Đội chiêng nữ đặc biệt của đồng bào Ê Đê ở Tây Nguyên

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Với cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống tại Tây Nguyên, đặc biệt là với người Ê Đê thì cồng chiêng không đơn thuần chỉ là một loại nhạc cụ mà mà là báu vật tinh thần, gắn bó mật thiết với họ trong suốt quá trình từ khi sinh ra, lớn lên và mất đi. Tuy cuộc sống hiện đại có nhiều loại âm nhạc thay thế nhưng với đồng bào nơi đây, không âm thanh nào có thể thay thế được nhịp cồng chiêng.

Đội chiêng nữ đặc biệt

Đối với đồng bào Ê Đê, theo phong tục, chỉ có nam giới được đánh chiêng. Nhưng ở Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk lại có dàn chiêng nữ Jho của người Ê Đê Bih, là một nhánh của dân tộc Ê Đê. Riêng phong tục của người nơi đây là phụ nữ sẽ gìn giữ nhịp chiêng của buôn làng.

Từ lâu đời, đồng bào Ê Đê Bih đã chọn vùng đất bên dòng sông Krông Ana thơ mộng để sinh sống, làm ăn. Bao đời nay, tiếng chiêng nữ vẫn được duy trì như mạch nguồn dòng sông chảy mãi của buôn làng.

Ngoài những ngày đi rẫy lên nương, lúc rảnh rỗi, bà H'Nuah Êban lại say sưa với việc gìn giữ nhịp chiêng của buôn làng. Với bà, chiêng không thể thiếu được trong đời sống phụ nữ Ê Đê Bih.

Bà H'Nuah cho rằng đôi chiêng cổ của bà phải đánh và múa nhẹ nhàng không được quá nhanh hay quá vội, chủ yếu dành để phục vụ lễ hội. Với người Ê Đê Bih, dàn chiêng Jho rất quan trọng, nó đi liền với các hoạt động sinh hoạt văn hoá, lễ hội.

Chiêng Jho của người Ê Đê Bih gồm 6 chiếc được phân thành 3 cặp chiêng gồm cặp chiêng mẹ, cặp chiêng cha và cặp chiêng con, dàn chiêng này được ví như một gia đình đầy đủ. Khi diễn tấu, đội chiêng nữ sẽ di chuyển vòng tròn. Gắn với dàn chiêng là điệu múa đặc trưng của đồng bào nơi đây.

Được biết, chiêng nữ khi đánh phải xách lên và đi cùng đội múa, khởi đầu, trống Hgơr sẽ giữ nhịp cho toàn bộ dàn chiêng. Khi tiếng trống vang lên thì dàn chiêng cũng bắt nhịp theo và tạo ra hợp âm dịu dàng, nhẹ nhàng mang nét đặc trưng riêng. Thường người lớn tuổi, có kinh nghiệm nhất sẽ phụ trách đánh trống.

Nghệ nhân H'Săn, người đang đảm nhiệm vai trò đánh trống Hgơr, là nghệ nhân đánh trống duy nhất ở khu vực nói trên. Đánh được trống Hgơr là việc rất khó cần luyện tập nhiều nên dù đã 80 tuổi, nhưng bà H'Săn vẫn trăn trở về việc tìm người duy trì tiếng trống của dàn chiêng.

Khơi dậy niềm đam mê cho lớp trẻ

Giai điệu của chiêng của phụ nữ Ê Đê Bih lúc dồn dập, lúc nhẹ nhàng… thể hiện được nhịp sống của con người Tây Nguyên trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Chiêng Jhô không chỉ là tài sản quý giá, mà còn góp phần chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống của người Ê Đê Bih.

Các bạn trẻ tập chơi Chiêng tre hay còn gọi là Ching kram - theo tiếng Ê Đê. Ảnh: Bảo Trung
Các bạn trẻ tập chơi Chiêng tre hay còn gọi là Ching kram - theo tiếng Ê Đê. Ảnh: Bảo Trung

Gìn giữ chiêng nữ Jhô ở thị trấn Buôn Trấp hiện có 30 người phụ nữ, lớn nhất là 80 tuổi, nhỏ nhất là 6 tuổi. Thường con gái Ê Đê Bih từ nhỏ đã được nghe chiêng, đánh chiêng. Sau nhiều tháng truyền dạy, nhiều em gái nhỏ tuổi tại Buôn Trấp từ chỗ không biết cầm chiêng, gõ chiêng, múa xoang thì nay đã đánh được các bài chiêng truyền thống như đón khách, cúng lúa mới, cúng bến nước.

