Đại hội Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh nhiệm kỳ IX: Nhiếp ảnh và chuyện “mắc lưới”!

Việt Văn |

Từ ngày 10 đến 12.10, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam nhiệm kỳ IX (2020-2025) diễn ra tại Hà Nội. Đúng ra theo kế hoạch, Đại hội tổ chức vào tháng 12.2019 nhưng vì những lá đơn kiện và sau đó là dịch bệnh COVID-19, đại hội bị chậm gần 1 năm.

Câu chuyện nhân sự

Sau một thời gian dài để tiến hành xử lý kỷ luật lãnh đạo hội theo đúng quy trình, ổn định tổ chức, Đại hội mới đủ điều kiện để tổ chức, tất nhiên dự báo sóng ngầm và cả những ý kiến phản biện quyết liệt về công tác của nhiệm kỳ VIII sẽ diễn ra.

Nhân sự vẫn là câu chuyện nóng. Bầu một Chủ tịch mới giỏi nghề và giỏi tập hợp, đoàn kết anh em cũng như đề ra phương hướng đúng đắn để đưa nhiếp ảnh Việt Nam tiến lên một tầm cao mới xem ra là bài toán khó chưa có lời giải. Cá nhân này được mặt này thì mất mặt kia, khó ai toàn vẹn. Nhưng có lẽ chuyện giỏi nghề chưa quan trọng bằng cái tâm, cái đức sáng và khả năng quy tụ hội viên dưới một mái nhà chung. Bởi trong thời buổi hiện nay, yếu tố đoàn kết trở thành then chốt.

Cùng với Ban chấp hành mới là một Hội đồng nghệ thuật và Ban lý luận phê bình mới. 5 năm trước, Đại hội đã trực tiếp bầu ra một Hội đồng nghệ thuật còn năm nay theo quy chế thì Ban chấp hành mới sẽ bầu Hội đồng nghệ thuật.

Hội đồng nghệ thuật không phải chỉ là tập hợp những nghệ sĩ chụp ảnh giỏi, nhiều thành tích mà còn phải là những chuyên gia thẩm định ảnh giỏi, có khả năng lý luận, phân tích, đánh giá một bức ảnh... nói gọn là biết “đọc ảnh” chuẩn xác, ở nhiều thể loại khác nhau từ hiện thực đến trừu tượng, ý niệm.

Hội đồng nghệ thuật cũng không phải là thợ chấm mà hơn thế cùng với Ban lý luận phê bình tổ chức, hướng dẫn những khóa tập huấn, trại sáng tác về nhiếp ảnh, để nâng cao, định hướng sáng tác cho hội viên.

Đang thiếu những khoảnh khắc sống động của cuộc sống

Tiếng Anh có một câu rất hay “Think outside the box” (tạm dịch: Nghĩ ra ngoài chiếc hộp).

Nhiếp ảnh Việt có nhiều tay máy trẻ tài hoa và giàu ý tưởng nhưng để có một nền nhiếp ảnh Việt mạnh mẽ, giàu cá tính thì đường còn dài. Nhấn mạnh dòng ảnh hiện thực như là dòng chủ lưu của nhiếp ảnh Việt Nam là phương hướng của Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam từ nhiều năm nay, nhưng ảnh hiện thực của ta còn giả nhiều.

Việc dàn dựng hiện thực quá nhiều, làm sai lạc bản chất cuộc sống, đặc biệt là yếu tố văn hóa bản địa của các dân tộc thiểu số vùng cao nhiều khi bị méo mó đi qua các bức ảnh. Nhiều tay máy mải mê tạo dựng hiện trường như cảnh phim, dỡ cả ngói mái nhà để tạo sáng xẹt, bày đặt thêm các vật dụng, sản phẩm vào bối cảnh để làm đầy khung cảnh. Và khá nhiều bức ảnh đó lại thắng giải, làm cho tác giả lại càng hào hứng và tin tưởng vào con đường theo đuổi.

Việc trả công và “xây dựng” những “người mẫu” ông già, bà già trở thành chuyên nghiệp cũng tạo ra mặt trái của nó. Các trại sáng tác liên tiếp tổ chức nhưng tác phẩm hay, đọng lại không nhiều. Có lẽ đã đến lúc nên phân chia ra theo loại: Trại phong trào và trại sáng tác đầu tư chiều sâu.

