Gorshkov với bức ảnh con hổ cái Amur ôm cây.