Em H'Trúc Êban (khu vực trên) chia sẻ: “Sau khi tham gia đánh cồng chiêng, em rất vui vì được các bà dạy nhiệt tình và đưa đi nhiều nơi để biểu diễn. Cháu rất tự hào và yêu thích về cồng chiêng của dân tộc mình và sẽ cố gắng chơi thật tốt”.

Sau Chiêng tre, các bạn trẻ sẽ được những người có kinh nghiệm hướng dẫn kỹ năng chơi chiêng bằng đồng. Ảnh: Bảo Trung
Các bạn trẻ sẽ được những người có kinh nghiệm hướng dẫn kỹ năng chơi chiêng bằng đồng vào những dịp đặc biệt. Ảnh: Bảo Trung

Tại buôn Tuôr, xã Hoà Phú, TP.Buôn Ma Thuột, một đội chiêng nữ đã hình thành từ năm 2018. Khi được học đánh chiêng, các cô gái với tuổi đời mới mười tám đôi mươi nơi đây rất say mê tìm hiểu và học hỏi kỹ năng để đánh chiêng thành thạo… thể hiện tinh thần cộng đồng, đoàn kết, cùng nhau phát triển.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Giá trị của quả bầu trong văn hóa, sinh hoạt hằng ngày của người Ê Đê

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Quả bầu đã và đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống, văn hóa và tín ngưỡng của người Ê đê tại tỉnh Đắk Lắk

Mòn mỏi tìm truyền nhân cho giai điệu nổi tiếng của đồng bào Ê Đê

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ở tỉnh Đắk Lắk, chỉ còn một số ít cụ già người Ê Đê còn hát được điệu Ayray nổi tiếng của đồng bào mình. Dù đã rất nỗ lực nhưng họ vẫn chưa tìm được thế hệ kế cận để chỉ dạy nhằm bảo lưu những giá trị truyền thống từ bao đời nay.

Lời nói vần của người Ê Đê ở Đắk Lắk trở thành di sản phi vật thể quốc gia

Phan Tuấn |

Trong kho tàng văn hóa dân gian, lời nói vần của người Ê Đê ở huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) là một thể loại văn học đầy chất trữ tình. Hiện nay, nét đặc trưng văn hóa này của người Ê Đê đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thư chúc mừng Xuân Giáp Thìn 2024 của đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Nguyễn Đình Khang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam |

Thư chúc mừng Xuân Giáp Thìn 2024 của đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Linh thiêng khoảnh khắc chào cờ đầu năm mới nơi địa đầu Tổ quốc

Tân Văn |

Đã thành thông lệ, cứ vào sáng Mùng 1 Tết Nguyên đán, các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đồng loạt thực hiện nghi thức chào cờ.

Ăn Tết và chơi Tết qua góc nhìn của các thế hệ

Nhóm PV |

Ngày Tết là Tết chung, Tết của mọi nhà. Thế nhưng, với những người trẻ, đặc biệt là gen Z so với thế hệ trước, tâm thái đón Tết lại không hề giống nhau.

Đi thuyền trên sông Nho Quế ngắm trọn hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Đi thuyền trên sông Nho Quế để ngắm trọn vẻ đẹp hùng vĩ của hẻm Tu Sản, hẻm vực cao nhất Đông Nam Á là một trải nghiệm được nhiều người lựa chọn trong chuyến du xuân đến với Cao nguyên đá Đồng Văn.

Xếp hàng xin chữ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày mùng 1 Tết

HẢI NGUYỄN - KHÁNH AN |

Mùng 1 Tết, rất đông người dân đã có mặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.

Giá trị của quả bầu trong văn hóa, sinh hoạt hằng ngày của người Ê Đê

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Quả bầu đã và đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống, văn hóa và tín ngưỡng của người Ê đê tại tỉnh Đắk Lắk

Mòn mỏi tìm truyền nhân cho giai điệu nổi tiếng của đồng bào Ê Đê

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ở tỉnh Đắk Lắk, chỉ còn một số ít cụ già người Ê Đê còn hát được điệu Ayray nổi tiếng của đồng bào mình. Dù đã rất nỗ lực nhưng họ vẫn chưa tìm được thế hệ kế cận để chỉ dạy nhằm bảo lưu những giá trị truyền thống từ bao đời nay.

Lời nói vần của người Ê Đê ở Đắk Lắk trở thành di sản phi vật thể quốc gia

Phan Tuấn |

Trong kho tàng văn hóa dân gian, lời nói vần của người Ê Đê ở huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) là một thể loại văn học đầy chất trữ tình. Hiện nay, nét đặc trưng văn hóa này của người Ê Đê đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.