Các cuộc thi ảnh ngày càng nhiều hơn, số lượng ảnh dự thi ngày càng “khủng khiếp”, giám khảo hoa mắt và mệt mỏi hơn với những bức ảnh vô hồn, na ná giống nhau ở cùng góc chụp, cùng cách bấm dễ dãi. Cần lắm một sự thay đổi hẳn cơ chế thi ảnh và chấm ảnh, từ việc có thể chỉ cho miễn phí vài ba ảnh, sau là đóng tiền, từ việc có ban sơ khảo để loại ảnh “rác” ở ngoài, từ việc phân chia nhỏ ra nhiều thể loại, nhiều ban giám khảo…

Việc phát triển nhiếp ảnh theo hướng phong trào và đỉnh cao cũng cần cân nhắc thật thấu đáo. Có nhất thiết phải xóa bỏ những “vùng trắng” trong ảnh không, khi theo nghề nhiếp ảnh đòi hỏi chi phí, thời gian và nỗ lực không nhỏ…? Việc xét kết nạp Hội viên cần xiết chặt hơn nữa, để làm sao 2 chữ “nghệ sĩ” trong nhiếp ảnh thực sự xứng đáng, bởi nói đến nghệ sĩ là nói đến sáng tạo.

Nhiếp ảnh Việt đang thiếu những khoảnh khắc sống động của cuộc sống, những khoảnh khắc quyết định như chữ dùng của bậc thày nhiếp ảnh nổi tiếng người Pháp Henri Bresson. Nó là dạng ảnh hiện thực, không tô vẽ, phù phép qua các phần mềm kỹ xảo và xuất hiện cả ở ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật. Ở cả 2 lĩnh vực này, khả năng “tóm lấy” những giây khắc đắt giá đều tạo nên những tác phẩm xuất sắc.

Sự trong trẻo, hồn nhiên khi nắm bắt những khoảnh khắc giàu ý nghĩa của cuộc sống, với một góc nhìn thẩm mỹ tinh tế mới có thể tạo ra những tác phẩm có sức sống lâu bền, mang giá trị lan tỏa, hiệu ứng xã hội. Hơn thế nhiếp ảnh phải trở thành phương tiện hiệu quả và đáng tin cậy để lưu giữ ký ức, mang giá trị tư liệu và lịch sử cho hôm nay và mai sau, như câu nói quen thuộc “một bức ảnh bằng ngàn lời nói”.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

''Hà Nội 1967 - 1975’’ qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia người Đức

LÊ QUANG VINH |

Triển lãm ảnh ''Hà Nội 1967 - 1975’’ của Thomas Billhardt - một trong những nhiếp ảnh gia đặc biệt nhất của Cộng hoà Dân chủ Đức (trước đây) - đã được khai mạc vào tối 3.10.2020 tại Hà Nội. Triển lãm này hẳn sẽ thu hút không chỉ với những người dân Thủ đô…

Nét đẹp mê hoặc của người Việt qua con mắt của nhiếp ảnh gia người Pháp

THANH NGA |

Hơn 10 năm định cư tại Việt Nam, Réhahn - nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp đã rong ruổi khắp mọi miền để chụp những bức ảnh về phong cảnh và con người của vùng đất mà anh gọi là "nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tạo" của mình. Nét đẹp người Việt qua con mắt của anh thực sự tinh tế và thu hút người xem.

Khám phá Việt Nam qua những tác phẩm nhiếp ảnh đẹp

LÊ QUANG VINH |

Chiều 21.9.2020, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội, đã diễn ra lễ trao giải và khai mạc triển lãm ''Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình Di sản 2020’’ (giới thiệu 16 tác phẩm và bộ ảnh đoạt giải) cùng 30 tác phẩm thực hiện trong Chương trình photo tour 2020 “Viễn du miền duyên hải”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

''Hà Nội 1967 - 1975’’ qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia người Đức

LÊ QUANG VINH |

Triển lãm ảnh ''Hà Nội 1967 - 1975’’ của Thomas Billhardt - một trong những nhiếp ảnh gia đặc biệt nhất của Cộng hoà Dân chủ Đức (trước đây) - đã được khai mạc vào tối 3.10.2020 tại Hà Nội. Triển lãm này hẳn sẽ thu hút không chỉ với những người dân Thủ đô…

Nét đẹp mê hoặc của người Việt qua con mắt của nhiếp ảnh gia người Pháp

THANH NGA |

Hơn 10 năm định cư tại Việt Nam, Réhahn - nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp đã rong ruổi khắp mọi miền để chụp những bức ảnh về phong cảnh và con người của vùng đất mà anh gọi là "nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tạo" của mình. Nét đẹp người Việt qua con mắt của anh thực sự tinh tế và thu hút người xem.

Khám phá Việt Nam qua những tác phẩm nhiếp ảnh đẹp

LÊ QUANG VINH |

Chiều 21.9.2020, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội, đã diễn ra lễ trao giải và khai mạc triển lãm ''Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình Di sản 2020’’ (giới thiệu 16 tác phẩm và bộ ảnh đoạt giải) cùng 30 tác phẩm thực hiện trong Chương trình photo tour 2020 “Viễn du miền duyên hải”.